Thiếu răng bẩm sinh gây ra nhiều khó khăn về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười, tạo cảm giác tự ti và lo lắng về ngoại hình. Tuy nhiên, với sự phát triển của nha khoa hiện đại, việc khắc phục tình trạng thiếu răng bẩm sinh là hoàn toàn có thể. Cấy ghép Implant được xem là giải pháp tối ưu trong trường hợp này.
I. Thiếu răng bẩm sinh là gì?
Thiếu răng bẩm sinh là tình trạng thiếu một hoặc nhiều răng khi sinh ra. Thực tế có khoảng 10 – 30% dân số thiếu từ 1 – 2 răng. Thiếu răng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ chiếc răng nào trong miệng, nhưng nó thường ảnh hưởng đến các răng hàm, răng nanh và các răng cửa nhỏ hơn.
Thiếu răng bẩm sinh có thể do gen hoặc không do gen:
- Thiếu răng bẩm sinh không di truyền: Loại này không do gen gây ra và nguyên nhân của nó không rõ, có thể xuất phát từ quá trình phát triển của răng.
- Thiếu răng bẩm sinh di truyền: Loại này do gen gây ra và có thể di truyền từ cha mẹ sang con.
1. Nguyên nhân
Một số nguyên nhân phổ biến gây thiếu răng bẩm sinh bao gồm:
- Có thể do gen gây ra (di truyền).
- Quá trình hình thành và mọc răng bị gián đoạn do chấn thương, rối loạn phát triển.
- Răng mọc ngầm trong xương hàm, mọc sai vị trí.
- Một số hội chứng nhất định như hội chứng Down, Turner,…
- Ngoài ra còn các yếu tố từ môi trường bên ngoài (chấn thương, viêm nhiễm, điều trị tia xạ, các hóa chất và sử dụng Thalidomide trong khi mang thai,…).
2. Tác hại của việc thiếu răng bẩm sinh
Việc thiếu khuyết răng bẩm sinh gây ra nhiều tác hại mà bạn không ngờ tới:
- Ảnh hưởng đến ăn nhai: Mất răng, đặc biệt là mất răng hàm sẽ tác động trực tiếp đến chức năng nghiền nát thức ăn, bệnh nhân gặp trở ngại trong việc ăn uống, nhất là thực phẩm dai cứng. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra các vấn đề tiêu hóa.
- Nụ cười kém thẩm mỹ: Nụ cười trở nên kém hấp dẫn hơn khi thiếu răng, dẫn đến cảm giác tự ti và lo lắng về ngoại hình, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Vấn đề về phát âm: Khi thiếu các răng cửa, bạn khó có thể phát âm rõ ràng, dễ nói ngọng, nói đớt,…
- Mất cân bằng khớp cắn: Thiếu răng dẫn đến mất cân bằng khớp cắn, gây đau nhức hàm, mỏi khớp thái dương hàm và hàng loạt các vấn đề về khớp hàm khác.
- Tiêu xương hàm: Vùng xương ngay tại vị trí thiếu răng có thể không có hoặc có nhưng mật độ cực kỳ thấp.
- Ngoài những tác hại trên, thiếu răng bẩm sinh còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu và nha chu.
II. Các dạng thiếu răng bẩm sinh
Một vài dạng thiếu răng bẩm sinh phổ biến được nha khoa phân biệt như sau:
- Hypodontia: Đây là dạng thường gặp nhất, bệnh nhân sẽ mất khoảng từ 1 – 6 răng.
- Oligodontia: Bệnh nhân thiếu tương đối nhiều răng, được quy ước là trên 6 răng.
- Anodontia: So với 2 dạng thiếu răng bẩm sinh ở trên thì Anodontia có phần hiếm gặp hơn. Ở dạng này, bệnh nhân hoàn toàn không có bất kỳ chiếc răng nào cả.
III. Dấu hiệu nhận biết thiếu răng bẩm sinh
Tình trạng thiếu răng bẩm sinh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí chiếc răng nào trong miệng, ngoại trừ răng khôn. Không mọc răng khôn được xem là hiện tượng bình thường.
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết ở những người thiếu răng bẩm sinh bao gồm:
- Khoảng thưa giữa các răng lớn hơn mức bình thường
- Răng bị lệch, lộn xộn
- Răng mọc chệch hướng
- Gặp khó khăn khi ăn nhai
- Một số vấn đề về phát âm
IV. Răng chuyển vị là như thế nào?
Là hiện tượng mà các răng đổi vị trí cho nhau, thường gặp nhất là răng cửa bên và răng nanh. Tình trạng này không chỉ suy giảm thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến khớp cắn, khiến việc ăn nhai gặp khó khăn. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm khớp thái dương hàm, đau đầu,…
V. Những cách khắc phục tình trạng thiếu răng bẩm sinh
Như đã đề cập ở phần đầu, thiếu răng bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, gây ra các vấn đề về giọng nói, tổn thương nướu, khiến xương hàm phát triển không đủ,… Để khắc phục tình trạng này, nha khoa hiện đại có những phương pháp cụ thể sau:
1. Niềng răng
Trong trường hợp mầm răng mọc ngầm trong xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng. Đây là phương pháp mà bác sĩ sử dụng hệ thống khí cụ bao gồm mắc cài và dây cung để tạo áp lực liên tục, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, đồng thời chiếc răng mọc ngầm cũng được kéo ra khỏi xương hàm.
