khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng nhai là răng số mấy

Răng nhai là răng số mấy? – Giống như tên gọi, răng nhai là các răng đóng vai trò chủ lực trong việc ăn nhai trên cung hàm, giúp chúng ta nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Răng nhai là răng số mấy

I. Răng nhai là răng số mấy?

Ngoại trừ răng khôn, hầu như tất cả các răng khác trong cung hàm đều đóng một vai trò nhất định trong việc ăn nhai. Trong đó, chủ lực là răng số 6, 7. Chúng được gọi chung là răng hàm hay răng cối.

vị trí răng nhai trên cung hàm
Vị trí các răng nhai chính trên cung hàm

Chức năng của các răng số 6, 7 là nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Răng khôn cũng thuộc nhóm răng hàm. Nhưng chúng không có vai trò rõ ràng trong việc ăn nhai. Hơn nữa, chúng rất hay mọc ngầm, mọc lệch, chen lấn các răng khác. Mảng bám, vụn thức ăn cũng rất dễ đọng lại trên các răng này làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu… Do đó, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nhổ đi.

II. Làm gì khi răng nhai bị sâu hỏng, mẻ, vỡ

Khi răng nhai bị sâu, hỏng, mẻ, vỡ hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, bạn nên đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám, xác định mức độ tổn thương của cấu trúc răng và có biện pháp khắc phục phù hợp.

– Trường hợp răng nhai bị sâu hoặc chấn thương nhẹ, số lượng các mô răng bị mất không quá lớn và chưa ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ thường chỉ định trám răng.

các trường hợp cần trám răng nhai
Một số trường hợp cần trám răng nhai

– Trường hợp răng nhai bị sâu hỏng, chấn thương nặng, mất hơn 50% thân răng hoặc đã ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ để bảo tồn răng.

– Trường hợp răng nhai bị chấn thương nghiêm trọng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng và tư vấn cho bệnh nhân giải pháp trồng lại phù hợp.

1. Trám răng nhai

Trám răng nhai là quá trình bác sĩ lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám chuyên dụng. Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, bao phủ và bảo vệ các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

quy trình trám răng nhai
Quy trình trám răng nhai

– Về thẩm mỹ: Mỗi vật liệu trám khác nhau sẽ có giá trị thẩm mỹ khác nhau. Trong đó, giống với màu răng thật nhất là Composite, đây cũng là loại vật liệu được ưa chuộng nhất hiện nay.

– Về khả năng chịu lực: Khả năng chịu lực của miếng trám răng thường không cao. Chúng rất dễ bị bong tróc, bung bật ra khỏi vị trí trám khi bệnh nhân ăn nhai với lực mạnh.

– Về thời gian sử dụng: Tuổi thọ của miếng trám răng phụ thuộc vào cách chăm sóc, vệ sinh của bệnh nhân. Sau khi trám răng, bệnh nhân nên đi khám răng định kỳ và thay mới khi miếng trám có dấu hiệu đổi màu, nứt, bung bật.

– Về chi phí thực hiện: Chi phí trám răng Composite tại Nha khoa Đông Nam400.000 đồng mỗi răng, không bao gồm chi phí chữa tủy.

trám răng nhai bị sâu
Trước và sau khi trám răng

2. Bọc răng sứ cho răng nhai

Bọc răng sứ là quá trình các bác sĩ mài nhỏ các răng thật cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp rồi chụp cố định răng sứ lên trên.

quy trình bọc sứ cho răng nhai
Quy trình bọc sứ cho răng nhai

Trường hợp răng bị chấn thương nặng, đã ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy trước khi bọc răng sứ.

Nếu răng sau chữa tủy quá yếu, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đóng chốt răng để giúp chúng được cứng chắc hơn và tăng thời gian lưu giữ răng. Nếu phần thân răng còn lại quá ít, không đủ điều kiện để bọc răng sứ, kỹ thuật gắn cùi răng giả sẽ được chỉ định.

– Về thẩm mỹ: Răng sứ có màu sắc tương tự như răng thật. Trên thực tế, ngoài mục đích điều trị, bọc răng sứ còn có thể được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ.

bọc sứ cho răng nhai bị sâu
Bọc sứ cho răng sâu tại Nha khoa Đông Nam

– Về khả năng chịu lực: Khả năng chịu lực của răng sứ rất cao, gấp 1 – 7 răng thật, tùy vào loại răng sứ được sử dụng.

