Cùi răng sứ giả là gì? Có mấy loại và trường hợp nào cần thực hiện?

Cùi răng sứ giả sẽ có vai trò giống như một trụ răng thật giúp nâng đỡ cho mão sứ phục hình được chắc chắn hơn. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều bệnh nhân vẫn chưa thực sự hiểu rõ được cùi răng sứ giả là gì? Có mấy loại và trường hợp nào cần thực hiện?

Cùi răng sứ giả là gì? Có mấy loại và trường hợp nào cần thực hiện?
Cùi răng sứ giả là gì? Có mấy loại và trường hợp nào cần thực hiện?

I. Cùi răng giả là gì?

Để thực hiện kỹ thuật bọc sứ thẩm mỹ bắt buộc phải mài chỉnh răng thật với một tỷ lệ phù hợp để tạo cùi răng. Sau đó mới lấy dấu hàm chế tác mão răng sứ gắn cố định lên trên cùi răng kết thúc quá trình phục hình.

Thế nhưng có nhiều trường hợp răng gặp phải các tổn thương, sâu hỏng nghiêm trọng, cùi răng bị hư tổn nhiều không đủ bề mặt tiếp xúc với mão sứ. Lúc này cần phải làm cùi giả để thay thế mô răng thật còn thiếu giúp tăng khả năng bảo tồn răng.

Có thể hiểu một cách đơn giản, cùi răng sứ giả chính là một dạng mô phỏng của cùi răng thật. Cùi giả sẽ ăn khớp với mô răng gốc còn lại và giữ chức năng như một trụ đỡ chắc chắn cho mão sứ gắn bên ngoài, hạn chế tình trạng răng sứ bung tuột khỏi chân răng tốt hơn.

Cùi răng giả có thể được làm từ nhiều chất liệu với các kích thước khác nhau tùy thuộc vào từng tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi bệnh nhân.

Cùi giả được ứng dụng trong phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ
Cùi giả được ứng dụng trong phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ

II. Cùi răng giả có mấy loại?

Hiện này cùi răng giả có 2 loại phổ biến đó là: cùi giả kim loại và cùi giả toàn sứ. Mỗi loại sẽ có các đặc điểm riêng biệt về thành phần cấu tạo cũng như ưu nhược điểm khi sử dụng.

1. Cùi giả kim loại

Cùi răng giả kim loại được làm từ chất liệu hợp kim kim loại không gỉ như Cr – Cb, Cr – Ni hoặc Titan. Đây là loại cùi giả được dùng khá phổ biến trong việc tái tạo răng với các ưu điểm như:

  • Chi phí thấp.
  • Động cứng chắc cao, khả năng chịu lực ăn nhai khá tốt, phù hợp phục hình cho các vị trí răng hàm cần ăn nhai nhiều.

Tuy nhiên, cùi giả kim loại vẫn có nhiều điểm hạn chế về mặt thẩm mỹ, màu sắc của kim loại không được tự nhiên. Sau một thời gian dùng chất liệu kim loại sẽ có hiện tượng bị oxi hóa làm đen viền nướu kém thẩm mỹ.

Nếu cơ địa nhạy cảm với kim loại thì đây sẽ không phải là một lựa chọn an toàn. Bởi có thể xảy ra các kích ứng, viêm loét mô mềm bên trong khoang miệng khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

Tuổi thọ trung bình của cùi răng kim loại cũng tương đối ngắn chỉ khoảng 3 – 5 năm.

Cùi giả kim loại
Cùi giả kim loại

2. Cùi răng giả toàn sứ

Đối với cùi răng giả toàn sứ sẽ có thành phần cấu tạo được làm từ 100% sứ nguyên chất. Đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân muốn phục hình vừa an toàn, thẩm mỹ với thời gian sử dụng lâu dài.

Cùi giả toàn sứ có nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Chất liệu an toàn, lành tính hoàn toàn không xảy ra tình trạng dị ứng hay gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào cho răng miệng, sức khỏe.
  • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc giống như màu răng thật.
  • Dù sử dụng qua nhiều năm vẫn không bị oxi hóa làm đen viền nướu.
  • Độ cứng chắc, khả năng chịu lực cực kỳ cao, đảm bảo ăn nhai thoải mái giống hệt răng thật, không bị ê buốt khi ăn uống.
  • Tuổi thọ sử dụng lâu dài lên đến 20 năm nếu đáp ứng tốt về kỹ thuật phục hình và chăm sóc cẩn thận.

Hạn chế duy nhất của cùi răng giả toàn sứ đó là về mặt chi phí sẽ có phần cao hơn so với cùi kim loại. Thế nhưng nếu xét về những giá trị lâu dài mà cùi giả toàn sứ mang lại thì sẽ hoàn toàn tương xứng với số tiền đã bỏ ra.

Cùi răng giả toàn sứ
Cùi răng giả toàn sứ

III. Trường hợp nào tiến hành gắn cùi giả?

Khi răng có các khiếm khuyết bị sâu hỏng nặng, sứt mẻ, gãy vỡ lớn mất đi gần hết thân răng. Lúc này chỉ chân răng thôi sẽ không đủ để làm trụ đỡ cho mão sứ phục hình bên trên.

