Bị đen viền nướu do bọc răng sứ thì khắc phục bằng cách nào? Nhiều trường hợp bệnh nhân thực hiện bọc răng sứ sau một thời gian sử dụng có hiện tượng đen viền nướu. Hiện tượng này do đâu và cách khắc phục như thế nào?
Bị đen viền nướu do bọc răng sứ xảy ra trong trường hợp bạn phục hình bằng răng sứ kim loại. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa đẩy nhanh quá trình đen viền nướu là do kỹ thuật phục hình không chính xác và chế độ ăn uống không hợp lý khiến răng bị đen viền nướu và xuống màu nhanh chóng. Vậy bị đen viền nướu do bọc răng sứ thì khắc phục bằng cách nào? chúng ta cùng tìm hiểu nhé!!!
I. Các loại răng sứ hiện nay
Răng sứ được phân loại dựa trên chính chất liệu tạo nên chúng, bao gồm bốn loại chính đó là: răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan, răng sứ kim loại quý và răng sứ toàn sứ. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì thế bạn cần phải có kiến thức để lựa chọn thật chính xác phù hợp với mình nhất.
1. Răng sứ kim loại thường
Răng sứ kim loại có phần sườn bên trong bằng kim loại và phần sứ phủ bên ngoài. Răng sứ bằng kim loại thường có lớp bên trong bằng hợp kim Crom – Coban hoặc Crom – Niken. Hợp kim Coban – Crom ít gây dị ứng với một số người. Còn hợp kim Niken – Crom có ưu điểm là chi phí tiết kiệm nhưng Niken có thể gây dị ứng với một số người.
Răng sứ kim loại có giá thấp trong các loại nhưng sau vài năm sử dụng, lớp kim loại bị oxi hóa khiến phần cổ răng có màu xám của kim loại, làm mất tính thẩm mỹ của răng. Thêm vào đó, đôi khi nó có thể bị sứt mẻ hoặc vỡ khi bạn cắn đồ vật cứng.
2. Răng sứ titan
Răng sứ Titan với lớp sườn bên trong được làm bằng hợp kim Titan và phần sứ phủ bên ngoài. Titan được sử dụng khá phổ biến trong y học vì nó không gây dị ứng, ung thư và có thể kết hợp tốt với tổ chức xương của cơ thể, trong đó có răng. Răng sứ Titan không làm răng bị xuất huyết, không làm thâm đen viền nướu như nhiều răng sứ kim loại thường, ngoài ra răng sứ Titan còn có tuổi thọ cao.
3. Răng sứ kim loại quý
Loại răng này có phần bên trong được làm từ kim loại quý như vàng, platin, palladium và phần sứ phủ bên ngoài.
- Độ bền cao.
- Khi dùng răng sứ bằng kim loại quý, bạn sẽ không lo bị xám ở cổ răng sau nhiều năm sử dụng.
- Màu sắc răng tự nhiên hơn so với răng sứ kim loại thường.
- Dễ tương thích với răng và nướu cũng như hạn chế sự đổi màu của răng.
- Vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ quý kim có tác dụng chống viêm nhiễm.
Tuy nhiên, do sử dụng những kim loại quý hiếm và yêu cầu kỹ thuật thực hiện cao cấp nên chi phí cao hơn so với răng sứ Titan và kim loại thường.
4. Răng toàn sứ
Răng toàn sứ được làm hoàn toàn bằng sứ. Răng toàn sứ có màu sắc đẹp tự nhiên, không gây dị ứng. Loại răng sứ này có độ chính xác, thẩm mỹ cao. Sườn được làm bằng Zirconia là vật liệu công nghệ cao đã được dùng trong tàu vũ trụ, làm khớp nhân tạo trong y học, có độ bền và chịu lực rất tốt. Với những ưu điểm trên, răng toàn sứ đang là sự lựa chọn phổ biến của nhiều bệnh nhân.
II. Nguyên nhân bọc răng sứ bị đen viền nướu
Sau một thời gian bọc răng sứ, nhiều khách hàng gặp phải tình trạng viền nướu bị đen mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân chính của hiện tượng đen viền nướu là do bệnh nhân sử dụng răng sứ kim loại, dòng răng được cấu tạo bởi khung sườn từ hợp kim và bên ngoài phủ sứ giống răng thật.
Mặc dù ưu điểm của loại răng sứ này là cho độ bền chắc cao nhưng phần kim loại bên trong lại dễ bị oxy hóa bởi axit có trong nước bọt và thức ăn hằng ngày.
Ngoài ra, trong thời gian sử dụng, bệnh nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách, chải răng quá mạnh tay bằng bàn chải lông cứng và thao tác theo chiều ngang làm nướu tụt lên, phần răng sứ tiếp giáp với nướu bị mài mòn dần. Và viền đen chính là khung sườn của răng sứ lộ ra ngoài.
III. Các loại răng sứ không làm đen viền nướu
Dòng răng toàn sứ hay còn gọi là răng sứ không kim loại sẽ giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng đen viền nướu. Dưới đây là một số loại răng toàn sứ được đông đảo khách hàng lựa chọn:
1. Răng sứ Emax
Loại răng sứ được cấu tạo bởi phần khung sườn bên trong là những sợi gốm sứ thủy tinh thuần túy, bên ngoài phủ 5 lớp sứ cao cấp mang lại độ thấu quang cao, thẩm mỹ tự nhiên như răng thật.
Độ bền chắc của răng sứ Emax gấp khoảng 4 lần răng thật, giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái. Tuy nhiên, so với những loại răng toàn sứ cao cấp khác thì độ cứng của răng sứ Emax vẫn còn thấp, không phù hợp để làm cầu răng sứ.
2. Răng sứ Zirconia
Răng sứ Zirconia có cấu tạo khung sườn và lớp vỏ bên ngoài đều là sứ Zirconia (ZrO2) nguyên chất. Độ bền chắc gấp 7 lần so với răng thật, cho khả năng chống đứt gãy và chống mài mòn cao, thích hợp phục hình ở tất cả vị trí răng trên cung hàm.
Màu sắc trong bóng tự nhiên như răng thật, không bị đen viền nướu, màu răng bền bỉ theo thời gian.
Đặc biệt, răng sứ Zirconia còn được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại, đảm bảo mão răng có độ chính xác cao, sườn sứ mỏng nhẹ, khít sát tuyệt đối với cùi răng thật.
3. Răng sứ HI-Zirconia
Thuộc dòng răng toàn sứ cao cấp, độc quyền tại Nha khoa Đông Nam. Răng sứ HI-Zirconia được phát triển dựa trên dòng răng sứ Zirconia trước đó nên màu sắc thẩm mỹ có phần nhỉnh hơn, sự phản xạ và hấp thụ ánh sáng tương tự như cấu trúc răng thật.
Răng sứ HI-Zirconia có độ bền chắc cao và độ đàn hồi được điều chỉnh nâng cấp giúp khắc phục tình trạng mòn răng đối diện, thích hợp phục hình ở cả vị trí răng cửa lẫn răng hàm nhai. Và răng sứ HI-Zirconia cũng được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại đảm bảo mang lại kết quả phục hình tốt nhất cho khách hàng.
IV. Đen viền nướu do bọc răng sứ khắc phục bằng cách nào?
Như đã phân tích về những đặc điểm của các loại răng sứ hiện nay thì nguyên nhân dẫn đến bị đen viền nướu là do khi phục hình răng sứ bệnh nhân lựa chọn răng sứ kim loại. Để khắc phục tình trạng này bạn nên đến Nha Khoa để thay thế răng sứ mới và răng toàn sứ là một lựa chọn tối ưu và phù hợp chi phí nhất cho bệnh nhân.
Tại Nha Khoa Đông Nam có 2 loại răng sứ cao cấp Zirconia hoặc Hi-Zirconia có thời gian sử dụng lên đến hơn 20 năm thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
V. Một số lưu ý sau khi bọc răng sứ
Để răng sứ luôn trắng sáng và có tuổi thọ cao nhất có thể thì cần có chế độ ăn uống khoa học và chăm sóc răng miệng hợp lý.
- Mặc dù răng sứ có khả năng chịu lực ăn nhai lớn hơn cả răng thật. Tuy nhiên, để tránh trường hợp gãy vỡ – sứt mẻ răng sứ thì bạn không nên sử dụng thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế hút thuốc lá, bởi thuốc lá sẽ khiến cho răng sứ bị mất đi màu sắc trắng sáng tự nhiên, nhanh chóng chuyển sang màu nâu sậm, gây mất thẩm mỹ.
- Hãy tránh xa những đồ uống, thức ăn sậm màu như coffee, trà xanh, nước chè, chocolate, nước ngọt có gas, soda… Bởi những thực phẩm này sẽ khiến răng sứ nhanh chóng bị xỉn màu, ố vàng, làm hỏng men răng.
Ngoài chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ, việc chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách cũng góp phần giúp cho hàm răng của bạn thêm phần chắc khỏe và xinh đẹp. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần thực hiện:
- Răng sứ cũng cần được chăm sóc như răng tự nhiên. Vì thế, bạn cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần/ ngày. Sau khi chải răng, bạn hãy súc miệng lại với nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
- Bạn hãy dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch cặn bã thức ăn mắc kẹt trên kẽ răng, bề mặt răng. Tuyệt đối không sử dụng tăm tre để xỉa răng, bởi vì chúng sẽ khiến cho răng và nướu bị tổn thương.
- Khám răng định kì 6 tháng/ lần, điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng của mô nướu – răng – xương hàm. Nếu có những bất thường, bác sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời.
Nha Khoa Đông Nam với hơn 15 năm kinh nghiệm việc phục hình răng sứ thẩm mỹ
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bị đen viền nướu do bọc răng sứ thì hãy nhanh chóng đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời. Liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được giải đáp các thắc mắc về răng miệng nhanh chóng hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?