– Về thời gian sử dụng: Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ lên đến 8 – 10 năm. Một số dòng răng sứ toàn sứ cao cấp như Zirconia hoặc Hi-Zirconia thậm chí còn có thể duy trì cả đời nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.

– Về chi phí bọc răng sứ: Chi phí bọc răng sứ tại Nha khoa Đông Nam là 1.000.000 – 7.000.000 đồng mỗi răng, không bao gồm chi phí chữa tủy.

3. Nhổ răng nhai

Nhổ răng được xem là chỉ định cuối cùng, chỉ được chỉ định khi chiếc răng của bạn bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị được nữa.

Các răng số 6, 7 thường có từ 2 – 4 chân răng. Thế nhưng, vẫn có trường hợp ngoại lệ, một số bệnh nhân có thể có ít hoặc nhiều hơn 1 – 2 chân răng so với bình thường.

Do đó, trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chụp X – Quang cho bệnh nhân để xác định chính xác số chân răng. Chi phí nhổ răng số 6, 7 tại Nha khoa Đông Nam là 500.000 đồng mỗi răng.

Quy trình nhổ răng không đau tại nha khoa đông nam

III. Các giải pháp phục hình khi mất răng nhai

Mất răng nhai ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Song song với đó, vùng xương hàm ở vị trí răng mất không còn nhận được áp lực và kích thích từ hoạt động ăn nhai của răng sẽ thoái hóa và tiêu dần đi, lâu dài sẽ gây ra hiện tượng tụt nướu, xô lệch răng và nhiều biến chứng khác.

răng bị xô lệch
Bị tiêu xương hàm, răng xô lệch sau khi mất răng

Do đó, sau khi mất răng, dù là do nguyên nhân gì, bạn cũng nên nhanh chóng trồng lại các răng này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Các phương pháp trồng răng nhai thường được sử dụng hiện nay là: cấy ghép Implant, cầu răng sứrăng giả tháo lắp.

1. Cấy ghép Implant răng nhai

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng giả toàn diện và tối ưu nhất hiện nay. Đây gần như là giải pháp duy nhất có thể hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm do mất răng.

Về phương diện kỹ thuật, cấy ghép răng Implant là quá trình các bác sĩ đặt các trụ Implant vào xương hàm của bệnh nhân, sau đó gắn cố định răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng mới, hoàn chỉnh cả về cấu tạo và chức năng.

mô phỏng kỹ thuật cấy ghép răng implant
Mô phỏng trồng răng bằng phương pháp cấy Implant

✓ Về cấu tạo: Răng Implant có cấu tạo tương tự như răng thật với đầy đủ thân và chân răng.

✓ Về chức năng ăn nhai: Bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường như trước khi mất răng, kể cả thức ăn dai cứng.

✓ Về thẩm mỹ: Răng Implant hệt như răng thật, gần như không thể phân biệt bằng mắt thường.

cấy 2 trụ implant răng nhai
Cấy 2 trụ Implant phục hình 3 răng nhai hàm dưới

✓ Về tuổi thọ: Răng Implant có thể tồn tại vĩnh viễn trong cung hàm nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.

✓ Về khả năng bảo tồn xương hàm: Răng Implant hoạt động tương tự như răng thật, giúp kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định, hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương.

Trường hợp chỉ định: Phương pháp cấy ghép Implant gần như có thể áp dụng cho mọi trường hợp mất răng, từ mất một răng, hai răng đến mất tất cả các răng, với điều kiện là sức khỏe toàn thân của bệnh nhân phải ổn định và phù hợp.

Chính vì những đặc điểm trên nên trong đa số các trường hợp trồng răng nhai, bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên cấy ghép Implant để có được hiệu quả phục hình toàn diện và tối ưu nhất.

cấy 3 trụ implant răng nhai hàm trên
Cấy ghép Implant phục hình răng hàm trên

Sự thành công của một ca cấy ghép Implant phụ thuộc nhiều vào chất lượng xương hàm của bệnh nhân.Vì thế, bệnh nhân tiêu xương, thiếu xương do mất răng lâu năm cần được cấy ghép thêm xương để đảm bảo kích thước xương đạt được độ dày cần thiết để đặt trụ Implant.

