Bị mất răng nhai: Nguyên nhân, hậu quả và phương pháp phục hình

Bị mất răng nhai không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, 3 phương pháp phục hình phổ biến là làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp và trồng răng Implant, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Đâu là giải pháp tối ưu giúp phục hồi răng nhai bền vững? Nguyên nhân và hậu quả mất răng nhai là gì? Cùng Nha khoa Đông Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

I. Răng nhai là gì? Vị trí, chức năng

Răng nhai (hay còn gọi là răng hàm, răng cối lớn) là các răng số 6 và 7 trên cung hàm. Đây là nhóm răng có kích thước lớn nhất, với bề mặt rộng và nhiều rãnh giúp nghiền nát thức ăn hiệu quả.

Ở người trưởng thành, thường có tổng cộng 8 răng nhai, chia đều trên hai hàm. Tuy nhiên, một số người có thể có ít hơn do bẩm sinh không có mầm răng.

Răng nhai đảm nhận vai trò chính trong hoạt động ăn nhai, hỗ trợ chức năng tiêu hóa và góp phần duy trì cấu trúc khuôn mặt:

  • Nhai và nghiền nhỏ thức ăn: Nhờ diện tích rộng, răng nhai giúp xé, nghiền thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
  • Duy trì hình dạng khuôn mặt: Răng số 6 và 7 giúp ổn định vị trí các răng khác, giữ cho khuôn mặt cân đối.
  • Hỗ trợ phát âm: Kết hợp cùng các răng khác hình thành cấu trúc khoang miệng – Răng nhai giúp tạo âm thanh rõ ràng khi giao tiếp.
Vị trí răng nhai
Vị trí răng nhai

II. Nguyên nhân bị mất răng nhai

Bị mất răng nhai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

1. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm nha chu. Đây là tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến nướu, dây chằng và xương ổ răng, khiến răng dần lung lay và mất đi khả năng nâng đỡ.

Bên cạnh đó, mảng bám còn sót lại trên răng cũng chính là nguyên nhân tích tụ dẫn đến bị mất răng nhai. Răng chứa vi khuẩn khi không được làm sạch sẽ cứng lại thành cao răng, gây tổn thương nghiêm trọng đến nướu và cấu trúc nâng đỡ răng. Nếu không điều trị kịp thời, xương ổ răng tiêu biến dần, làm răng mất đi điểm bám và rụng theo thời gian.

2. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh 

Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm cứng như xương, kẹo cứng, hạt cứng, đá lạnh,… có thể làm men răng bị tổn thương, gây nứt hoặc gãy răng. Khi răng bị tổn thương nhưng không được điều trị kịp thời, nguy cơ bị mất răng nhai sẽ tăng cao.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường và tinh bột còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng. Khi sâu răng lan đến tủy, tình trạng nhiễm trùng này có thể phá hủy cấu trúc răng, gây đau nhức dữ dội và buộc phải nhổ bỏ răng.

Thói quen nhai nước đá làm ảnh hưởng men răng
Thói quen nhai nước đá làm ảnh hưởng men răng

3. Lão hóa và mất răng do tuổi tác

Theo thời gian, răng cũng bị lão hóa, men răng dần mài mòn và trở nên yếu hơn. Lớp men bảo vệ răng bị bào mòn khiến răng dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng mất răng tự nhiên. Ngoài ra, sự suy giảm mật độ xương cũng làm giảm khả năng nâng đỡ răng, dẫn đến răng lung lay và rụng dần theo tuổi tác.

4. Do tai nạn, chấn thương

Những tác động mạnh vào vùng miệng do tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, té ngã, va đập…là nguyên nhân dẫn răng bị gãy hoặc rụng hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, lực tác động mạnh không chỉ bị mất răng nhai mà còn ảnh hưởng đến xương hàm, gây biến dạng khớp cắn và khó khăn trong việc phục hình răng.

