Nói một cách hài hước, chức năng của tủy răng là cảm nhận “cảm giác đau”. Thật vậy, các vấn đề về tủy răng đều làm bệnh nhân cảm thấy đau nhói, thậm chí có thể gây sốt, đau đầu… Nếu bạn đang lo lắng về chi phí chữa tủy răng cấm, bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
1. Răng cấm và kỹ thuật chữa tủy răng cấm
Răng cấm là chiếc răng số 6, 7 trên cung hàm. Lực nhai của hàm tập trung chủ yếu vào các răng này. Chính vì thế, chúng rất dễ gặp phải vấn đề như sâu răng, viêm tủy…
Tủy răng là một hệ thống các mạch máu và dây thần kinh, có chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài. Cấu tạo của tủy răng khá phức tạp và thay đổi trên từng răng, từng cá nhân và độ tuổi.
Ở các răng khỏe mạnh, tủy răng được bao bọc và bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Khi tổ chức bảo vệ này bị phá vỡ do bệnh lý (sâu răng, mòn răng…) hoặc chấn thương (răng bị mẻ, gãy, vỡ…), tuỷ răng bị lộ ra ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tủy bao gồm:
– Răng bị đau buốt trong một thời gian dài, cơn đau thường nhói và nặng.
– Răng nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài như nhiệt độ (nóng, lạnh), va chạm (nhai, cắn)…
– Sưng nướu hoặc mặt ở vùng răng bị ảnh hưởng.
– Răng đổi sang màu xám đục.
– Răng bị sâu với lỗ sâu lớn, lộ tủy răng.
Khi răng miệng có một trong các biểu hiện trên, bệnh nhân nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị tận gốc, tránh để vi khuẩn tiếp tục xâm lấn và gây hại cho răng, các mô nhạy cảm xung quanh răng.
Chữa tủy hay điều trị nội nha là quá trình loại bỏ hoàn toàn các mô và tủy răng bị viêm nhiễm. Sau đó, trám bít hệ thống ống tủy để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo tồn mô răng còn lại.
2. Phương pháp chữa tủy răng cấm
Các răng cấm thường có từ 2 – 4 ống tủy nên quá trình chữa tủy có phần phức tạp hơn so với răng cửa và răng nanh (các răng này chỉ có một ống tủy). Điều trị tủy răng ở người già sẽ phức tạp hơn người trẻ tuổi do hiện tượng canxi hóa.
Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định:
* Trám răng theo dõi: Thường áp dụng cho răng bị viêm tủy thể nhẹ và vẫn còn khả năng phục hồi.
Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô răng bị viêm nhiễm, trám kín các khoảng trống trên răng và theo dõi trong một thời gian nhất định, thường là 6 tháng. Nếu các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, dứt hẳn, có thể không cần phải lấy tủy răng.
* Loại bỏ tủy răng: Thường được chỉ định cho răng bị viêm tủy cấp hoặc mãn tính, không còn khả năng phục hồi. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn tủy răng và hàn kín ống tủy bằng vật liệu trám chuyên dụng.
* Nhổ răng: Thường được chỉ định cho răng bị viêm tủy đã mất hẳn khả năng chữa trị.
Răng sau khi chữa tủy có thể sẽ được trám hay bọc răng sứ, tái tạo cùi răng, đóng chốt răng, tuỳ thuộc vào nguyện vọng của bệnh nhân và đánh giá lâm sàng của bác sĩ.
3. Bảng giá chữa tủy răng cấm tại Nha khoa Đông Nam
Chi phí chữa tủy răng cấm tại Nha khoa Đông Nam phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng thực tế của bệnh nhân.
(Bảng giá cập nhật 05/04/2022)
Chữa tủy răng cửa (R1,2,3) | 700.000 VNĐ/1 Răng | Không bao gồm tiền trám răng |
Chữa tủy răng tiền cối (R4,5) | 1.000.000 VNĐ/1 Răng | |
Chữa tủy răng cối lớn (R6,7) | 1.500.000 VNĐ/1 Răng | |
Trám răng kết thúc chữa tủy | 400.000 VNĐ/1 Răng | |
Chữa tủy lại (*) | 500.000 VNĐ/1 Răng | (*) = Giá chữa tủy + 500.000 VNĐ/1 Răng |
Cùi giả kim loại | 400.000 VNĐ/1 Răng | |
Cùi giả sứ | 2.000.000 VNĐ/1 Răng | |
Đóng chốt răng | 400.000 VNĐ/1 Răng |
Vì răng cấm có nhiều ống tủy hơn so với nhóm răng cửa (răng số 1, 2 và răng nanh) nên chi phí thực hiện có phần cao hơn.
Quy trình chữa tủy tại Nha khoa Đông Nam được thực hiện bởi các bác sĩ có kiến thức chuyên sâu về cấu trúc răng – hàm – mặt, giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao, đảm bảo an toàn quy trình chữa tủy diễn ra nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
»» Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách lấy tủy răng đúng quy trình tại Nha Khoa Đông Nam mà chúng tôi đã từng chia sẻ!
Tủy được ví như “trái tim” của răng. Tham gia vào hoạt động nuôi dưỡng và tái tạo các mô răng. Răng đã lấy tủy được xem như “răng chết”, giòn, dễ gãy và không còn cảm nhận được thức ăn. Do đó, bạn nên bọc răng sứ để bảo tồn các răng này.
Mão răng sứ sẽ thay thế cho men răng và ngà răng bảo vệ cho các mô răng còn lại tránh được tấn công của vi khuẩn, phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khuôn hàm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề chữa tủy răng cấm. Nếu cần thêm thông tin, bạn vui lòng liên hẹ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một các nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm điều trị tủy răng:
- Điều trị tủy răng bao nhiêu tiền?
- Chữa tủy răng mất bao nhiêu thời gian mới xong?
- Sâu răng ăn vào tủy có nguy hiểm không?
- Có phải răng bị lung lay là do chữa tủy?
- Điều trị nội nha là gì?
Xem thêm bảng giá:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?