Bạn đang khổ sở vì phải ăn cháo, uống nước nhiều hơn là ăn cơm, không được ăn những món mình thích vì chứng nhiệt miệng đáng ghét? Bạn đang lo lắng không biết bệnh nhiệt miệng kéo dài bao lâu và bệnh có thể tự khỏi hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
I. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng mà bên trong má, môi xuất hiện những vết loét nhỏ, nông. Những vết này thường có hình tròn hoặc oval, viền ngoài có phần ửng đỏ.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh nhiệt miệng vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây được xem là có liên quan đến bệnh nhiệt miệng:
– Cơ thể thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng như vitamin B6, B2, C, kẽm, acid folic.
– Đánh răng quá mạnh tay, lỡ cắn vào bên má trong miệng hoặc tai nạn khi chơi thể thao gây nên những tổn thương nhất định nhưng không điều trị sớm, sẽ dần phát triển thành vết loét miệng.
– Thường xuyên ăn những thực phẩm cay nóng hoặc chứa nhiều gluten.
– Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ kinh nguyệt.
– Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh suy giảm miễn dịch HIV/AIDS, rối loạn tự miễn dịch Celiac,… cũng làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
II. Bệnh nhiệt miệng kéo dài bao lâu, bạn có tự khỏi không?
Bệnh nhiệt miệng là bệnh lý khá đặc biệt, nhiều khi bệnh tự phát rồi có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Thường bệnh sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, tùy từng người và mức độ mà bệnh có thể khỏi nhanh hay chậm. Có người chỉ cần thay kem đánh răng là bệnh sẽ tự hết, có người lại phải dùng thuốc bôi, uống tùy tình trạng.
Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Để xác định cụ thể từng trường hợp bệnh nhiệt miệng kéo dài bao lâu, có thể tự khỏi hay phải uống thuốc thì cần được thăm khám cụ thể để khoanh vùng các nguyên nhân. Hoặc người bệnh có thể theo dõi bệnh trong khoảng 1 tuần, nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì có thể đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
III. Nhiệt miệng kéo dài có nguy hiểm không?
Như đã nói ngay từ ban đầu, nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng tương đối phổ biến, chúng có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày, rất hiếm gây ra biến chứng. Tuy nhiên không phải là không có.
Trường hợp nhiệt miệng xảy ra thường xuyên và kéo dài, nếu không được trị đúng cách sẽ dẫn tới biến chứng áp xe trong miệng.
Biến chứng này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng xoang hàm, viêm mô tế bào lan tỏa, thậm chí là nhiễm trùng não, nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, nhiệt miệng đôi lúc còn là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, một trong số đó có thể kể đến bệnh ung thư miệng. Do đó, trường hợp nhiệt miệng kéo dài, không lành sau 2 – 3 tuần, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra.
IV. Những sai lầm khi điều trị nhiệt miệng
Chủ quan không điều trị
Nhiều trường hợp chủ quan không điều trị những vết loét nhiệt miệng sớm sẽ gây cản trở trong quá trình ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Nghiêm trọng hơn, một vài trường hợp còn dẫn đến nhiễm trùng, biến chứng gây sốt.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều người quan niệm uống các loại thuốc kháng sinh, giảm đau sẽ giúp bệnh nhanh lành hơn. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng sẽ xảy ra tình trạng lờn thuốc. Đặc biệt, uống nhiều thuốc kháng sinh còn ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận.
Không kiêng cữ trong quá trình điều trị
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng thành công. Trường hợp nếu bạn không kiêng cữ những thực phẩm cay nóng sẽ khiến vết loét nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, vì vết loét gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Điều này khiến bạn có tâm lý khó chịu, căng thẳng. Tâm lý không thoải mái cũng khiến bệnh lâu khỏi.
V. Tự chữa nhiệt miệng tại nhà
Nhiệt miệng có thể tự khỏi nhưng thường kéo dài từ 1-2 tuần, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng của người bệnh. Người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây để nhiệt miệng mau lành và hết đau:
1. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong
Ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng tại nhà. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu. bệnh nhiệt miệng kéo dài bao lâu thì khỏi
2. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng trà xanh
Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút.
3. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng cây cỏ mực
Rửa sạch lá cỏ mực, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giúp dịu cơn đau và làm vết nhiệt mau lành.
Như vậy, hầu hết các trường hợp bị nhiệt miệng đều có thể tự hết sau 1-2 tuần, người bệnh có thể chữa nhiệt miệng nhanh chóng bằng những biện pháp đơn giản tại nhà.
Tuy nhiên, nếu sau thời gian 1-2 tuần mà bệnh nhiệt miệng vẫn chưa khỏi mà có dấu hiệu nặng hơn thì người bệnh nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được kiểm tra và xác định các nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm nhiệt miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?