Khi sắp mọc răng sữa, trẻ thường có nhiều dấu hiệu gợi ý, một trong số đó có thể kể đến hiện tượng lợi sưng đau, tấy đỏ. Vậy bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng? Làm cách nào để giúp trẻ giảm đau, thoải mái hơn trong thời gian này?
I. Trẻ mấy tháng bắt đầu mọc răng?
Nhìn chung, lịch mọc răng sữa của trẻ sẽ kéo dài từ tháng thứ 6 đến khoảng tháng 30 – 32 là hoàn tất 20 chiếc răng sữa phân đều cho cả hai hàm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ mọc răng sớm từ 4 – 5 tháng hoặc mọc muộn sau 6 tháng. Điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của từng bé cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai.
Thứ tự mọc răng ở trẻ bắt đầu là 4 chiếc răng cửa giữa, tiếp theo đó lần lượt là 4 răng cửa bên, 4 răng hàm thứ nhất, 4 răng nanh và cuối cùng là 4 răng hàm thứ hai.
Răng sữa có vai trò hỗ trợ con ăn nhai và học nói trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt còn giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Do đó trường hợp răng sữa bị gãy rụng sớm trước thời điểm thay răng (khoảng 6 tuổi) thì răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc lệch, mọc sai vị trí, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khớp cắn.
Đây cũng là lý do mà nha sĩ luôn khuyến cáo bố mẹ nên quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ ngay từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên.
II. Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp mọc răng
Nếu quan sát, chú ý thấy con có những biểu hiện sau thì rất có khả năng con đang trong giai đoạn mọc răng:
- Trẻ mọc răng thường nóng sốt nhẹ, khoảng dưới 38 độ C. Tình trạng này xảy ra do cơ thể trẻ bị kích thích và hệ miễn dịch đang phản ứng lại với những thay đổi. Hiện tượng sốt mọc răng thường sẽ hết hẳn sau 1 – 2 ngày mà không cần đến bệnh viện.
- Nếu sốt trên 38 độ C và không thuyên giảm, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phần mô nướu ngay tại vị trí chiếc răng chuẩn bị trồi lên có dấu hiệu sưng đau, tấy đỏ nên con khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, chán ăn và ngủ không ngon giấc.
- Con chảy rất nhiều nước dãi khiến vùng da quanh cằm và khóe miệng nổi mẩn đỏ, ngứa rát.
- Để giảm cảm giác ngứa lợi do răng nhú lên, trẻ thường gặm, cắn bất kỳ đồ vật nào nhìn thấy ở xung quanh.
- Ngoài ra, một số trẻ còn gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ, cụ thể là đi tướt mọc răng.
III. Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng?
Không chỉ riêng tình trạng sưng lợi mà hầu hết tất cả các triệu chứng báo hiệu mọc răng ở trẻ như quấy khóc, biếng ăn, gặm cắn đồ vật,… thường chỉ xảy ra trước thời điểm răng nhú lên khoảng 3 – 7 ngày. Đây là những biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể trẻ nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
Tình trạng sưng lợi thường nặng hơn khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó sẽ giảm dần khi mọc răng nanh và răng hàm sữa. Thời điểm mọc răng, nướu của trẻ phải nứt ra để thuận tiện cho chiếc răng nhú lên.
Cơn đau do mọc răng khiến bé quấy khóc và rất dễ sụt cân. Lúc này, bố mẹ cần bình tĩnh chăm sóc con. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và xử lý.
IV. Cách chăm sóc giảm đau cho trẻ khi mọc răng
Bố mẹ có thể áp dụng những mẹo sau để giảm cảm giác khó chịu, sưng đau của con trong suốt thời gian mọc răng:
- Với những trẻ gặp tình trạng sốt mọc răng, bố mẹ có thể hạ sốt cho con tại nhà bằng cách chườm ấm, lau người và mặc đồ thoáng mát. Thời điểm này cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé.
- Trường hợp bố mẹ muốn con sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc hạ sốt cần được kê đơn từ bác sĩ, tránh sử dụng quá liều lượng và thời gian cho phép.
- Cho trẻ ngậm ti giả hoặc vòng mọc răng đã được vệ sinh và tiệt trùng kỹ càng. Việc ngậm ti giả có tác dụng giảm ngứa lợi đáng kể. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngậm trong thời gian dài vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng như hô vẩu, khớp cắn hở, răng mọc chìa, mọc lệch,…
- Luôn chuẩn bị sẵn một khăn sạch lau nước dãi nhằm giúp trẻ thoải mái và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây nổi mẩn đỏ, ngứa rát.
- Thức ăn của bé cần được băm nhuyễn, hầm nhừ và chia thành 6 – 8 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa như trước đây.
- Thực đơn dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ các canxi, vitamin D, chất xơ, protein và nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ răng. Một số thực phẩm mẹ có thể tham khảo là thịt, cá, trứng, tôm, đậu, các loại rau xanh đậm màu,…
- Cho con bú bình nhiều hơn vì trong sữa công thức chứa nhiều dưỡng chất tốt cho răng và sự phát triển toàn diện của bé. Lưu ý, không dùng nước cháo, nước canh hay nước nấu rau củ pha sữa vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.
- Mỗi ngày khi ăn và trước khi đi ngủ, mẹ nên dùng gạc y tế thấm nước, quấn vào ngón trỏ rồi cẩn thận vệ sinh hàm trên và hàm dưới cho con nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Như vậy, vấn đề bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
- Trẻ mọc răng hàm trên trước
- Trẻ 8 tháng chưa mọc răng
- Răng sữa thay bao nhiêu cái?
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?