Hỏi: “Chào bác sĩ, bọc răng sứ xong có tháo ra được không ạ? Em có đi làm 2 chiếc cửa bằng răng sứ nhưng thấy không đẹp lắm, 2 răng cửa này to hơn so với các răng khác, giờ em muốn tháo răng sứ ra rồi bọc lại cái khác. Bác sĩ tư vấn sớm giúp em nhé!” – Thanh Thảo, Gò Vấp
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Thanh Thảo, đầu tiên chúng tôi xin cám ơn bạn đã tin tưởng và yêu mến khi gửi câu hỏi của mình đến cho Nha Khoa Đông Nam. Với vấn đề này chúng tôi xin có những giải đáp như sau:
Mục Lục
I. Bọc răng sứ xong có tháo ra được không?
Kỹ thuật bọc răng sứ là việc tiến hành mài bớt men răng bên ngoài của những chiếu răng bị hô, chìa, răng nhiễm màu, răng khấp khểnh, lệch lạc,… rồi dùng mão răng sứ chế tạo bên ngoài dựa trên cung hàm kết hợp với cấu tạo Nha Khoa thẩm mỹ chụp lên trên răng đã được mài. Kết quả là bạn có được một hàm răng đều đặn, trắng sáng, đẹp tự nhiên như mơ ước.
Vậy răng sứ có tháo ra được không?
Răng sứ lắp vào cùi răng thật thường rất chắc chắn để phục vụ tốt cho ăn nhai mà không lo bị bung bật, lung lay. Tuy nhiên, khi cần thay mới hoặc tháo bỏ răng sứ thì bác sĩ sẽ có những biện pháp kỹ thuật riêng để xử lý giúp bạn.
Vì thế có thể khẳng định là răng sứ hoàn toàn có thể tháo ra được dễ dàng nhờ bàn tay của bác sĩ bạn nhé!
Tuy nhiên, xin nhấn mạnh với bạn là để tháo được chụp răng sứ cần tiến hành khéo léo, đảm bảo kỹ thuật, nhẹ nhàng, không tổn thương, xâm lấn, không gây đau, không gây nhiễm trùng. Do đó, chọn được bác sĩ giỏi ở địa chỉ nha khoa uy tín là rất quan trọng.
Như trường hợp của bạn Thanh Thảo, việc tháo 2 chiếc răng cửa bọc không thẩm mỹ hoàn toàn có thể thực hiện được. Theo đó để chỉnh sửa kích thước 2 chiếc răng này bạn cần mài thêm 2 chiếc răng nữa thì mới điều chỉnh cho các răng đồng đều với nhau được.
II. Tháo răng sứ để bọc lại khi nào?
Răng sứ bị hư hại là điều không ai muốn, nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp răng sứ bị hư do nhiều nguyên nhân: tay nghề lắp sứ không đúng kỹ thuât, chế tác răng sứ sai thông số, phôi sứ kém chất lượng…Nếu gặp phải các vấn đề về răng sứ như sau, bạn cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ điều trị phù hợp:
Răng sứ bị nứt, mẻ
Đây là tình trạng bề mặt răng xuất hiện các vết nứt mẻ, nguyên nhân chủ yếu do chịu tác động lực quá lớn bên ngoài dẫn đến tổn thương. Các vết nứt sẽ ngày càng lớn hơn nếu không được xử lý kịp thời, dễ gây đau đớn, gãy mẻ hư tổn cùi răng thật bên trong.
Răng sứ bị tụt lợi
Một trong những trường hợp bọc răng sứ bị hư cần phải tháo ra làm lại chính là răng sứ bị hở nướu gây tụt lợi. Nếu tình trạng này để càng lâu không khắc phục dễ tạo nên kẽ hở giữa nướu và răng gây mất thẩm mỹ và nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
Răng thật bên trong bị sâu
Thao tác thực hiện bọc răng sứ nếu không đúng kỹ thuật sẽ tạo ra kẽ hở giữa răng thật và mão sứ, đây là nơi trụ ngụ lý tưởng của vi khuẩn sâu răng. Vi khuẩn tấn công men răng, gây sâu răng từ bên trong, nặng hơn là tình trạng nhiễm trùng chân răng, hoại tử tủy.
Những tổn thương vừa nêu trên đều là các vấn để nguy hại cho răng thật cần phải tháo mão sứ ra và điều trị sớm, bạn nên nhanh chóng liên hệ lại với nha khoa đã điều trị để kiểm tra và xử lý kịp thời. Nếu nha khoa không đảm bảo các yếu tố mão sứ cũng như tay nghề bác sĩ bạn nên tìm cho mình trung tâm nha khoa uy tín hơn để điều trị, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
III. Tháo răng sứ bọc lại có đau không?
Tháo răng sứ bọc lại có đau không còn tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ nha khoa thực hiện như thế nào, theo đó nếu tay nghề bác sĩ thực hiện chuyên nghiệp kết hợp cùng trang thiết bị tiên tiến sẽ giảm cảm giác sưng đau cho người bệnh.