5. Do các thói quen xấu

Một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể dẫn đến mất răng nhai, bao gồm:

  • Nghiến răng khi ngủ: Tạo áp lực lớn lên răng, làm mòn men răng và gây gãy răng.
  • Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu, lâu dài có thể gây mất răng.
  • Dùng răng để cắn vật cứng: Thói quen này có thể làm nứt hoặc gãy răng, đặc biệt là răng hàm chịu lực nhai lớn.
Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân bị mất răng nhai
Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân bị mất răng nhai

Xem thêm: Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?

III. Hậu quả của bị mất răng nhai

Dưới đây là những hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng nhai lâu ngày bạn cần lưu ý để có phương pháp khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

1. Giảm khả năng ăn nhai và ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Răng nhai đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Khi mất đi một hoặc nhiều răng nhai, lực nhai giảm sút đáng kể, có thể lên đến 70%, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.

Hệ quả của việc này bao gồm:

  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng: Thức ăn không được nhai kỹ làm tăng áp lực lên dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
  • Cấu trúc hàm bị thay đổi: Khi thiếu răng nhai, các răng còn lại sẽ phải chịu lực nhai lớn hơn, lâu dần gây mất cân bằng xương hàm, dẫn đến tình trạng lệch hàm hoặc sai khớp cắn.

2. Xô lệch răng gây ảnh hưởng đến khớp cắn

Bị mất răng nhai không chỉ tạo khoảng trống trên cung hàm, mà còn làm các răng còn lại có xu hướng nghiêng hoặc xô lệch để lấp đầy khoảng trống đó. Hậu quả gây ra:

  • Sai khớp cắn, khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn.
  • Gia tăng nguy cơ mòn răng, do các răng phải chịu lực nhai không đều.
  • Hình thành khe hở giữa các răng, dễ tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nha chu.
Mất răng nhai làm xô lệch răng, sai khớp cắn
Mất răng nhai làm xô lệch răng, sai khớp cắn

3. Biến chứng tiêu xương hàm

Bị mất răng nhai lâu ngày gây ra tình trạng tiêu xương hàm, do xương hàm không còn nhận được kích thích từ lực nhai. Tiêu xương có thể dẫn đến:

  • Hóp má, biến dạng khuôn mặt, khiến khuôn mặt trông già hơn so với tuổi.
  • Nướu tụt xuống, tạo khoảng trống gây mất thẩm mỹ.
  • Khó khăn trong việc phục hình răng, vì xương hàm bị tiêu đi, làm giảm khả năng tích hợp Implant nếu muốn trồng răng.

Xem thêm: Nhổ răng bao lâu thì bị tiêu xương?

4. Ảnh hưởng đến phát âm

Răng nhai đóng vai trò quan trọng trong việc định hình âm thanh khi nói. Khi mất răng, luồng hơi phát ra có thể bị thay đổi, làm cho một số âm không còn rõ ràng, gây khó khăn trong giao tiếp.

Hậu quả này ảnh hưởng đến những người làm công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều, như giáo viên, MC, nhân viên kinh doanh,…

5. Đau khớp thái dương hàm tăng nguy cơ lệch mặt

Bị mất răng nhai làm mất cân bằng lực cắn, gây áp lực lên khớp thái dương hàm – bộ phận kiểm soát vận động của hàm. Gây ra hậu quả như sau:

  • Đau vùng thái dương, gây mỏi hàm, đau đầu
  • Khó mở miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống
  • Nguy cơ lệch mặt hoặc liệt cơ hàm nếu mất răng lâu ngày mà không phục hồi.
Mất răng nhai lâu ngày có thể làm đau khớp thái dương hàm
Mất răng nhai lâu ngày có thể làm đau khớp thái dương hàm

6. Mất răng nhai ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Một trong những hậu quả dễ nhận thấy nhất của mất răng nhai là gương mặt bị biến dạng. Khi mất răng lâu ngày, xương hàm tiêu biến khiến vùng má bị hóp vào, dẫn đến da chảy xệ, hàm dưới trông nhô ra hoặc bị hô do mất sự nâng đỡ từ răng, gây tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Tham khảo: Răng bị nghiêng vào vùng mất răng thì có cấy Implant được không?

