Bọc răng sứ được xem là giải pháp nha khoa nhanh nhất giúp cải thiện các khiếm khuyết của răng như răng ố vàng nặng, nhiễm màu kháng sinh, răng thưa, khấp khểnh nhẹ, mang đến hàm răng trắng sáng, đều đặn. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân than phiền rằng họ gặp tình trạng lệch khớp cắn khi bọc răng sứ. Vậy bọc răng sứ bị lệch khớp cắn nguyên nhân từ đâu? Khắc phục thế nào?
I. Tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là gì?
Sau khi bọc sứ, hai hàm răng không còn tự nhiên, ăn khớp với nhau gọi là lệch khớp cắn. Điều này khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, lâu ngày có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, cấu trúc khuôn mặt và thậm chí gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn:
- Cắn không thoải mái
- Đau nhức
- Mòn răng
- Nướu sưng đỏ
- Tiêu hóa kém
II. Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
1. Mài răng không đúng tỷ lệ
Mài răng là một trong những bước quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của một ca bọc răng sứ. Trường hợp bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề yếu sẽ khiến tỷ lệ mài răng sai lệch, chỗ mài ít, chỗ mài nhiều.
Thậm chí nhiều trường hợp còn xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật làm tổn thương tủy răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của răng thật.
2. Lấy dấu hàm không chính xác
Điều này có thể xuất phát từ việc bác sĩ lấy dấu hàm không đúng kỹ thuật dẫn đến sự sai sót trong việc thiết kế mão sứ. Khi kích thước mão sứ không phù hợp với cùi răng thật sẽ phát sinh tình trạng cộm cấn, lệch khớp cắn.
Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân có vôi răng bám dày ở chân răng nhưng không được làm sạch trước khi mài răng và lấy dấu cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của mão sứ. Hơn nữa, điều này còn dễ gây tình trạng viêm nhiễm, hôi miệng sau khi bọc răng sứ.
3. Lắp răng sứ không chuẩn
Bác sĩ chụp mão sứ không khít sát với cùi răng rất dễ gây ra tình trạng cộm cấn, lệch khớp cắn. Hơn hết, việc này còn hình thành khe hở tạo điều kiện cho thức ăn dính giắt, vi khuẩn xâm nhập hình thành ổ viêm nhiễm gây tổn thương đến cùi răng.
4. Lệch khớp cắn do thói quen
Một số thói quen như nghiến răng, thường xuyên ăn thực phẩm dai cứng, dùng răng nhai đá, cạy mở nắp chai,… cũng có thể ảnh hưởng đến khớp cắn.
5. Tai nạn hoặc chấn thương
Ngoài ra, tai nạn do té ngã hoặc chấn thương vào hàm mặt có thể làm thay đổi vị trí răng, dẫn đến lệch khớp cắn.
III. Ảnh hưởng của tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm:
1. Vướng víu, khó chịu
Khi răng sứ bị lệch, khớp cắn không đúng gây ra cảm giác vướng víu, đau nhức trong miệng, ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mặt khác, cơn đau nhức do răng sứ lệch khớp cắn khiến thức ăn không được nghiền kỹ, lâu dần sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, đau bao tử,…
2. Suy giảm thẩm mỹ
Tính thẩm mỹ là mục đích hàng đầu mà người bệnh hướng đến khi lựa chọn bọc răng sứ. Vì vậy mà trường hợp răng sứ cộm cấn, không khít sát với răng thật, nhất là khi xảy ra ở nhóm răng cửa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nụ cười, người đối diện dễ dàng phát hiện răng đang gặp vấn đề.
3. Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Khi mão răng sứ bị lệch, cộm cấn, khả năng cao sẽ xảy ra tình huống xuất hiện khe hở giữa mão răng và cùi răng. Đây được xem là môi trường trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, chúng không ngừng phát triển và tấn công vào răng gốc gây sâu răng, hoại tử tủy, viêm nướu, chảy máu chân răng.
Không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến ăn nhai, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng mà sự sai lệch khớp cắn sau khi làm răng sứ còn làm tăng áp lực lên hàm, dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm và gây ra những cơn đau đầu.
IV. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, bị cộm
Nếu gặp tình trạng lệch khớp cắn sau khi làm sứ, hãy đến nha khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp:
- Trường hợp lệch khớp cắn do gắn mão sứ thiếu chính xác: Bác sĩ có thể điều chỉnh và đặt lại mão sứ vào vị trí đúng mà không cần tháo bỏ răng sứ.
- Trường hợp lệch khớp cắn do sai sót trong bước mài răng hoặc lấy dấu hàm: Bác sĩ sẽ phải tháo bỏ toàn bộ mão sứ cũ, điều chỉnh lại đường mài răng và chế tác mão sứ mới phù hợp.
Vì khi cắt bỏ răng sứ cũ ra sẽ không thể tái sử dụng nên cần lấy lại dấu hàm và chế tác răng sứ mới phù hợp. Điều này sẽ khiến bệnh nhân mất thêm thời gian và chi phí thực hiện.
Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, ngay từ ban đầu người bệnh nên lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại và răng sứ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hiện nay, Nha khoa Đông Nam là một trong những nha khoa hàng đầu về dịch vụ răng sứ thẩm mỹ. Không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi mà còn đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại, răng sứ chính hãng và chế độ bảo hành lâu dài.
Hơn hết, chi phí còn được tính trọn gói, bảo đảm không phát sinh trong quá trình điều trị. Khi thực hiện trồng răng sứ tại Nha khoa Đông Nam, người bệnh còn nhận được nhiều ưu đãi như:
- Miễn phí thăm khám và tư vấn
- Miễn phí chi phí chụp X – Quang
- Miễn phí chi phí chữa tủy khi làm răng toàn sứ
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn cần được khắc phục triệt để tránh chủ quan làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ vào số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?