Trẻ em bị nhiệt miệng cần ăn gì và kiêng ăn gì cho nhanh khỏi là mối bận tâm chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi tình trạng nhiệt miệng không chỉ khiến trẻ chịu nhiều cơn đau rát, ăn uống kém ngon miệng mà lâu ngày có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn các thực phẩm phù hợp để khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất, tăng cường đề kháng tốt hơn cho trẻ.
I. Nguyên nhân gây tình trạng nhiệt miệng ở trẻ
Nhiệt miệng là tình trạng rất phổ biến mà bất kỳ ai cũng từng mắc phải trong đời, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Trong đó trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiệt miệng.
Các vết loét nhiệt miệng thường xuất hiện tại mặt trong của má, môi, lưỡi, trên nướu. Với biểu hiện ban đầu là một đốm trắng nhỏ có dạng hình oval hoặc tròn, vùng da quanh vết loét thường sưng đỏ.
Khi bị nhiệt miệng trẻ sẽ cảm thấy vô cùng đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống, nuốt nước bọt và nói cười. Ở một số trẻ có thể gặp tình trạng sốt, sưng hạch bạch huyết.
Trẻ bị nhiệt miệng thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
- Cơ thể trẻ bị thiếu nước và thường xuyên ăn nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ dẫn đến bị nóng nhiệt trong người và gây ra các vết lở loét ở niêm mạc miệng.
- Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày trẻ vô tình cắn phải môi, má, lưỡi gây ra các tổn thương và hình thành vết viêm loét.
- Căng thẳng, mất ngủ, mắc các bệnh lý khiến hệ miễn dịch bị suy yếu cũng là cơ hội để các vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây tình trạng nhiệt miệng ở trẻ.
- Mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,… hoặc chải răng sai cách, dùng các sản phẩm kem đánh răng không phù hợp cũng khiến trẻ dễ bị nhiệt miệng.
- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất sắt, kẽm, vitamin B6, B2, vitamin C, axit folic.
- Trẻ đang gặp phải các vấn đề sức khỏe ở gan khiến quá trình thải độc tố không diễn ra thuận lợi. Điều này cũng làm cho độc tố có thể tích tụ ở niêm mạc miệng và gây ra các vết lở loét.
- Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì cũng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng.
II. Tác hại nhiệt miệng ở trẻ em
Thông thường nhiệt miệng không quá nguy hiểm hay đe dọa gì đến tính mạng và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn.
Thế nhưng, khi mắc bệnh trẻ sẽ gặp phải nhiều trở ngại trong việc ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc răng miệng hằng ngày. Nhiều trẻ có thể bị chán ăn, bỏ ăn, thường xuyên quấy khóc, chảy nước dãi, ngủ không ngon giấc.
Điều này nếu kéo dài lâu ngày có thể làm cho trẻ vô cùng mệt mỏi, ăn uống không đủ chất khiến cơ thể suy nhược, dễ mắc thêm các bệnh vặt.
Vì vậy, phụ huynh không nên xem nhẹ mà cần sớm có biện pháp chữa trị kịp thời để trẻ không bị hành hạ bởi những triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra nữa.
III. Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi?
Để vết loét nhiệt miệng mau khỏi, một giải pháp khá hữu hiệu mà phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng đó chính là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Bằng cách chọn những thực phẩm tốt cho việc chữa nhiệt miệng như:
1. Các loại rau củ, trái cây
Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi không thể thiếu rau củ, trái cây tươi vào thực đơn hằng ngày.
Rau củ, trái cây tươi là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng dồi dào các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Bổ sung các chất này sẽ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các tổn thương lên niêm mạc miệng, giảm nguy cơ vết loét phát triển nặng.
2. Thực phẩm có chứa nhiều axit folic
Trong thực đơn hàng ngày cần bổ sung thêm thực phẩm giàu axit folic có từ: lòng đỏ trứng, rau màu xanh đậm (cần tây, rau bina, bông cải xanh,…), sữa hoặc các sản phẩm từ sữa,… sẽ hỗ trợ chữa nhiệt miệng được nhanh khỏi hơn.
3. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Cha mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu nước, tránh khô miệng.
Có thể cho trẻ dùng thêm các loại nước mát như: nước cam, nước chanh, nước nấu từ râu bắp hay nước được nấu từ các loại đậu rang,… cũng có tác dụng giải nhiệt, phòng ngừa và làm lành các vết loét nhiệt miệng tốt hơn.
4. Thực phẩm giàu sắt
Chất sắt được biết đến với nhiều công dụng như: bổ máu, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ làm lành thương hiệu quả. Thịt bò, súp lơ, trứng gà, các loại thịt gia cầm, hải sản, các loại hạt,… có chứa hàm lượng sắt dồi dào.
Bạn nên cho trẻ dùng thêm những thực phẩm này để tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi.
5. Sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn với khả năng chống lại vi khuẩn có hại trong khoang miệng và cơ thể. Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày có thể thúc đẩy nhanh quá trình lành vết loét, xoa dịu cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
IV. Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì?
Ngoài việc chú ý chọn các thực phẩm giúp làm lành nhiệt miệng, cha mẹ cũng nên tránh cho trẻ dùng các thực phẩm dưới đây để tình trạng bệnh không phát triển trầm trọng thêm:
1. Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ rất dễ gây nóng nhiệt trong người. Đồng thời chúng khá cứng, giòn nên khi ăn vào dễ gây thêm các tổn thương cho mô mềm trong khoang miệng khiến vết loét phát triển lan rộng hơn.
Nếu muốn chữa nhiệt miệng nhanh khỏi cũng như phòng bệnh tốt hơn cần phải hạn chế tối đa việc cho trẻ tiêu thụ các món này.
2. Thực phẩm cay, nóng
Khi trẻ đang bị nhiệt miệng, bạn cần tránh dùng các loại gia vị như: gừng, tỏi, tiêu, ớt để chế biến món ăn. Điều này sẽ gây kích thích mạnh làm vết nhiệt miệng trở nên trầm trọng hơn.
3. Thực phẩm quá nhiều đường
Không nên cho trẻ dùng quá nhiều bánh kẹo, đồ ăn ngọt nhiều đường. Vì đây là tác nhân hàng đầu gây sâu răng cùng nhiều vấn đề bệnh răng miệng khác. Khi đó vi khuẩn sẽ tích tụ và phát triển nhiều khiến cho vết loét khó hồi phục.
4. Đồ ăn mặn
Đồ ăn quá mặn không chỉ có hại cho sức khỏe mà nó còn làm cho vết lở loét ở miệng bị đau rát nhiều hơn. Nhưng cũng không vì vậy mà cắt giảm hoàn toàn muối vào bữa ăn mà bạn chỉ nên nêm nếm một lượng vừa phải là được.
V. Cách chăm sóc và phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ
Để phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ cũng như hạn chế nguy cơ bệnh tái phát các chuyên gia đã có hướng dẫn về chế độ chăm sóc phù hợp như sau:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương răng nướu và mô mềm trong khoang miệng.
- Tập cho trẻ dùng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để súc miệng sẽ giúp diệt khuẩn tối ưu, làm sạch khoang miệng tốt hơn.
- Nhắc nhở trẻ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ giấc, không để trẻ thức quá khuya.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường đề kháng để ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn.
- Thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa để khám răng định kỳ cũng rất cần thiết. Điều này giúp tầm soát tốt các vấn đề bệnh lý răng miệng để sớm có phương pháp điều trị hiệu quả, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Chỉ cần bạn chú ý thực hiện chế độ chăm sóc và phòng ngừa đúng cách thì tình trạng nhiệt miệng sẽ tự khỏi chỉ sau 2 tuần. Nhưng nếu thấy trẻ thường xuyên bị nhiệt miệng và lâu khỏi thì nên đưa trẻ đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời.
Từ những thông tin vừa cung cấp trên đây hy vọng đã giúp mọi người biết rõ bé bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh.
Mọi vấn đề thắc mắc hãy liên hệ đến hotline 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.
Xem thêm bệnh răng miệng:
Xem thêm nhiệt miệng:
- Bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân từ đâu
- Hay bị nhiệt miệng
- Bị nhiệt miệng kiêng ăn gì?
- Bệnh nhiệt miệng kéo dài bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?