Đau nhức răng là tình trạng có thể gặp phải ở bất kỳ ai gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Không chỉ khiến ăn uống kém ngon miệng, ngủ không ngon giấc mà nó còn có thể gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng nếu không được khắc phục kịp thời. Việc thăm khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín là rất cần thiết. Tuy nhiên, trường hợp chưa thể đến nha khoa ngay bạn có thể lựa chọn áp dụng các bài thuốc chữa đau răng từ thảo dược dân gian để giảm được phần nào các triệu chứng khó chịu.
I. Nguyên nhân gây đau răng
Hầu như bất cứ ai cũng đã từng trải qua cảm giác đau nhức, ê buốt ở răng ít nhất một lần trong đời. Cơn đau răng có thể xuất hiện mỗi khi ăn uống, gặp phải kích thích từ nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng.
Bên cạnh đó cơn đau ở răng có thể xảy ra ngay lúc ngủ. Không chỉ vậy ngay cả khi ở trạng thái bình thường, không có tác động nào triệu chứng đau nhức vẫn xảy ra.
Đau nhức răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
1. Sâu răng
Có thể thấy đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cơn đau răng kéo dài liên tục.
Sâu răng hình thành do chế độ vệ sinh răng không kỹ lưỡng đúng cách, ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, thực phẩm nhiều đường. Điều này vô tình tạo cơ hội để vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi và tấn công khiến men răng bị tổn thương và gây những cơn đau nhức khó chịu.
Dấu hiệu thường thấy nhất của sâu răng đó là xuất hiện những lỗ sâu nhỏ có màu trắng, xám hoặc đen trên bề mặt răng gây đau ê. Cơn đau sẽ diễn ra dữ dội hơn khi ăn uống các món quá nóng, quá lạnh, quá ngọt hoặc bị thức ăn thừa chèn ép lên lỗ sâu,…
2. Các bệnh lý khác ở răng
Ngoài sâu răng thì một số bệnh lý khác như: viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,…. cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội ở răng.
Bất kỳ bệnh lý răng miệng nào nếu như không sớm phát hiện và điều trị kịp thời đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Do vậy dù cơn đau răng diễn ra ít hay nhiều bệnh nhân cũng tuyệt đối không được chủ quan.
3. Nứt răng, gãy răng
Khi gặp phải các chấn thương, va đập mạnh có thể làm cho răng bị nứt mẽ, gãy vỡ làm ảnh hưởng đến vùng tủy bên trong. Vi khuẩn lúc này sẽ dễ dàng tấn công khiến răng bị viêm nhiễm và gây đau nhức âm ỉ.
4. Mòn cổ răng
Nếu như có thói quen đánh răng theo chiều ngang với lực quá mạnh, dùng các loại bàn chải có đầu lông xơ cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày sẽ rất dễ khiến men răng bị mài mòn làm lộ ngà răng phía trong. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy ê đau mỗi khi vệ sinh răng hoặc ăn uống đồ nóng, lạnh.
5. Mọc răng khôn
Ở những người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 – 25 hoặc lớn hơn sẽ gặp tình trạng mọc răng khôn. Do mọc vào giai đoạn xương hàm đã phát triển hoàn thiện, mô nướu phủ dày và cứng chắc, còn ít chỗ trống nên răng khôn thường dễ mọc lệch, mọc ngầm gây nhiều triệu chứng sưng đau rất khó chịu.
Bên cạnh đó, vị trí răng khôn nằm sâu trong cùng nên cũng khó có thể vệ sinh sạch sẽ được. Vì vậy rất dễ làm phát sinh các vấn đề bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hằng ngày.
II. Bài thuốc nam đơn giản chữa đau răng
Nếu bất chợt bị đau răng và chưa có thời gian đặt lịch hẹn khám với bác sĩ, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc chữa đau răng từ các nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm sau đây:
1. Lá lốt
Lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng sát khuẩn cao nên được dân gian sử dụng để hỗ trợ chữa đau nhức răng khá tốt.
Cách chữa đau răng bằng lá lốt cực kỳ đơn giản:
Lấy một lượng lá lốt vừa phải, rửa sạch và đun sôi với nước muối loãng. Chờ đến khi hỗn hợp nước đã nguội bạn có thể dùng để súc miệng giúp xoa dịu được cơn đau răng tức thì. Nên kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 3 – 4 lần để đạt được hiệu quả tốt.
2. Gừng
Trong thành phần của gừng tươi chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Không chỉ giúp giảm đau mà còn hạn chế được mùi hôi ở miệng.
Cách thực hiện:
Dùng gừng tươi cạo sạch vỏ sau đó giã nát và đắp lên vùng răng bị đau nhức trong 10 – 15 phút. Thực hiện nhiều ngày liên tiếp để cơn đau răng thuyên giảm rõ rệt.
3. Tỏi
Với đặc tính sát khuẩn cao nên tỏi có khả năng hỗ trợ hồi phục tình trạng nhiễm trùng kể các các triệu chứng sưng đau ở răng.
Bạn có thể dùng tỏi nghiền nhỏ, cho thêm một ít muối và trộn đều để đắp lên vùng răng bị đau. Mỗi ngày có thể áp dụng cách này 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút sẽ cải thiện đáng kể được tình trạng khó chịu ở răng.
4. Lá bạc hà
Sử dụng lá bạc hà không chỉ giúp diệt khuẩn, đem lại hơi thở thơm mát mà còn có tác dụng giảm đau rất tốt.
Cách thực hiện:
Dùng một ít lá bạc hà khô ngâm vào nước sôi để trong khoảng 20 phút. Khi nước đã nguội bạn có thể dùng nước này để súc miệng. Tinh chất từ lá bạc hà sẽ len lỏi khắp bề mặt răng và làm dịu đi cảm giác đau nhức giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
5. Lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng phổ biến trong trong việc điều trị nhiều vấn đề sức khỏe nhờ vào đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn cao. Trong đó những trường hợp bị đau răng cũng rất phù hợp để sử dụng nguyên liệu thiên nhiên này chữa trị.
Có thể dùng lá trầu không rửa sạch, giã nát và trộn đều với một ít muối. Cho thêm một ít rượu trắng vào hỗn hợp này và để yên trong khoảng 10 – 15 phút cho lắng cặn.
Tiếp đến lấy phần nước trong phía trên và lấy bông gạc sạch nhúng nước này để đắp vào vùng răng bị đau khoảng 5 phút. Thực hiện kiên trì trong thời gian dài sẽ đạt hiệu quả giảm đau đáng kể.
6. Nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau rất tốt. Được khuyên dùng mỗi ngày để chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất.
Súc miệng bằng nước muối giúp đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe răng miệng, giúp loại bỏ các vụn thức ăn, vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng. Điều này giúp bảo vệ răng khỏi nguy cơ mắc phải các vấn đề bệnh lý gây viêm nhiễm, đau nhức.
7. Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương qua nhiều nghiên cứu cho thấy có đặc tính kháng khuẩn cao, hỗ trợ giảm sưng viêm, ngăn chặn sự lây lan của viêm nhiễm khá hiệu quả.
Khi bị đau răng bạn có thể pha 2 – 3 giọt tinh dầu cỏ xạ hương với nước ấm và dùng để súc miệng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng đau nhức ở răng thuyên giảm.
Ngoài ra, có thể dùng bông tăm thấm tinh dầu cỏ xạ hương bôi lên vị trí răng đau nhức. Chờ khoảng 10 – 15 phút rồi súc miệng lại với nước ấm cũng sẽ giúp răng nướu cảm thấy dễ chịu hơn.
8. Đinh hương
Đinh hương được biết đến là một nguyên liệu mang lại hiệu quả gây tê tự nhiên, nhờ đó có thể giảm nhanh các cơn đau nhức, ê buốt ở răng.
Đồng thời với khả năng kháng khuẩn, chống viêm cao đinh hương còn giúp chống nhiễm trùng ở răng nướu hữu hiệu.
Cách làm khá đơn giản, dùng bông gạc thấm một ít tinh dầu đinh hương sau đó đắp lên vùng răng sưng đau trong 10 – 15 phút để hoạt chất của đinh hương thẩm thấu. Sau đó súc sạch lại với nước ấm sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
9. Cải bắp
Các thành phần của cải bắp có thể mang lại công dụng khử khuẩn, giảm đau ở răng miệng khá tốt.
Bệnh nhân khi đang bị đau nhức răng có thể nghiền nát lá cải bắp và đắp trực tiếp lên vùng răng nướu bị ảnh hưởng. Chờ trong 10 – 15 phút rồi súc miệng lại với nước ấm. Kiên trì 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả giảm đau như mong muốn.
10. Hành tây
Thành phần lưu huỳnh có trong hành tây khi tiếp xúc với axit của nước bọt có thể tạo thành hợp chất có khả năng gây tê, giảm đau hữu hiệu. Không chỉ vậy, hành tây còn có đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa chảy máu chân răng rất tốt.
Bạn có thể cắt hành tây thành lát mỏng và đắp lên vị trí răng đang đau nhức. Để yên trong 10 – 15 phút hoặc đến khi mùi nồng của hành không còn thì ngừng lại.
Sau khi dùng hành tây nên chải răng, súc miệng sạch để tránh mùi hành gây khó chịu.
11. Bồ công anh và rượu trắng
Các hợp chất có trong bồ công anh mang lại công dụng chống viêm, giảm đau tự nhiên. Khi kết hợp ngâm cùng rượu trắng có thể giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, đau nhức ở răng.
Đối với phương pháp này bạn có thể dùng 7 lá bồ công anh ngâm với 60ml rượu trắng trong 24 tiếng. Sau đó dùng hỗn hợp rượu này để súc miệng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả giảm đau tối ưu.
12. Ruột cây chuối và nước gạo
Có thể sử dụng ruột cây chuối như một nguyên liệu thiên nhiên giúp giảm đau răng an toàn, hiệu quả mà không tốn kém nhiều chi phí.
Cách thực hiện khá đơn giản, dùng ruột cây chuối non đun sôi cùng nước vo gạo trong 10 – 15 phút. Có thể dùng hỗn hợp nước này để uống hoặc súc miệng lúc còn ấm sẽ thuyên giảm các triệu chứng khó chịu ở răng nướu tốt hơn.
Lưu ý:
Các bài thuốc chữa đau răng tại nhà chỉ góp phần giúp thuyên giảm tạm thời triệu chứng đau nhức ở răng mà không thể khắc phục dứt điểm được các nguyên nhân gây bệnh.
Chính vì vậy, bệnh nhân vẫn phải đến nha khoa sớm nhất có thể để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Việc điều trị sớm sẽ diễn ra đơn giản và ít tốn kém chi phí. Càng để lâu khi tổn thương đã nghiêm trọng sẽ đòi hỏi kỹ thuật điều trị phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí hơn.
Hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn và có giải pháp chữa đau răng hiệu quả nhanh chóng nhất dành cho bạn.
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?