Giai đoạn tháo răng sứ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bọc răng sứ trở lại dễ dàng hơn. Ngoài ra, sau khi bọc lại răng sứ mới được gắn cố định bởi loại keo dính chuyên dụng sẽ giúp các mão sứ chắc chắc trên cùi răng, giúp răng không bị bung ra, đảm bảo chức năng ăn nhai.
Một vấn đề cần lưu ý răng sau khi tháo răng sứ ra và lắp lại, cần chọn lựa loại răng sứ phù hợp để không gây ra các biến chứng về lâu dài. Tránh tháo ra, lắp lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng và tốn kém thêm chi phí, thời gian đi lại.
IV. Những tình huống có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ
1. Đau nhức kéo dài
Bình thường, đối với bọc răng sứ đơn lẻ một vài chiếc như bọc răng sứ cho răng cửa hay răng hàm hoặc thậm chí là bọc răng sứ nguyên hàm thì sau khi bọc sẽ hầu như không đau nhức.
Tuy nhiên nếu bạn bị đau kéo dài sau khi bọc răng sứ thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:
+ Bị viêm tủy răng mà nha sĩ không kiểm tra, tiến hành điều trị tủy sạch trước khi bọc sứ hoặc cũng có thể điều trị chưa triệt để tình trạng viêm tủy răng trước khi làm bọc răng sứ.
+ Có thể do bác sĩ mài quá nhiều và can thiệp quá sâu vào cấu trúc răng cho nên sau khi kết thúc bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu.
+ Đôi khi tình trạng đau nhức kéo dài do vấn đề sang chấn khớp cắn: việc khớp cắn không được chỉnh tốt, dẫn tới răng sứ cao hơn hoặc bị va vập trong quá trình nhai sẽ dẫn tới lực nhai dồn quá nhiều lên chân răng sứ và gây ra hiện tượng đau nhức kéo dài.
2. Viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ cũng là một tai biến rất thường hay xảy ra nếu như bác sĩ can thiệp quá sâu vào cấu trúc răng, mài cùi răng quá dày khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và làm tổn thương cùi răng bên trong kết hợp với làm tổn thương các mô mềm.
Cũng có thể do Labo làm răng sai kỹ thuật dẫn tới thừa hoặc thiếu bờ viền phục hình làm cho thức ăn dễ nhồi nhét và gây viêm. Tình trạng viêm lợi cũng có thể xuất hiện do nguyên nhân là bệnh nhân bị dị ứng với răng giả.
3. Hôi miệng sau khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân nếu có tình trạng hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng không tốt, không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, cùng với việc nhồi nhét thức ăn nên tình trạng này nhanh chóng xảy ra.
Hôi miệng sau khi bọc răng sứ còn do một nguyên nhân nữa đó là do trong quá trình sản xuất Labo làm sai kỹ thuật khiến cho răng miệng sau bọc sứ bị hôi miệng.
4. Bể răng sứ
Trường hợp này cũng thường xảy ra do bệnh nhân không tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thường do bệnh nhân cắn các loại thức ăn hoặc một số loại hạt quá cứng. Khi gặp trường hợp này có thể đến nha khoa để thực hiện phục hình lại răng sứ mới.
Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp phục hình răng tốt và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, việc thực hiện phải tuân theo những yêu cầu nhất định và bác sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm thực hiện thì kết quả mới tốt được. Ngược lại dễ dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi bọc răng sứ xong có tháo ra được không. Nếu muốn ngăn chặn các tình huống xấu hãy trồng răng sứ an toàn, hiệu quả ngay từ ban đầu. Hoặc khi phát hiện mắc phải các tình huống chúng tôi đã phân tích ở trên thì hãy nhanh chóng đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được tháo răng sứ và chỉnh sửa lại cho tối ưu nhất.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí!
Xem thêm bọc răng sứ:
Răng em mới trồng và bọc sứ 4 cái xung quanh mà răng cửa mới làm cách đây 2 ngày, mà nhìn nó ngang và đơ lắm vậy tháo ra và sữa lại được không ạ
Chào bạn, nếu răng sứ đã gắn cố định rồi thì khi muốn thay đổi là phải tháo ra và làm lại răng sứ mới thôi bạn. Tuy nhiên bạn cứ quay lại nha khoa đã thực hiện để trao đổi với bác sĩ về ý muốn được điều chỉnh nhé.
răng đã lấy tủy, lâu dần bị đổi sang màu đen , k biêt có bị vấn đề j k?
Chào bạn, trường hợp răng đã lấy tủy thì sau một thời gian răng sẽ xuống màu và giòn dẫn đến dễ gãy + bể. Vì vậy, nếu răng đã lấy tủy rồi thì nên bọc răng sứ lại để bảo vệ răng thật bên trong bạn nhé.