Việc cố giữ lại răng là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ trong điều trị nha khoa. Sau khi thăm khám, nếu tình trạng răng phù hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tái tạo cùi răng giả để giữ lại răng được lâu nhất có thể, cho phép chân răng có thể nâng đỡ và lưu giữ chắc chắn mão sứ bên trên.

Để làm cùi giả hiệu quả còn phải đảm bảo được một số điều kiện nhất định như:

  • Chân răng thật phải còn nguyên vẹn, chắc chắn, không bị viêm nha chu.
  • Mô lợi, mô nha chu xung quanh khỏe mạnh.
  • Tủy răng phải được điều trị triệt để, không có tình trạng viêm nhiễm, hoại tử.

Để biết chính xác tình trạng răng của bản thân có phù hợp để thực hiện kỹ thuật phục hình này hay không. Bệnh nhân nên đến thăm khám trực tiếp tại nha khoa Đông Nam, bác sĩ tay nghề giỏi với đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại để đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả tốt nhất.

Gắn cùi răng sứ giả cho răng bị hư tổn nặng
Gắn cùi răng sứ giả cho răng bị hư tổn nặng

IV. Ưu nhược điểm khi mài cùi răng giả là gì?

Cùi răng sứ giả sẽ là một giải pháp tối ưu để cải thiện các khiếm khuyết của răng. Chỉ cần cố định cùi giả vào chân răng và phủ mão sứ cố định bên trên là đã khôi phục hoàn chỉnh được cả về thẩm mỹ lẫn chức năng cho răng một cách tốt nhất.

1. Ưu điểm khi làm cùi răng giả

  • Làm cùi răng sứ giả sẽ không phải nhổ răng. Do đó có thể hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm, ngăn chặn tối đa biến chứng do mất răng gây ra.
  • Thực hiện các thao tác điều trị trực tiếp tại vùng răng bị tổn thương, không tác động hay xâm lấn gì các răng xung quanh.
  • Phục hình an toàn, nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí điều trị hơn so với cấy ghép Implant, kéo dài tuổi thọ chân răng thật được lâu hơn.

2. Nhược điểm khi làm cùi răng giả

Cùi giả sẽ không đạt được độ bền tối đa như cùi răng thật. Nếu như ăn nhai quá cứng sẽ rất dễ làm cho cùi giả bị gãy và rơi rớt ra bên ngoài.

V. Gắn cùi giả có đau không?

Bệnh nhân không phải quá lo lắng về vấn đề đau nhức khi gắn cùi giả. Bởi hiện nay hầu hết các kỹ thuật điều trị nha khoa đều được gây tê trước khi thực hiện. Do đó trong suốt quá trình gắn cùi giả sẽ không có bất cứ cảm giác đau đớn hay khó chịu gì xảy ra.

Những trường hợp bị đau đớn khi gắn cùi giả là do bác sĩ gây tê chưa phù hợp, cắm trụ răng không chuẩn xác, tác động quá mức đến xương hàm và nướu.

Nếu đang có nhu cầu làm cùi răng sứ điều quan trọng nhất đó là phải chọn địa chỉ nha khoa đảm bảo uy tín, chất lượng. Khi đó bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ an toàn với kết quả tốt nhất mà không phải lo lắng xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Gắn cùi giả không gây đau nhức gì
Gắn cùi giả không gây đau nhức gì

VI. Quy trình gắn cùi giả

Bước 1: Thăm khám tổng quát, tư vấn

Trước khi thực hiện bất cứ kỹ thuật nha khoa nào bác sĩ cũng sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, chụp phim x-quang để kiểm tra tình trạng răng cụ thể như thế nào.

Tùy thuộc vào từng mức độ mô răng thật mất ít hay nhiều, sức khỏe chân răng mà bác sĩ sẽ tư vấn loại cùi giả cần làm sao cho phù hợp nhất.

Bước 2: Đánh giá ống tủy chân răng

Thông qua phim chụp x-quang bác sĩ sẽ đánh giá được chiếc răng đã điều trị tủy hay chưa.

Nếu đã chữa tủy rồi cần phải đảm bảo bít thuốc tốt. Trường hợp chưa chữa tủy sẽ phải thực hiện hoàn tất kỹ thuật này mới tiến hành các bước làm cùi giả tiếp theo được.

Bước 3: Lấy dấu làm cùi giả

  • Lần hẹn 1: Sau khi đã điều trị tủy triệt để bác sĩ sẽ lấy dấu ở ống chân răng và bề mặt răng để làm cùi răng giả phù hợp.
  • Lần hẹn 2: Thử cùi giả nếu đảm bảo vừa khít sẽ dùng chất liệu chuyên dụng để cố định chắc chắn với chân răng. Mài chỉnh sơ bộ và lấy dấu hàm để chế tác mão sứ chụp lên trên cùi giả.
  • Lần hẹn 3: Bác sĩ sẽ gắn mão sứ cố định lên trên cùi răng giả để tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh sao cho sát khít với viền nướu, không gây cộm hay khó chịu gì cho bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin về Cùi răng sứ giả là gì? Có mấy loại và trường hợp nào cần thực hiện? Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác thì có thể liên hệ với Nha Khoa Đông Nam theo số hotline 19007141 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, miễn phí.

Xem thêm bọc răng sứ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *