Chương trình làm răng trả góp

Vì sao bọc răng sứ bị lệch khớp cắn? Khắc phục thế nào?

Bọc răng sứ được xem là giải pháp nha khoa nhanh nhất giúp cải thiện các khiếm khuyết của răng như răng ố vàng nặng, nhiễm màu kháng sinh, răng thưa, khấp khểnh nhẹ, mang đến hàm răng trắng sáng, đều đặn. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân than phiền rằng họ gặp tình trạng lệch khớp cắn khi bọc răng sứ. Vậy bọc răng sứ bị lệch khớp cắn nguyên nhân từ đâu? Khắc phục thế nào? Tìm hiểu trong bài viết này của Nha khoa Đông Nam.

I. Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Sau khi bọc sứ, hai hàm răng không còn tự nhiên, ăn khớp với nhau gọi là lệch khớp cắn. Điều này khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chứng khớp thái dương hàm, thay đổi hình dáng khuôn mặt và thậm chí gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Răng sứ bị lệch khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết răng sứ bị lệch khớp cắn:

  • Cảm giác cộm cấn: Khi răng sứ bị lệch khớp cắn, bạn sẽ cảm thấy thức ăn bị kẹt, không nhai được trơn tru hoặc gặp phải cảm giác cấn đau, dẫn đến mỏi cơ hàm và giảm cảm giác ngon miệng.
  • Mất thẩm mỹ: Răng sứ bị lệch khớp cắn có thể làm mất đi sự cân đối trong hàm, đặc biệt là với các răng cửa, khiến nụ cười trở nên thiếu tự nhiên và không đẹp.
  • Đau nhức hàm và vùng đầu: Lệch khớp cắn gây áp lực lên khớp hàm và khớp thái dương, dẫn đến tình trạng đau nhức ở hàm, cổ, thậm chí là đau đầu.
  • Phát sinh các vấn đề về răng miệng: Sự lệch lạc của răng sứ có thể tạo ra khe hở, khiến vi khuẩn dễ dàng tích tụ, gây ra các vấn đề như viêm nướu, sâu răng và hôi miệng.
Lệch khớp cắn sau khi bọc sứ có thể gây ra tình trạng đau nhức
Lệch khớp cắn sau khi bọc sứ có thể gây ra tình trạng đau nhức

Xem thêm: Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?

II. Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

1. Mài răng không đúng tỷ lệ

Mài răng là một trong những bước quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của một ca bọc răng sứ. Trường hợp bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề yếu sẽ khiến tỷ lệ mài răng sai lệch, chỗ mài ít, chỗ mài nhiều. Thậm chí nhiều trường hợp còn xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật làm tổn thương tủy răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của răng thật.

Xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng
Xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng

2. Lấy dấu hàm không chính xác

Điều này có thể xuất phát từ việc bác sĩ lấy dấu hàm không đúng kỹ thuật dẫn đến sự sai sót trong việc thiết kế mão sứ. Khi kích thước mão sứ không phù hợp với cùi răng thật sẽ phát sinh tình trạng cộm cấn, lệch khớp cắn.

Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân có vôi răng bám dày ở chân răng nhưng không được làm sạch trước khi mài răng và lấy dấu cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của mão sứ. Vôi răng bám nhiều ở chân răng dễ gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng khi thực hiện chụp mão sứ. Nếu để mảng bám vôi răng quá dày, nó còn có thể ảnh hưởng đến quá trình lấy dấu răng và lắp răng sứ, gây lệch khớp cắn. 

Chính vì vậy, việc cạo vôi răng trước khi bọc sứ là bước quan trọng mà bác sĩ cần tuân thủ. Điều này không chỉ giúp quá trình bọc răng sứ trở nên chính xác mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng, giảm thiểu tối đa nguy cơ các vấn đề sau đó.

3. Lắp răng sứ không chuẩn

Bác sĩ chụp mão sứ không khít sát với cùi răng rất dễ gây ra tình trạng cộm cấn, lệch khớp cắn. Hơn hết, việc này còn hình thành khe hở tạo điều kiện cho thức ăn dính giắt, vi khuẩn xâm nhập hình thành ổ viêm nhiễm gây tổn thương đến cùi răng.

