Trị hôi miệng bằng nước muối – Phần lớn mọi người bị bệnh hôi miệng không biết rằng loại gia vị quen thuộc luôn có sẵn trong nhà bếp chính là cách trị bệnh này rất hữu hiệu. Không cần tìm đâu xa cũng không phải thực hiện quá phức tạp, bạn có thể đẩy lùi mùi hôi hơi thở ngay hôm nay chỉ bằng một cốc nước muối.
Công dụng của nước muối khi điều trị hôi miệng
Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng muối để làm khô và khử trùng vết thương. Ngày này, người ta thường súc miệng bằng dung dịch nước muối để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe thông thường như viêm nướu, hôi miệng, đau răng,…
Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường axit. Trong khi nước muối làm cân bằng pH trong miệng, khiến môi trường miệng có tính kiềm từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm khả năng mắc bệnh hôi miệng, sâu răng hoặc bệnh nướu răng.
Mặt khác, nước muối còn có khả năng loại bỏ mảng bảm, vụn thức ăn thừa, môi trường trú ẩn tuyệt vời của vi khuẩn, điều này giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.
Ngoài đặc tính khử trùng, dung dịch nước muối còn thúc đẩy quá trình tái tạo mô, kích thích sự di chuyển của nguuyên bào sợi nướu, hỗ trợ vết thương và các vết loét nhiệt miệng mau lành hơn.
Bên cạnh đó, cả nước súc miệng và nước muối đều có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn nhưng nước muối lại rẻ hơn rất nhiều, giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí.
Cách trị hôi miệng bằng nước muối
- Muối có tính sát khuẩn cao. Chính vì vậy mà khi rửa rau, chúng ta vẫn thường được khuyên thêm chút muối vào trong nước.
- Đối với răng miệng, muối giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, giảm tình trạng sưng viêm nướu răng, tiêu đờm thông họng. Vì vậy, không dùng muối thì thật là một sự đáng tiếc lớn.
Hôm nay, Nha khoa Đông Nam xin gửi đến các bạn một số cách áp dụng muối để điều trị bệnh hôi miệng như sau:
1. Dùng muối pha loãng
Lấy một ít muối pha loãng với nước tạo thành dung dịch nước muối loãng. Dùng dung dịch này để súc miệng hằng ngày, sau mỗi bữa ăn và sau khi đánh răng sáng, tối để diệt trừ vi khuẩn.
Nước muối có thể len lỏi vào các kẽ hở cuốn sạch mảng bám, làm sạch lưỡi. Khi vi khuẩn bị hạn chế tối đa, mùi hơi thở của bạn sẽ được cải thiện lên trông thấy. Cách này còn giúp ngăn ngừa bệnh đau họng, sâu răng…
Tuy nhiên, dù có công dụng rất tốt nhưng bạn chú ý không nên pha quá nhiều muối vào nước. Dung dịch nước muối đậm đặc có thể gây ê buốt răng và tổn thương nướu khi ngậm quá lâu.
2. Dùng muối và cồn
Cồn vốn dùng để sát khuẩn vết thương nên hiệu quả diệt vi khuẩn là không thể phủ nhận. Để kết hợp cồn và muối trong việc trị hôi miệng, bạn cần chọn loại cồn nồng độ nhẹ, khoảng 50 – 70 độ.
Cách thực hiện như sau:
➣ Dùng bông thấm một ít cồn nhẹ lau sạch chân răng và kẽ răng. Sau đó, đánh răng lại bình thường đồng thời súc miệng với nước muối loãng một lần nữa.
➣ Nếu thực hiện đúng và thường xuyên, bạn sẽ rất bất ngờ với kết quả mà cách làm này mang lại.
2 cách trị hôi miệng bằng nước muối ở trên khá đơn giản, bạn có thể thực hiện nhanh chóng bất cứ lúc nào. Tuy vậy, dùng muối để trị hôi miệng chỉ có tác dụng đối với các trường hợp sau:
➣ Hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém, răng có nhiều mảng bám.
➣ Hôi miệng do ăn thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, cà phê, …
Đối với 2 trường hợp này, cần kết hợp việc súc miệng bằng nước muối với điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống hằng ngày. Bạn nên dùng chỉ nha khoa lấy đi vụn thức ăn và nên hạn chế ăn các loại thức ăn quá nặng mùi.
3. Trị hôi miệng bằng nước muối và lá ngò gai
Chọn 6 – 7 cây ngò gai tươi, rửa sạch và cắt khúc. Tiếp theo cho vào nấu với nước trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm vài hạt muối rồi lọc lấy nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý, chỉ dùng hỗn hợp này để súc miệng hoặc khò họng, tránh nuốt vào bụng. Và không lạm dụng dùng nhiều lần trong ngày.
4. Trị hôi miệng bằng nước muối và chanh
Chuẩn bị 100ml nước, 1/2 muỗng cà phê muối và 1 quả chanh tươi. Vắt lấy nước cốt chanh, khuấy đều với nước và muối.
Sau đó dùng dung dịch này súc miệng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Nên súc miệng sau khi đã chải răng sạch sẽ.
5. Trị hôi miệng bằng nước muối và baking soda
Khuấy đều 1/2 muỗng cà phê muối với 1 muỗng baking soda cùng 300 ml nước lọc. Khi hỗn hợp hòa tan hoàn toàn, đem súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý khi ngậm nước muối chữa hôi miệng
Khi dùng nước muối trị hôi miệng, bạn chỉ nên sử dụng một lượng muối vừa đủ, tránh dùng quá nhiều làm kích ứng nướu và tổn thương đến men răng. Để đảm bảo nồng độ muối an toàn, bạn nên mua nước muối sinh lý tại các cửa hàng hoặc nhà thuốc.
Súc miệng bằng nước muối chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn việc chải răng. Do đó mà bạn vẫn cần chải răng 2 lần/ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, đường viền nướu.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn uống đồ ngọt. Tránh những thực phẩm quá dai cứng.
Nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn nên thay đổi ngay. Vì thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng, viêm nha chu và các vấn đề sức khỏe khác.
Cạo vôi răng và thăm khám răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
Đối với các nguyên nhân do bệnh sâu răng, đau dạ dày, viêm xoang, viêm lợi, do cao răng… thì súc miệng bằng nước muối không thể trị dứt điểm hoàn toàn bệnh hôi miệng mà chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm bớt một phần sau đó bạn sẽ bị lại như cũ.
Để tìm ra nguyên nhân gây mùi hôi hơi thở thật sự đồng thời có phương pháp điều trị tận gốc, hãy đến ngay trung tâm Nha khoa Đông Nam để nhận được sự hỗ trợ từ nha sĩ.
Xem thêm hôi miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?