Thông thường, thời gian niềng răng sẽ dao động từ 18 – 36 tháng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng. Trong thời gian này, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ tại nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để thay dây cung, điều chỉnh lực siết răng phù hợp.
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng bao gồm: niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng bằng khay niềng trong suốt,… nhưng với trường hợp răng mọc ngầm thì niềng răng mắc cài kim loại tự buộc sẽ hiệu quả hơn cả vì chúng có độ bền chắc tốt và rút ngắn thời gian chỉnh nha.
2. Cầu răng sứ
Với trường hợp bệnh nhân thiếu một hoặc một vài răng bẩm sinh, có thể cân nhắc đến phương pháp làm cầu răng sứ.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách mài các răng bên cạnh vị trí thiếu răng, làm trụ nâng đỡ dãy cầu sứ bên trên. Cụ thể trường hợp bạn thiếu 1 răng nanh, bác sĩ sẽ mài răng cửa bên và răng hàm nhỏ để làm trụ, phục hình cầu răng gồm 3 răng lên trên.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày là có răng mới.
Tuy nhiên, vì chỉ phục hình được phần thân răng bên trên nướu nên không ngăn được việc mất xương hàm. Đồng thời các răng làm trụ sau một thời gian cũng sẽ bị hỏng, phải tháo ra để làm cầu răng mới. Chính vì vậy đây không phải là phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân thiếu răng bẩm sinh.
3. Hàm tháo lắp
Có thể dùng để khắc phục được hầu hết mọi tình trạng thiếu răng bao gồm thiếu 1 răng, nhiều răng hoặc thiếu răng toàn hàm.
Răng giả tháo lắp có cấu tạo bao gồm phần khung răng được làm từ nhựa hoặc hợp kim, bên trên gắn liền thân răng giả làm từ nhựa.
Phương pháp này giúp lấp đầy khoảng trống thiếu răng, chi phí thấp và thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3 – 5 ngày là hoàn tất.
Tuy nhiên, răng giả tháo lắp chỉ đảm bảo ăn nhai ở mức cơ bản và cũng không ngăn được hiện tượng tiêu xương hàm do thiếu răng.
Sau một thời gian sử dụng, dịch miệng còn ngấm vào gây hôi miệng. Tuổi thọ trung bình khoảng 3 – 5 năm, sau đó bệnh nhân cần thay răng giả tháo lắp mới vì hàm đã bị nong rộng ra, lỏng lẻo, dễ rơi rớt khi ăn nhai, nói chuyện.
4. Cấy ghép Implant
Đây là phương pháp trồng răng giả toàn diện nhất hiện nay, áp dụng cho hầu hết mọi trường hợp thiếu răng, kể cả thiếu răng toàn hàm.
Trụ Implant đặt vào trong xương hàm, đóng vai trò làm chân răng giả, sau một thời gian chờ cho trụ tích hợp chắc chắn vào xương hàm sẽ phục hình mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment, tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh với đầy đủ thân và chân răng.
Răng Implant có độ bền chắc cao, khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai gần 100% so với răng thật, giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng, không cần kiêng khem quá nhiều như cầu răng sứ hay răng giả tháo lắp.
Đặc biệt còn ngăn chặn được tình trạng tiêu xương, giữ cho khuôn mặt không bị biến dạng. Tuổi thọ của răng Implant lên đến 20 năm, thậm chí là lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
Cũng chính vì lý do này mà bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên cân nhắc lựa chọn trồng răng Implant ngay từ ban đầu để khắc phục tình trạng thiếu răng bẩm sinh.
Nha Khoa Đông Nam tự hào là một trong những nha khoa có dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực cấy ghép răng Implant và phục hình răng sứ. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu, trang thiết bị máy móc tiên tiến, hệ thống vô trùng khép kín đã đem đến kết quả tối ưu cho hàng ngàn ca điều trị thực tế khác nhau.
Cấy ghép Implant mang lại hàm răng đầy đủ cho người thiếu răng bẩm sinh, giúp bệnh nhân có được nụ cười tươi tắn, tự tin. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm trồng răng implant:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?