IV. Bị mất răng nhai phải làm sao?

Đối với tình trạng mất răng nhai thì hiện nay, phương pháp cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp và trồng răng Implant đều được nhiều người lựa chọn phục hồi lại răng đã mất với tình thẩm mỹ cũng như độ bền chắc cao. Mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào tình trạng răng miệng và điều kiện kinh tế của mỗi người mà có thể tự lựa chọn một giải pháp riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu từng phương pháp nhé!

1. Làm cầu răng sứ thay thế răng nhai bị mất

Kỹ thuật làm cầu răng sứ chính là mài đi những chiếc răng kề cận xung quanh nơi răng bị mất thành cùi răng để làm trụ gắn cầu răng. Sau đó một nhịp cầu răng được gắn chặt vào cùi răng và che lấp đi khoảng trống mất răng đó. Mất một răng phải mài ít nhất 2 răng và làm cầu 3 răng sứ.

Cầu răng sứ giúp răng mất nâng cao tính thẩm mỹ, có độ bền chắc cao, bệnh nhân có thể ăn nhai tốt, tuổi thọ của cầu răng sứ cũng khá cao nếu bệnh nhân chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên, cầu răng sứ vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm không khắc phục được như:

  • Phải mài các răng thật vốn khỏe mạnh.
  • Do răng thật phải mài đi nên trụ răng sẽ yếu, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì răng thật dễ bị bệnh lý, hoặc có thể bị nứt gãy nếu có lực quá mạnh tác động lên.
  • Cầu răng chỉ lấp đi khoảng trống mất răng mà không có tác động vào xương hàm nên không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Khi xương hàm bị tiêu, sẽ làm cho nướu bị co dần lại gây hiện tượng tụt nướu.
  • Sau thời gian sử dụng bạn phải tốn thời gian và chi phí làm lại cầu răng sứ mới đảm bảo độ bền chắc hơn.
  • Không phải trường hợp nào cũng làm được cầu răng sứ, nếu răng bên cạnh không khỏe mạnh hay khoảng mất răng quá lớn thì việc làm trụ cầu không được, không đảm bảo ăn nhai.

Chi phí làm cầu răng sứ sẽ tùy thuộc vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn và số lượng răng sứ cần thực hiện làm cầu. Bạn có thể tham khảo bảng giá răng sứ tại Nha Khoa Đông Nam trong bảng dưới đây:

LOẠI RĂNG SỨ CHI PHÍ GHI CHÚ
Răng sứ kim loại Ceramco III 1.000.000 VNĐ/Răng BH 3 Năm
Răng sứ Titan 2.000.000 VNĐ/Răng BH 5 Năm
Răng toàn sứ Emax 4.000.000 VNĐ/Răng BH 5 Năm
Răng toàn sứ Zirconia 6.000.000 VNĐ/Răng BH 10 Năm
new răng sứ mớiRăng toàn sứ cao cấp HI-Zirconia 7.000.000 VNĐ/Răng BH 20 Năm
Mặt dán sứ Laminate 7.000.000 VNĐ/Răng BH 10 Năm
+ Miễn phí chi phí khám và tư vấn.
+ Miễn phí chi phí chụp X-quang.
+ Miễn phí chữa tủy khi làm răng sứ toàn sứ.
+ Giảm giá 50% Tẩy trắng răng đi kèm khi làm răng sứ.

»» Giả sử bạn mất 1 răng, ít nhất phải làm cầu sứ gồm 3 răng (2 răng kế răng bị mất đủ tiêu chuẩn làm trụ cầu). Chọn loại răng sứ kim loại giá 1,000,00đ/răng thì tổng chi phí là: 1,000,000đ x 3 = 3,000,000đ.

2. Trồng răng nhai bằng phương pháp Implant 

Kỹ thuật trồng răng Implant là bác sĩ sẽ cấy trụ Implant vào bên trong xương hàm, sau một thời gian trụ Implant tích hợp chắc chắn, ổn định trong xương hàm thì bác sĩ mới tiến hành phục hình răng sứ lên trên trụ Implant tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh.

Răng Implant không chỉ tổng hợp được những ưu điểm mà nó còn khắc phục được tất cả những nhược điểm của các phương pháp trồng răng bằng cầu sứ và hàm giả tháo lắp:

  • Tính thẩm mỹ cao, độ bền chắc và chịu lực lớn nên bạn có thể ăn nhai thoải mái.
  • Do trụ Implant được cấy vào bên trong xương hàm nên tình trạng tiêu xương được ngăn chặn.
  • Không gây tác động đến những răng xung quanh giống như cầu răng sứ.
  • Răng Implant cố định, có thể tồn tại vĩnh viễn đến suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách.
  • Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng: mất 1, 2 răng hay nguyên hàm đều thực hiện được.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp cấy ghép Implant đó chính là có giá thành tương đối cao. Điều kiện cần và đủ là cơ sở trồng răng đảm bảo, có đủ thiết bị, máy móc kiểm tra hiện đại, bác sĩ giỏi giàu chuyên môn thực hiện.

Chi phí trồng răng bằng Implant tại Nha Khoa Đông Nam có giá như sau:

LOẠI IMPLANT CHI PHÍ (VNĐ) ĐVT
Biotem Hàn Quốc 16.500.000 1 Răng
C-Tech Ý 19.900.000 1 Răng
Superline Mỹ 23.500.000 1 Răng
ETK Active Pháp 28.200.000 1 Răng
NOBEL Active Thụy Điển 32.900.000 1 Răng
Straumann SLActive Thụy Sĩ 34.000.000 1 Răng
ALL ON 4 cải tiến 120.000.000 1 Hàm
ALL ON 4 cố định 151.000.000 1 Hàm
ALL ON 5 cố định 170.900.000 1 Hàm
ALL ON 6 cố định 190.800.000 1 Hàm
ALL ON 8 cải tiến 230.600.000 1 Hàm

»» Giả sử bạn mất 1 răng và chọn loại Implant Hàn Quốc để phục hình thì tổng chi phí là: 16,500,000đ.

3. Trồng răng nhai bằng cách đeo hàm giả tháo lắp

Đeo hàm giả tháo lắp là phương pháp tiếp theo được nhiều người lựa chọn để khắc phục bị mất răng nhai. Phương pháp này sử dụng một nền hàm giả bằng nhựa hoặc khung kim loại, kết hợp với răng giả gắn bên trên để lắp vào vị trí răng bị mất.

Ưu điểm của hàm giả tháo lắp:

  • Chi phí thấp: So với cầu răng sứ và Implant, hàm giả tháo lắp có mức giá thấp hơn nhiều, phù hợp với người có tài chính hạn chế.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng: Quy trình làm hàm giả tháo lắp thường chỉ mất từ 2 – 4 ngày, giúp bệnh nhân nhanh chóng có răng mới để cải thiện khả năng ăn nhai.
  • Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh: Có thể tự tháo ra để vệ sinh răng miệng hàng ngày, giúp chủ động vệ sinh tốt hơn.
  • Ít tác động đến răng thật: Không cần mài răng hay can thiệp phẫu thuật như phương pháp cầu răng sứ hay Implant, giúp bảo vệ răng thật còn lại.
Phương pháp làm răng giả tháo lắp có mức chi phí tương đối tiết kiệm
Phương pháp làm răng giả tháo lắp có mức chi phí tương đối tiết kiệm

Song song đó, đeo hàm giả khi bị mất răng nhai cũng tồn tại những điểm hạn chế như: Khả năng chịu lực kém, đặc biệt là khi nhai đồ cứng hoặc dai. Đồng thời, việc đeo hàm giả tháo lắp sẽ không có chân răng nhân tạo, nó không thể ngăn chặn tiêu xương như trồng răng Implant.