Vì tốc độ tiêu xương hàm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, do đó để xác định chính xác trường hợp răng miệng cụ thể của bản thân có cần cấy ghép thêm xương hay không, bạn nên đến Nha khoa để được bác sĩ chụp CT Scanner 3D và tư vấn cụ thể.

2. Bắc cầu răng sứ phục hình răng nhai

Bắc cầu răng sứ là quá trình bác sĩ mài nhỏ ít nhất hai răng thật kế cận răng mất để làm trụ răng. Sau đó, gắn cố định cầu răng sứ lên trên để lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên cung răng.

mô phỏng làm cầu răng sứ
Mô phỏng kỹ thuật trồng răng bằng cầu răng sứ

✦ Về cấu tạo: Cầu răng sứ là một dãy răng sứ được chế tạo liền kề, gồm ít nhất 3 răng. Chúng sẽ được nâng đỡ và cố định bởi các răng thật đã được mài nhỏ.

✦ Về thẩm mỹ: Giá trị thẩm mỹ của cầu răng khá cao. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của hiện tượng tiêu xương hàm, vùng mô nướu bên dưới cầu răng sẽ dần lõm xuống, tạo thành một khoảng trống gây mấy thẩm mỹ.

phục hình răng nhai bằng cầu sứ
Làm cầu răng sứ phục hình răng nhai

✦ Về chức năng ăn nhai: Chức năng ăn nhai của cầu răng sứ khá cao, khoảng 60 – 70% răng thật.

✦ Về tuổi thọ: Sau một thời gian nâng đỡ và chịu lực cho toàn bộ cầu răng, các răng thật sẽ yếu đi, khiến chúng không còn đủ khỏe để làm trụ. Do đó, phương pháp này không có hiệu quả sử dụng vĩnh viễn, bệnh nhân phải thay mới sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 5 – 7 năm.

✦ Khả năng bảo tồn xương hàm: Vì không có chân răng độc lập nên sau khi phục hình răng bằng phương pháp cầu răng sứ, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra.

Trường hợp chỉ định: Cầu răng sứ thường không được chỉ định cho bệnh nhân mất răng số 7 vì răng số 8 (răng khôn) không đủ điều kiện để làm trụ răng.

Cầu răng sứ là một giải pháp phục hình răng mất mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Đối với các răng nhai, nếu chưa có điều kiện để cấy ghép Implant, bạn nên cân nhắc phục hình răng bằng phương pháp cầu răng sứ để khôi phục lại một phần chức năng ăn nhai của chiếc răng đã mất.

3. Làm răng giả tháo lắp để phục hình răng nhai

Răng giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng truyền thống, thường được chỉ định để phục hình răng cho bệnh nhân không đủ điều kiện để cấy ghép Implant hay làm cầu răng sứ.

– Về cấu tạo: Răng giả tháo lắp là một tổ hợp răng và nướu giả. Chúng được gắn trực tiếp lên nướu để lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên cung răng. Bệnh nhân có thể tự tháo lắp răng giả để vệ sinh.

hàm tháo lắp cho răng nhai
Răng giả tháo lắp răng nhai

– Về chức năng ăn nhai: Vì không có chân răng chịu lực nên chức năng ăn nhai của răng giả tháo lắp không cao, chỉ khoảng 30 – 40% răng tự nhiên.

– Về thẩm mỹ: Vì phần nền nướu của răng giả tháo lắp được làm từ nhựa nên không được tự nhiên, dễ nhận biết.

– Về thời gian sử dụng: Thời gian sử dụng của răng giả tháo lắp phụ thuộc vào tốc độ tiêu xương hàm của bệnh nhân.

Trường hợp chỉ định: Răng giả tháo lắp có thể áp dụng cho mọi tình huống phục hình răng, từ mất một răng, hai răng đến mất răng toàn hàm.

Vì chức năng ăn nhai không cao, nên răng giả tháo lắp thường rất ít được chỉ định để phục hình răng nhai nếu bệnh nhân đủ điều kiện để phục hình răng bằng các phương pháp khác.

»» Đặc điểm của các phương pháp phục hình răng được thể hiện trong bảng sau:

đặc điểm của các phương pháp trồng răng giả

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về các răng nhai và phương pháp phục hình các răng này. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm giải phẫu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close