khuyến mãi 30/4 - 1/5

Bị ê buốt chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

Ê buốt chân răng là căn bệnh khá phổ biến. Khi răng bị ê buốt, người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong ăn uống. Không thể nhai cắn vật cứng, sợ uống đồ nóng, lạnh hay thậm chí đôi khi hít sâu vài ngụm khí cũng có thể gây ra cơn ê buốt rất khó chịu. Vậy làm thế nào để hết ê buốt chân răng? Khi bị ê buốt chân răng thì uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

bị ê buốt chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi

Nguyên nhân gây nên tình trạng ê buốt răng?

Ê buốt răng được xác định là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

  • Mắc các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, mòn men, khuyết cổ chân răng, áp xe răng,…
  • Chải răng sai cách theo chiều ngang, dùng bàn chải lông quá cứng, chải răng mạnh và chải nhiều lần trong ngày.
  • Lạm dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần chất tẩy rửa cao.
  • Răng bị tổn thương, sứt mẻ, gãy vỡ do tai nạn, chấn thương dẫn đến lộ ngà răng, tủy răng bên trong gây viêm nhiễm, nhức buốt.
  • Chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin D, tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit cao, dùng nhiều rượu bia, nước có ga,….
  • Thường xuyên dùng răng nhai nước đá lạnh, mở nắp chai, xé bao bì, nghiến răng khi ngủ, ăn các món quá dai cứng.
  • Mắc chứng ợ chua, trào ngược axit dạ dày thực quản cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng nướu, xói mòn men răng và khiến răng dần trở nên nhạy cảm nhiều hơn.
Răng ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên
Răng ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

Ê buốt chân răng uống thuốc gì?

Muốn trị tận gốc ê buốt chân răng, bạn phải đến gặp nha sĩ để điều trị. Căn cứ vào tình trạng ê buốt và nguyên nhân căn bệnh mà nha sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc một phương pháp giảm đau khác phù hợp. Đối với trường hợp bạn chưa thể đi nha sĩ và mong muốn cắt nhanh cơn ê buốt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường hoặc áp dụng một trong số những phương pháp sau đây:

1. Dùng Muối giảm ê buốt răng

Cách đơn giản và dễ làm nhất để trị cơn ê buốt chân răng là pha ngay một cốc nước muối ấm và ngậm trong vài phút. Khi nào cảm thấy chân răng hết ê buốt thì mới nhổ nước muối đi. Muối có tính sát khuẩn mạnh, mặc dù khi ngậm sẽ hơi ê rát nhưng rất nhanh sau đó bạn sẽ không còn cảm thấy ê buốt khó chịu ở chân răng nữa.

chữa ê buốt chân răng bằng muối
Ngậm nước muối là cách đơn giản nhất

2. Giảm ê buốt răng bằng cách dùng Tỏi

Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh, chứa nhiều florua và allicin có lợi cho men răng. Tỏi còn có thể chống kích thích răng do thức ăn cay, lạnh… Do đó, khi bị ê buốt chân răng, bạn có thể cắn nhanh 1 tép tỏi sống để giảm cơn ê buốt. Hoặc nếu có thời gian, hãy cắt lát các tép tỏi và dùng chà lên mặt răng nơi ê buốt. Tỏi sẽ giúp bệnh ê buốt chân răng thuyên giảm hẳn. Nếu không có tỏi, bạn có thể dùng hành tây thay thế cũng sẽ có tác dụng hiệu quả tương tự.

trị ê buốt chân răng với tỏi
Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh

3. Dùng trà bạc hà hiệu quả cho răng ê buốt

Bạc hà có vị the mát, có thể gây tê, giảm đau vùng răng ê buốt. Để thực hiện, bạn hãy uống 1 tách trà bạc hà ấm và ngậm lại nước trà trong vài phút đến khi cơn ê buốt hết hẳn. Ngoài trà bạc hà, trà xanh cũng làm giảm ê buốt chân răng rất tốt nên bạn có thể uống trà xanh theo cách tương tự.

giảm ê buốt chân răng với bạc hà
Có thể dùng trà bạc hà hoặc trà xanh đều được

4. Dùng nha đam điều trị ê buốt hiệu quả

Nha đam khá mát, có tác dụng làm dịu vết ê buốt và diệt trừ vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Do đó, bạn có thể gọt lấy phần thịt nha đam và cắn chặt vào chỗ răng ê buốt để giảm nhanh cơn khó chịu. Ngoài ra, có thể cắt lấy nha đam rồi chà vào mặt răng ê đau cũng có tác dụng khá hiệu quả.

nha đam giúp giảm ê buốt chân răng
Nha đam cũng có thể giảm cơn ê buốt chân răng

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng

Để phòng ngừa tối đa tình trạng ê buốt răng bạn nên thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn sau:

  • Chải răng sạch sẽ 2 – 3 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm, bàn chải có đầu lông mềm. Khi chải cần dùng lực vừa phải và chải theo chiều dọc ở khắp các bề mặt của răng.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn những mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng, giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ, thơm mát.
  • Chế độ ăn uống cần tránh dùng nhiều bánh kẹo ngọt có lượng đường cao. Hạn chế tối đa thực phẩm nhiều axit, đồ ăn quá dai cứng, không nên dùng các món quá nóng, quá lạnh liên tục.
  • Cà phê, bia rượu, thuốc lá, nước có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… cũng đều gây ảnh hưởng không tốt đến răng lợi nên cũng phải tránh dùng nhiều.
  • Ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu chất xơ, canxi, vitamin D có từ thịt cá, hải sản, rau củ quả sẽ rất tốt trong việc duy trì sức khỏe răng miệng.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày để hạn chế tình trạng khô miệng và viêm nhiễm có thể xảy ra.
  • Đeo máng chống nghiến khi ngủ để bảo vệ răng khỏi các tác động mạnh từ nghiến răng, tránh nguy cơ mòn men, gãy mẻ răng.
  • Từ bỏ các thói quen có hại như: nhai nước đá, dùng răng xé bao bì, mở nắp chai, cắn móng tay,…
  • Duy trì thời gian khám răng, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát tốt các vấn đề bất thường xảy ra ở răng miệng, đảm bảo duy trì hàm răng sạch khỏe dài lâu.
Vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách giúp ngăn ngừa ê buốt răng tốt hơn
Vệ sinh răng sạch sẽ đúng cách giúp ngăn ngừa ê buốt răng tốt hơn

Tóm lại, khi bị ê buốt chân răng, bạn không nên tự tiện sử dụng một số loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ mà chỉ nên áp dụng các phương pháp trị ê buốt dân gian. Tất cả những cách trên đều có nguyên liệu tự nhiên, gần gũi, dễ kiếm nên có thể áp dụng nhanh ngay tại nhà.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết cơn đau tạm thời. Muốn chấm dứt triệt để tình trạng ê buốt chân răng, bạn nên đặt hẹn trung tâm nha khoa để được các nha sĩ điều trị đúng hướng.

Xem thêm răng ê buốt:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close