Răng sứ không khít sát với cùi răng gây tình trạng lệch khớp cắn
Răng sứ không khít sát với cùi răng gây tình trạng lệch khớp cắn

4. Lệch khớp cắn do thói quen

Một số thói quen như nghiến răng, thường xuyên ăn thực phẩm dai cứng, dùng răng nhai đá, cạy mở nắp chai,… cũng có thể ảnh hưởng đến khớp cắn.

5. Tai nạn hoặc chấn thương

Ngoài ra, tai nạn do té ngã hoặc chấn thương vào hàm mặt có thể làm thay đổi vị trí răng, dẫn đến lệch khớp cắn.

6. Tay nghề bác sĩ kém

Bọc răng sứ là một kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề vững chắc và sự tỉ mỉ trong từng thao tác. Nếu không may gặp phải bác sĩ thiếu kinh nghiệm, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Khi phần mão sứ quá rộng so với viền nướu sẽ tạo ra khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ảnh hưởng đến thân răng thật. 

Ngược lại, nếu mão sứ được chụp quá sát nướu, áp lực lớn khi ăn nhai sẽ dễ làm hư hỏng cùi răng và nướu. Do đó, dù mão sứ được chế tác chính xác theo kích thước cùi răng nhưng nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm thực tế thì vẫn có thể dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn.

7. Tình trạng tiêu xương

Tiêu xương răng là tình trạng mô xương nâng đỡ răng bị thoái hóa và mất dần theo thời gian, do nhiều yếu tố như bệnh nha chu, chấn thương hoặc các bệnh lý như tiểu đường, loãng xương. Khi xương bị tiêu biến, nó có thể làm thay đổi vị trí của răng trong hàm. Do răng sứ được cố định vào cùi răng thật, việc xương bị tiêu sẽ khiến răng sứ di chuyển hoặc xoay lệch khỏi vị trí ban đầu, làm răng bị lệch khớp cắn.

8. Sử dụng mão sứ kém chất lượng

Sử dụng mão sứ kém chất lượng có thể gây ra hiện tượng lệch khớp cắn khi bọc răng sứ. Mão sứ không đạt yêu cầu thường không tương thích với cùi răng thật, dẫn đến sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Thêm vào đó, mão sứ không đạt chất lượng dễ bị mài mòn, nứt hoặc thay đổi màu sắc theo thời gian, làm giảm giá trị thẩm mỹ và tuổi thọ của răng sứ.

III. Ảnh hưởng của tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm:

1. Vướng víu, khó chịu

Khi răng sứ bị lệch, khớp cắn không đúng gây ra cảm giác vướng víu, đau nhức trong miệng, ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặt khác, cơn đau nhức do răng sứ lệch khớp cắn khiến thức ăn không được nghiền kỹ, lâu dần sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đau bao tử,…

Lệch khớp cắn có thể gây đau khi ăn nhai
Lệch khớp cắn có thể gây đau khi ăn nhai

2. Suy giảm thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ là mục đích hàng đầu mà người bệnh hướng đến khi lựa chọn bọc răng sứ. Vì vậy mà trường hợp răng sứ cộm cấn, không khít sát với răng thật, nhất là khi xảy ra ở nhóm răng cửa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nụ cười, người đối diện dễ dàng phát hiện răng đang gặp vấn đề.

3. Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Khi mão răng sứ bị lệch, cộm cấn, khả năng cao sẽ xảy ra tình huống xuất hiện khe hở giữa mão răng và cùi răng. Đây được xem là môi trường trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, chúng không ngừng phát triển và tấn công vào răng gốc gây sâu răng, hoại tử tủy, viêm nướu, chảy máu chân răng.

Không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến ăn nhai, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng mà sự sai lệch khớp cắn sau khi làm răng sứ còn làm tăng áp lực lên hàm, dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm và gây ra những cơn đau đầu.

Viêm nướu chảy máu chân răng do răng sứ cộm cấn
Viêm nướu chảy máu chân răng do răng sứ cộm cấn

IV. Cách khắc phục tình trạng lắp răng sứ bị lệch khớp cắn

Nếu gặp tình trạng lệch khớp cắn sau khi làm sứ, hãy tham khảo ngay một số biện pháp giúp khắc phục sau đây:

1. Gặp bác sĩ tư vấn tình trạng hiện tại

Hãy đến nha khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra toàn diện tình trạng răng miệng của bạn, sau đó tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình trạng của răng và mức độ lệch khớp của răng sứ. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tối ưu cho từng trường hợp.

  • Trường hợp lệch khớp cắn do gắn mão sứ thiếu chính xác: Bác sĩ có thể điều chỉnh và đặt lại mão sứ vào vị trí đúng mà không cần tháo bỏ răng sứ.
  • Trường hợp lệch khớp cắn do sai sót trong bước mài răng hoặc lấy dấu hàm: Bác sĩ sẽ phải tháo bỏ toàn bộ mão sứ cũ, điều chỉnh lại đường mài răng và chế tác mão sứ mới phù hợp.

2. Thực hiện bọc sứ lần 2

Nếu răng sứ gặp tình trạng lệch khớp cắn do kỹ thuật bọc chưa đạt yêu cầu, lấy dấu hàm không chính xác hoặc không chăm sóc đúng cách, bác sĩ có thể tháo bỏ mão sứ cũ và thực hiện lại quá trình bọc sứ. Tuy nhiên, việc bọc lại chỉ áp dụng khi có các điều kiện sau:

  • Mão răng đã đến thời điểm cần thay thế
  • Mão răng bị nứt, hở hoặc ố vàng
  • Có vấn đề về răng miệng như sâu cùi răng, viêm nhiễm, đau nhức hoặc ê buốt răng.
Khắc phục tình trạng răng sứ cộm cấn bằng cách thay răng sứ mới
Khắc phục tình trạng răng sứ cộm cấn bằng cách thay răng sứ mới

V. Cách ngăn ngừa tình trạng lệch khớp cắn khi bọc sứ

Vì khi cắt bỏ răng sứ cũ ra sẽ không thể tái sử dụng nên cần lấy lại dấu hàm và chế tác răng sứ mới phù hợp. Điều này sẽ khiến bệnh nhân mất thêm thời gian và chi phí thực hiện. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, ngay từ ban đầu người bệnh nên lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại và răng sứ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

1. Chọn bác sĩ và nha khoa uy tín

Bạn nên tìm đến các nha khoa có uy tín và chất lượng để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời. Các bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp chẩn đoán đúng nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, đồng thời thực hiện kỹ thuật một cách cẩn thận, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Hiện nay, Nha khoa Đông Nam là một trong những nha khoa hàng đầu về dịch vụ răng sứ thẩm mỹ. Không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi mà còn đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại, răng sứ chính hãng và chế độ bảo hành lâu dài.

Hơn hết, chi phí còn được tính trọn gói, bảo đảm không phát sinh trong quá trình điều trị. Khi thực hiện trồng răng sứ tại Nha khoa Đông Nam, người bệnh còn nhận được nhiều ưu đãi như:

Chọn bác sĩ và nha khoa uy tín để ngăn ngừa tình tạng bọc sứ bị lệch khớp cắn
Chọn bác sĩ và nha khoa uy tín để ngăn ngừa tình tạng bọc sứ bị lệch khớp cắn

2. Chăm sóc răng sứ đúng cách

Vệ sinh răng miệng đầy đủ và đúng cách sau khi bọc sứ là rất cần thiết để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, tránh các bệnh lý như viêm nướu, hôi miệng, lệch khớp cắn và các vấn đề răng miệng khác. Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các kẽ răng. Bên cạnh đó, cần thăm khám nha khoa định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra sức khỏe răng miệng và kịp thời phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.

Có thể bạn quan tâm:

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn cần được khắc phục sớm và triệt để, tránh chủ quan làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ vào số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *