khuyến mãi 30/4 - 1/5

Trẻ mọc răng biếng ăn cha mẹ cần làm gì? Bé mọc răng bỏ ăn trong bao lâu?

Giai đoạn trẻ mọc răng biếng ăn, khó ngủ, quấy khóc nhiều khiến cho không ít bậc phụ huynh lo lắng sức khỏe của con mình có thể gặp các ảnh hưởng xấu. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn trong bao lâu thì khỏi? Lúc này cha mẹ cần có chế độ chăm sóc như thế nào để trẻ cảm thấy dễ chịu và hỗ trợ quá trình mọc răng được thuận lợi nhất?

Trẻ mọc răng biếng ăn cha mẹ cần làm gì? Bé mọc răng bỏ ăn trong bao lâu?
Trẻ mọc răng biếng ăn cha mẹ cần làm gì? Bé mọc răng bỏ ăn trong bao lâu?

I. Các giai đoạn trẻ mọc răng

Những chiếc răng sữa bắt đầu được hình thành dần bên trong nướu ngay từ lúc trẻ vẫn còn ở trong bụng mẹ. Chúng sẽ nằm ở bên trong nướu và có sự phát triển.

Trẻ mới sinh ra sẽ chưa có răng mọc trên cung hàm. Phải chờ một thời gian đến khi trẻ được 6 – 10 tháng tuổi những chiếc răng sữa đầu tiên mới bắt đầu mọc trồi lên khỏi nướu.

Ở trẻ em sẽ có số lượng răng sữa ít hơn so với người trưởng thành. Quá trình mọc răng sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 2.5 – 3 tuổi với hàm răng sữa hoàn thiện tổng cộng có 20 chiếc chia đều ở cả hai cung hàm trên và dưới.

Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa ở mỗi trẻ mà thời gian mọc răng có thể sớm hoặc trễ hơn so với mốc tiêu chuẩn này. Những trường hợp trẻ đã hơn 10 tháng vẫn chưa mọc răng hay đã quá 3 tuổi mà răng sữa vẫn chưa mọc đủ phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Phụ huynh cần chú ý đến các giai đoạn mọc răng cụ thể ở trẻ như sau:

1. Từ tháng thứ 6 – 12 (mọc 4 răng cửa giữa)

2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới sẽ mọc lên đầu tiên. Một thời gian sau mới đến 2 răng cửa giữa hàm trên xuất hiện.

2. Từ tháng thứ 9 – 16 (mọc 2 răng cửa bên)

2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên thường mọc lên khi trẻ được 9 – 13 tháng tuổi và 2 răng cửa bên hàm dưới cũng mọc hoàn thiện trong giai đoạn trẻ 10 – 16 tháng tuổi.

3. Từ tháng thứ 13 – 19 (mọc 4 răng hàm sữa)

Răng hàm sữa còn gọi là răng cối sữa thứ nhất. Thường thì 2 răng hàm sữa ở hàm trên sẽ mọc trước rồi mới đến 2 răng hàm sữa ở hàm dưới.

4. Từ tháng thứ 16 – 23 (mọc 4 răng nanh sữa)

Bắt đầu mọc 2 răng nanh sữa ở hàm trên trước sau đó mới đến ở hàm dưới.

5. Từ tháng thứ 23 – 33 ( mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng)

Những chiếc răng hàm sữa cuối cùng còn được biết đến với tên gọi là răng cối sữa thứ 2. Thứ tự mọc đầu tiên sẽ là 2 răng hàm sữa ở hàm dưới, tiếp đó mới đến 2 răng hàm sữa ở hàm trên mọc lên để hoàn thiện bộ răng sữa đầy đủ gồm 20 chiếc.

Sơ đồ mọc răng sữa ở trẻ
Sơ đồ mọc răng sữa ở trẻ

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Mọc răng sữa là một cột mốc rất quan trọng đối với trẻ. Trong suốt quá trình này trẻ có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu nên cha mẹ cần hết sức chú ý trong vấn đề chăm sóc để giúp trẻ cảm thấy thoải mái nhất.

Ở mỗi trẻ sẽ có các triệu chứng mọc răng khác nhau. Thậm chí có có những trẻ trải qua quá trình mọc răng rất nhẹ nhàng mà không gặp phải bất kỳ bất thường nào.

