Khi trẻ mọc răng thường chịu những cơn đau nhức, khó chịu dẫn đến quấy khóc nhiều, bú kém, bỏ ăn dặm, ngủ không ngon giấc. Vậy trẻ mọc răng kéo dài trong bao lâu? Có cách giảm đau khi trẻ mọc răng nào hiệu quả hay không?
I. Nguyên nhân trẻ mọc răng quấy khóc
Trẻ mọc răng quấy khóc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:
- Các răng sữa khi bắt đầu mọc lên thường gây ra các kích thích lên vùng nướu gây tình trạng sưng phồng, tấy đỏ khiến cho trẻ cảm thấy rất đau nhức, khó chịu nên dễ quấy khóc thường xuyên.
- Cơn đau khi mọc răng còn làm cho trẻ bú kém, ăn uống không được ngon miệng, trẻ sẽ dễ bỏ bú, bỏ ăn. Từ đó việc hay bị đói cũng làm cho trẻ quấy khóc không ngừng.
- Trẻ mọc răng còn có thể gặp tình trạng nóng sốt, ngủ không được ngon giấc. Vì thế trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và khóc nhiều hơn.
- Khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng hệ miễn dịch có thể kém hơn bình thường, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,… cũng là nguyên nhân làm trẻ khó chịu hay quấy khóc.
II. Cách giảm đau khi trẻ mọc răng
Các chuyên gia đã có gợi ý một số cách giảm đau khi trẻ mọc răng khá đơn giản mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng như:
1. Cho trẻ dùng thức ăn lạnh
Bạn có thể luộc rau củ và ướp lạnh để trẻ nhai gặm. Hoặc cho trẻ dùng các loại sinh tố hoa quả, sữa chua, rau củ nghiền ướp lạnh,….
Những món ăn lạnh sẽ có thể làm dịu đi cảm giác đau nhức, khó chịu ở nướu răng nhanh chóng.
2. Chườm lạnh
Bên cạnh đó bạn có thể dùng khăn sạch nhúng nước đá lạnh hoặc bọc đá viên bằng gạc sạch sau đó lau bên ngoài vùng da miệng cho trẻ. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm tê liệt, giảm cảm giác sưng đau ở nướu rất tốt.
3. Cho bé ăn những món mềm
Để tránh các kích ứng, tác động mạnh làm cho vùng nướu răng dễ bị sưng đau. Các mẹ nên cho trẻ ăn những món được nấu chín kỹ, chế biến mềm, hầm nhừ. Tránh các món cứng vì nó có thể làm triệu chứng đau nhức thêm nghiêm trọng hơn.
Các món mềm mà bạn có thể tham khảo để chế biến như: súp, cháo, khoai tây, cà rốt nghiền,… Vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất mà trẻ không phải dùng lực nhai mạnh.
4. Massage nướu cho bé
Massage nướu cũng là một mẹo để giảm đau cho bé khi đang mọc răng.
Bạn có thể dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng ở vùng nướu tại vị trí răng sắp mọc trong vài phút. Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thực hiện để tránh nhiễm khuẩn.
5. Làm sạch răng miệng
Thời gian trẻ mọc răng dễ bị chảy nhiều nước dãi. Phụ huynh cần chú ý thường xuyên dùng khăn sạch nhúng nước ấm làm sạch vùng da quanh miệng, cổ cho trẻ. Từ đó hạn chế tình trạng nổi mẩn đỏ gây đau rát, khó chịu cho trẻ.
Bên cạnh đó, mỗi ngày cần phải dùng gạc sạch để lau sạch nướu răng cho trẻ sau khi bú và ăn dặm xong. Điều này nhằm hạn chế nguy cơ vi khuẩn có thể sinh sôi và gây viêm nhiễm, sưng đau ở nướu.
6. Cho trẻ dùng thuốc giảm đau
Có thể cho trẻ dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm cảm giác đau nhức ở nướu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thông qua chỉ định cụ thể từ bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng, giờ giấc.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng vì có thể gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
7. Quy định giờ ngủ cho con
Thời điểm con mọc răng, mẹ nên quy định cho con giờ ngủ cố định trong ngày, không nên để trẻ ngủ theo ý thích. Cách này sẽ giúp bé quên đi cảm giác đau và hạn chế tình trạng quấy khóc về đêm.
8. Dùng trà hoa cúc
Trong hàng ngàn năm qua, hoa cúc đã được sử dụng như một loại thảo dược. Để giảm cảm giác khó chịu khi trẻ mọc răng bằng trà hoa cúc, bố mẹ có thể lấy ngón tay nhúng vào trà hoa cúc và massage lên nướu của con.
III. Khi nào thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ
Các cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc răng có thể làm cho trẻ vô cùng mệt mỏi, quấy khóc nhiều. Triệu chứng này có thể khá bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám ngay:
- Trẻ quấy khóc dữ dội và không thể dỗ nín.
- Sốt cao liên tục.
- Tiêu chảy nhiều, có lẫn máu trong phân.
- Người tím tái, thở yếu.
- Nôn mửa mọi thứ, không thể ăn uống gì được.
- Phát ban, co giật.
Cha mẹ cần chú ý theo dõi sát sao mọi dấu hiệu bất thường xảy ra trong suốt quá trình mọc răng của trẻ để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý hiệu quả. Có như vậy mới tránh được tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ.
IV. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi và thuốc giảm đau
Khi sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc giảm đau cho trẻ mọc răng, bố mẹ cần lưu ý:
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà phải thông qua chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn.
- Tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không tự ý gia tăng liều lượng hay thời gian dùng thuốc.
- Tránh sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa benzocain cho trẻ em dưới 2 tuổi vì có thể gây methemoglobin huyết, một tình trạng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong liên quan đến các tế bào hồng cầu.
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin liên quan đến cách giảm đau khi trẻ mọc răng và bé mọc răng trong bao lâu. Hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng cho trẻ được tốt hơn.
Mọi thắc mắc có thể liên hệ đến tổng đài nha khoa Đông Nam 19007141 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình mọc răng của trẻ qua các giai đoạn
- Bị đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị
- Ăn gì để răng mọc nhanh
- Đau răng có nên uống rượu để giảm đau không?
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?