Hàm giả dễ bám thức ăn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm nướu và hôi miệng. Do đó, người dùng phải vệ sinh kỹ lưỡng mỗi ngày, tốn nhiều thời gian hơn so với các phương pháp phục hình cố định.

V. Nên làm cầu răng sứ hay trồng Implant khi bị mất răng nhai

Khi bị mất răng nhai hay bất kỳ vị trí răng nào khác, hầu như các chuyên gia đều khuyên bệnh nhân nên lựa chọn giải pháp cấy ghép Implant để trồng lại răng mất vì những đặc tính ưu việt, khắc phục được những khuyết điểm của cầu răng sứ.

Mặc dù chi phí trồng Implant có phần khá cao cho 1 lần thực hiện nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng với những lợi ích thiết thực mà răng Implant mang lại.

Bạn có thể tham khảo thêm video so sánh chi phí giữa trồng răng Implant và bắc cầu răng sứ dưới đây:

Sau đây chúng ta có thể tính chi phí của 2 giải pháp này để có thể hiểu rõ hơn:

  • Chi phí trồng 1 răng nhai bằng Implant Hàn Quốc16.500.000đ/răng, sử dụng suốt đời.
  • Chi phí trồng 1 răng nhai bằng cầu sứ (làm ít nhất cầu sứ gồm 3 răng) sẽ tính như sau:

+ Chọn loại sứ kim loại sẽ bị đen viền nướu sau 1 thời gian sử dụng 1,000,000đ/răng: chi phí là 3,000,000đ (1,000,000đ x 3)

+ Chọn loại sứ toàn sứ không bị đen viền nướu giá 6,000,000đ/răng: chi phí là 18,000,000đ (6,000,000đ x 3).

Dù bạn có chọn loại răng sứ nào thì sau một vài năm cầu sứ này hư hỏng bạn cần thay thế mới với số lượng răng làm cầu có thể tăng lên, mài nhiều răng hơn.

so sánh trồng răng implant và cầu răng sứ

Icon xem thêm nha khoa Đông Nam Thực tế chi phí tính chia ra mỗi năm thì phương án làm răng nhai bằng Implant không quá cao.

Nếu điều kiện kinh tế không dư dả chưa thể trồng răng Implant thì bạn có thể khắc phục tạm thời bằng cầu răng sứ để ăn nhai, thẩm mỹ, các răng còn lại không bị nghiêng lệch có thể ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép Implant sau này. Khi có đủ điều kiện tài chính thì nên trồng lại bằng răng Implant.

Trường hợp mất răng nhai quá lâu, tiêu xương quá nhiều cần cấy ghép thêm xương, bạn không cần quá lo lắng. Nha khoa Đông Nam có chính sách tài trợ 100% chi phí cấy ghép thêm xương, chi phí Implant gần như là TRỌN GÓI chỉ tính trên trụ Implant mà không cần phải chi trả thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Nha Khoa Đông Nam – Chuyên cấy ghép Implant & phục hình răng sứ thẩm mỹ hoàn hảo tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung được hàng ngàn khách hàng tín nhiệm và yêu mến nhờ:

icon chọn nha khoa đông nam Cơ sở khang trang, thiết bị máy móc hiện đại, có chụp CT 3D tại chỗ thuận tiện cho người bệnh.

icon chọn nha khoa đông nam Quá trình thực hiện nhẹ nhàng.

icon chọn nha khoa đông nam Không biến chứng.

icon chọn nha khoa đông nam Kết quả thích hợp với từng trường hợp khác nhau.

icon chọn nha khoa đông nam Đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu trong điều trị, tận tâm chia sẻ, giải đáp thắc mắc về chăm sóc sau cấy ghép.

Tuy nhiên, muốn biết được chính xác tình trạng bị mất răng nhai của bạn sẽ phù hợp với phương pháp trồng răng nào, cũng như đưa ra mức chi phí thích hợp. Bạn nên đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hoặc gọi ngay đến số 1900 7141 sẽ được giải đáp ngay lập tức.