Những dấu hiệu đặc trưng khi trẻ mọc răng đó là:

1. Chảy nhiều nước dãi

Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở hầu hết trẻ khi đến giai đoạn sắp và đang mọc răng.

Nước dãi tiết ra quá nhiều và đọng lại ở 2 bên khóe miệng gây nhiều khó chịu cho trẻ. Nếu không chú ý lau sạch thường xuyên có thể khiến cho vùng da quanh miệng dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm ngứa, nổi mẩn đỏ.

Cho đến khi trẻ lớn hơn và các răng mọc nhiều hơn thì tình trạng này sẽ dần thuyên giảm và khỏi hẳn khi quá trình mọc răng đã hoàn tất.

Chảy nước dãi là biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng
Chảy nước dãi là biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng

2. Nướu sưng đau, tấy đỏ

Răng sữa khi bắt đầu mọc trồi lên khỏi nướu sẽ gây ra các kích thích làm cho nướu bị sưng lên, tấy đỏ và đau nhức.

Triệu chứng sưng đau ở nướu sẽ khó chịu nhất trong thời điểm mọc những răng cửa giữa đầu tiên.

3. Bú kém hơn, chán ăn dặm

Những cơn đau nhức, sưng tấy ở nướu sẽ khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu nên có thể sẽ bú kém hơn, chán ăn dặm, một số trẻ có thể bỏ bú, bỏ ăn. Nếu tình trạng này kéo dài phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được khắc phục hiệu quả.

Trẻ mọc răng biếng ăn do nướu bị sưng đau
Trẻ mọc răng biếng ăn do nướu bị sưng đau

4. Trẻ bị sốt nhẹ

Mọc răng có thể khiến cho hệ miễn dịch ở trẻ có nhiều sự thay đổi. Từ đó khó tránh khỏi cơ thể dễ bị nóng sốt, mệt mỏi.

Khi trẻ bị sốt phụ huynh cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho trẻ. Trường hợp sốt cao kéo dài cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng cụ thể và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh hậu quả khó lường xảy ra.

5. Khó ngủ, hay cáu gắt, quấy khóc

Mọc răng gây sưng tấy, đau nhức nướu không chỉ làm trẻ bú kém, chán ăn mà ngay cả giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ không ngủ ngon giấc, dễ giật mình khi ngủ, quấy khóc nhiều, tâm trạng cũng cáu gắt hơn.

6. Trẻ thích gặm cắn mọi thứ

Mầm răng khi nhú lên khỏi nướu có thể gây ngứa ngáy, bứt rứt. Khi đó trẻ sẽ gặm cắn mọi thứ xung quanh để giảm cảm giác khó chịu này.

Trẻ gặm cắn mọi thứ để giảm cảm giác khó chịu ở nướu
Trẻ gặm cắn mọi thứ để giảm cảm giác khó chịu ở nướu

III. Bé mọc răng bỏ ăn trong bao lâu?

Phần lớn những biểu hiện nhận biết khi trẻ mọc răng sẽ xảy ra khoảng 3 – 5 ngày trước khi những răng cửa ở giữa đầu tiên xuất hiện. Sau 5 – 7 ngày tình trạng khó chịu sẽ giảm đáng kể khi răng đã nhú lên khỏi nướu.

Thời gian này có thể thay đổi tùy vào từng cơ địa ở mỗi trẻ cũng như chế độ chăm sóc hằng ngày của phụ huynh có tốt hay không.

Khi các răng đã mọc ổn định thì triệu chứng khó chịu cũng biến mất, trẻ sẽ ăn uống và sinh hoạt thoải mái như bình thường. Do đó, phụ huynh không cần phải quá lo lắng về điều này.

IV. Chế độ ăn cho trẻ bỏ ăn khi mọc răng

Ở mỗi giai đoạn mọc răng ở trẻ, phụ huynh nên chú ý xây dựng cho trẻ một thực đơn ăn uống khoa học. Cụ thể như sau:

1. Giai đoạn trẻ mọc răng cửa (6 – 10 tháng)

Ở giai đoạn mọc 4 răng cửa giữa trẻ sẽ trải qua cảm giác đau nhức, khó chịu ở nướu, thường xuyên gặm cắn đồ vật xung quanh, quấy khóc, chán ăn.

Thời gian này nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ là sữa. Do đó, nếu như trẻ không muốn ăn dặm các món cháo, bột, bạn nên cho trẻ uống nhiều sữa hơn.

Bên cạnh đó nên chế biến đa dạng các món khoai tây nghiền, cà rốt nghiền, bánh flan,… để thay đổi khẩu vị cho trẻ, bổ sung đủ dưỡng chất.

Cho trẻ uống nhiều sữa để bổ sung đủ dưỡng chất
Cho trẻ uống nhiều sữa để bổ sung đủ dưỡng chất

2. Giai đoạn trẻ mọc răng nanh (10 – 16 tháng)

Trong giai đoạn mọc răng nanh các mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần vì dễ gây buồn nôn, trào ngược.

Tránh cho trẻ dùng các món ăn thô cứng. Nên tăng cường các đồ ăn chế biến kỹ, nấu mềm, hầm nhừ như: cháo, súp, thịt bằm, bí đỏ, trứng, canh,…

Trẻ trên 1 tuổi có thể cho dùng thêm các loại nước ép rau củ, trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Nếu như trẻ bị ngứa lợi và hay gặm cắn đồ vật. Bạn có thể hấp các loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ, măng tây,… vừa đủ mềm để trẻ cầm gặm sẽ tốt hơn cho răng lợi. Hoặc cũng có thể cho trẻ ăn chuối, bơ hay các loại trái cây mềm cũng khá tốt.

Cho trẻ gặm rau củ luộc mềm sẽ tốt hơn cho răng lợi
Cho trẻ gặm rau củ luộc mềm sẽ tốt hơn cho răng lợi

3. Giai đoạn trẻ mọc răng hàm (16 – 20 tháng)

Nhằm giúp cho trẻ có hứng thú hơn trong việc ăn uống bạn nên thay đổi thực đơn đa dạng mỗi ngày. Có thể bày trí món ăn với nhiều kiểu dáng ngộ nghĩnh, đẹp mắt để trẻ hào hứng hơn khi ăn uống.

Trước và trong thời gian mọc răng luôn gây ra các cảm giác khó chịu nhất định nên trẻ rất dễ bị chán ăn. Vì vậy, việc chia nhỏ khẩu phần ăn là cần thiết để trẻ không thấy ngán khi ăn uống.

Hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, A, canxi, chất xơ,… không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tăng cường sức khỏe răng lợi tốt hơn.

Tránh cho trẻ dùng các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì dễ gây các kích thích khiến quá trình mọc răng gặp các ảnh hưởng không tốt.

Trang trí đẹp mắt giúp kích thích trẻ ăn uống ngon miệng
Trang trí đẹp mắt giúp kích thích trẻ ăn uống ngon miệng

V. Cách chăm sóc cho trẻ khi mọc răng biếng ăn

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phụ huynh cũng nên thực hiện cách chăm sóc phù hợp cho trẻ như sau:

  • Thường xuyên lau sạch nước dãi xung quanh miệng cho trẻ bằng khăn mềm để tránh xảy ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa rát.
  • Phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cách chườm lạnh bên ngoài vùng miệng của trẻ để xoa dịu, làm giảm triệu chứng đau nhức khi các răng mọc trồi khỏi nướu.
  • Trường hợp trẻ bị đau nhức nhiều bạn có thể hỏi qua ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc để giảm nhanh tình trạng khó chịu. Hãy tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để không xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thói quen mút tay, gặm cắn vật dụng xung quanh rất dễ đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong khoang miệng gây viêm nhiễm làm cản trở đến quá trình mọc răng. Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát sao để giúp trẻ loại bỏ các thói quen này.
  • Mỗi ngày cần phải vệ sinh nướu răng và lưỡi cho trẻ sạch sẽ đúng cách bằng khăn gạc mềm vào các buổi sáng, tối và sau khi bú, ăn dặm. Vệ sinh khoang miệng kỹ lưỡng sẽ giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ vi khuẩn tồn đọng và gây ra các vấn đề viêm nhiễm ở răng nướu.
Lau sạch nướu, lưỡi mỗi ngày để tránh vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm
Lau sạch nướu, lưỡi mỗi ngày để tránh vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề trẻ mọc răng biếng ăn và chế độ chăm sóc đúng cách trong giai đoạn này. Để được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe răng miệng ở trẻ bạn có thể gọi đến tổng đài nha khoa Đông Nam 19007141 để được các chuyên gia tư vấn tận tình, miễn phí.

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close