Bệnh viêm lưỡi ở người lớn không những khiến bệnh nhân chịu nhiều cảm giác đau rát, mà còn gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nên cần điều trị sớm nhất có thể. Vậy bệnh viêm lưỡi ở người lớn điều trị thế nào?
Bệnh viêm lưỡi là gì?
Lưỡi là một cơ quan rất quan trọng và cực kỳ linh hoạt để giúp tiêu hóa thức ăn và tạo ra các âm tiết khác nhau. Vì vậy, khi lưỡi có vấn đề cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe đang diễn ra.
Viêm lưỡi là tình trạng sưng viêm ở vùng lưỡi, phần bề mặt của lưỡi khá trơn nhẵn hơn so với bình thường, màu sắc có thể thay đổi. Ngoài ra, trên lưỡi còn xuất hiện các biểu hiện bất thường khác như: đau rát, các u nhú ở lưỡi dần biến mất, khó cảm nhận mùi vị của món ăn,….
Triệu chứng bệnh viêm lưỡi
Bệnh viêm lưỡi có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như:
– Xuất hiện các vết nứt ở lưỡi.
– Lưỡi bị sưng.
– Đau ở lưỡi.
– Rát hoặc ngứa ở lưỡi.
– Các nhú ở bên trên bề mặt lưỡi có nhiều thay đổi và mất dần.
– Bề mặt lưỡi có màu sắc bất thường.
– Không có khả năng nói chuyện bình thường.
– Ăn uống khó khăn, đau rát khi nuốt, không cảm nhận được mùi vị món ăn.
Lưu ý: Nếu vết loét trên lưỡi xuất hiện trong thời gian dài, đau rát dai dẳng và gây chảy máu lưỡi bất thường, đau vòm họng, đau hàm, khi nuốt rất vướng víu tại cổ họng,… Cần phải hết sức cẩn thận vì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi.
Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm lưỡi. Bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan mà cần đến gặp ngay bác sĩ để được khám chữa kịp thời. Tránh các biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm lưỡi
Bệnh viêm lưỡi có thể do một số nguyên nhân gây nên như:
1. Phản ứng dị ứng
Cơ địa mẫn cảm, dị ứng với thực phẩm, thuốc nhất là các loại thuốc chữa tăng huyết áp, chất kích thích và kem đánh răng. Điều này có thể làm cho tình trạng viêm lưỡi dễ hình thành và gây nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
2. Bệnh lý
Một số căn bệnh ngoài da phát triển toàn thân gây ảnh hưởng nguy hiểm cho hệ thống miễn dịch. Đồng thời có thể tác động xấu lên vùng lưỡi. Điển hình như bệnh mụn rộp sinh dục, giang mai, áp tơ miệng, liken phẳng ở miệng,…
Các căn bệnh này có thể góp phần làm cho triệu chứng sưng đau lưỡi thêm nặng nề và dai dẳng.
3. Cơ thể bị thiếu sắt
Khi nồng độ sắt trong máu quá thấp sẽ có nguy cơ cao dẫn đến viêm lưỡi. Sắt có công dụng điều hòa sự phát triển của các tế bào, bằng việc tạo nên các tế bào hồng cầu, cung cấp oxy cho các cơ quan, mô và cơ.
Mức sắc trong máu nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ làm cho lượng myoglobin giảm. Myoglobin là một protein có vai trò quan trọng để kết nối sắt và oxi trong mô cơ, trong đó có cả mô cơ lưỡi. Nên khi thiếu hụt sẽ ảnh hưởng nhiều đến lưỡi, gây viêm nhiễm.
Các dạng viêm lưỡi
Viêm lưỡi được phân chia thành các dạng phổ biến sau đây:
– Viêm lưỡi cấp tính xuất hiện một cách bất ngờ với nhiều dấu hiệu nặng nề. Dạng viêm lưỡi này thường xảy ra khi có các phản ứng dị ứng.
– Viêm lưỡi mãn tính với các triệu chứng phát triển lặp lại nhiều lần. Khi gặp phải tình trạng này, rất có thể là một biểu hiện đáng lo ngại báo động cơ thể đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
– Viêm lưỡi teo hay còn được biết đến với một tên gọi khác nữa đó là viêm lưỡi Hunter. Dạng viêm lưỡi này hình thành khi các nhú lưỡi bị rụng mất nhiều. Chính vì điều này đã làm cho màu sắc cũng như kết cấu của lưỡi có nhiều sự thay đổi rõ rệt.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi như:
– Lưỡi bị nhiễm khuẩn, nấm.
– Chấn thương miệng.
– Ăn nhiều thức ăn cay.
– Cơ thể bị thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, PP.
– Đeo hàm giả hoặc đang đeo niềng răng gây kích thích lưỡi.
– Bị dị ứng thức ăn.
– Hệ thống miễn dịch hoạt động rối loạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm lưỡi?
Thực tế, bệnh viêm lưỡi ở người lớn điều trị thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và nguyên nhân là gì sau khi chẩn đoán.
Nếu không có nguyên nhân rõ ràng của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xem các vấn đề về thiếu vitamin, thiếu sắt hay các căn bệnh khác.
Viêm lưỡi thường không nguy hiểm và có thể khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Nếu không có nhiều triệu chứng hay biến chứng nghiêm trọng cản trở sinh hoạt hàng ngày thì điều trị viêm lưỡi tập trung vào hai mục tiêu chính: Thứ nhất là giảm triệu chứng đau và viêm, thứ hai là điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm hay đề nghị bạn sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phải dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt chăm sóc răng miệng với kem đánh răng, nước súc miệng hay bổ sung thêm vitamin B12, sắt… tùy vào nguyên nhân gây bệnh được xác định là gì.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng của viêm lưỡi, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nên ngay khi tồn tại các triệu chứng ở lưỡi sau 10 ngày liên tục, hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm giảm đi nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm lưỡi?
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi, bạn cần chú ý đến chế độ chăm sóc, vệ sinh răng đúng cách như sau:
- – Chọn cho mình loại kem đánh răng và bàn chải phù hợp, đánh răng đúng cách.
- – Kết hợp sử dụng nước súc miệng cũng như chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám tốt nhất, giữ cho hơi thở thơm tho.
- – Đừng quên dụng cụ chải lưỡi, giúp làm sạch các tưa lưỡi tốt nhất, ngăn chặn viêm lưỡi hình thành.
- – Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất khác giúp cơ thể phát triển tốt hơn.
- – Định kỳ thăm khám nha khoa để các bác sĩ tầm soát các vấn đề răng miệng từ sớm, hạn chế biến chứng nguy hại xảy ra.
Qua những thông tin trên, có thể thấy bệnh viêm lưỡi ở người lớn điều trị như thế nào hiệu quả phải cần có sự thăm khám chính xác của bác sĩ. Vì dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những giải pháp điều trị phù hợp.
Nếu còn những thắc mắc khác về viêm lưỡi cần được giải đáp, bạn có thể gọi điện thoại đến số hotline 1900 7141. Hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam gần nhất để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?