Hay bị nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người gây không ít khó chịu trong cuộc sống hằng ngày, ăn uống kém ngon. Vậy nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên là do đâu? Có cách nào để điều trị cũng như phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả hay không?
I. Nhiệt miệng là bệnh gì?
Nhiệt miệng (hay lở miệng, loét áp tơ, nổi đẹn) là một vấn đề khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi hay giới tính.
Tình trạng này không truyền nhiễm nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát, khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt. Bệnh tự phát và có thể tự khỏi chỉ sau 7 – 10 ngày.
Hình dạng của vết loét ở nhiệt miệng có thể là hình bầu dục, đốm tròn. Phần đáy có màu vàng nhạt, xung quanh viền sưng đỏ nhẹ. Vị trí dễ bị nhiệt miệng nhất đó là: môi trong, bên trong má, lưỡi, nướu răng,…
Trung bình mỗi năm ở một số người tình trạng nhiệt miệng có thể xảy ra 1 – 2 lần. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp nhiệt miệng tái phát thường xuyên chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng.
Những người hay bị nhiệt miệng thì các vết loét có thể không xuất hiện tại cùng một vị trí. Nó có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào ở mô mềm trong khoang miệng.
Vết loét nhiệt miệng sẽ phát triển ngày càng nặng và gây tình trạng viêm nhiễm cấp khi bệnh nhân không có chế độ chăm sóc khoa học. Khi đó sẽ khó tránh khỏi những cơn đau rát dai dẳng, nặng hơn là tình trạng sốt cao, nổi hạch ở góc hàm khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, suy nhược.
Tuy đây chỉ là một dạng viêm thông thường và không tiềm ẩn các biến chứng đe dọa gì đến sức khỏe hay tính mạng. Thế nhưng bạn cũng không vì vậy mà chủ quan trong việc chăm sóc, điều trị.
Đồng thời quan sát kỹ lưỡng tình trạng viêm loét nếu có vấn đề bất thường hoặc đã hơn 2 tuần vẫn chưa khỏi cân phải đến gặp bác sĩ để khám chữa ngay, tránh tác hại khó lường có thể diễn ra.
II. Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên
Nguyên nhân vì sao hay bị nhiệt miệng thường xuyên vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy vậy, vẫn có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ khiến bạn thường xuyên bị nhiệt miệng cần phải chú ý đến đó là:
1. Thường xuyên ăn thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit
Việc ăn các đồ ăn cay, nóng thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây nhiệt miệng. Khi ăn các món cay, nóng sẽ khiến cơ thể bị nóng nhiệt trong người, khô miệng, bỏng miệng dẫn đến dễ hình thành viêm loét ở miệng.
Các thực phẩm có chứa nhiều axit, chẳng hạn như: rượu bia, nước ngọt có ga, soda, cà phê,… nếu tiêu thụ quá nhiều cũng dễ dẫn đến nhiệt miệng.
Khi ăn quá nhiều đồ cay, nóng hay các món nhiều axit không chỉ là tác nhân hàng đầu gây nhiệt miệng mà nó còn dẫn đến các kích thích khiến cho vết viêm loét phát triển nặng, hồi phục chậm hơn so với bình thường.
2. Chăm sóc răng miệng sai cách
Các thói quen chải răng bằng bàn chải cứng, chải răng mạnh theo chiều ngang sẽ gây ra các tổn thương cho răng nướu, trầy xước mô mềm trong khoang miệng. Vi khuẩn cũng từ đó dễ dàng tấn công lên vùng niêm mạc bị tổn thương và gây viêm loét.
Bên cạnh đó, khi dùng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng có chứa thành phần Sodium lauryl sulfate với hàm lượng không phù hợp rất có hại cho răng miệng. Chúng dễ gây kích ứng, viêm nhiễm mô mềm và khó tránh khỏi nguy cơ bị nhiệt miệng liên tục.
3. Ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng
Hay bị nhiệt miệng liên tục còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt một vài loại vitamin và khoáng chất cần thiết như: vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B12,…), sắt, kẽm, axit folic,…
4. Rối loạn nội tiết tố
Các vấn đề rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể cũng là yếu tố khiến nhiệt miệng dễ hình thành. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt, đang có thai hay đến thời kỳ mãn kinh.
5. Do các bệnh lý răng miệng
Thường xuyên bị nhiệt miệng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…
Nếu để lâu không điều trị dứt điểm, các bệnh lý này sẽ phát triển nặng làm viêm nhiễm lan rộng khiến mô mềm dễ bị tổn thương, viêm loét kéo dài.
Ngoài ra, với những ai đang trong giai đoạn niềng răng cũng có dễ bị nhiệt miệng hơn bình thường.
6. Nguyên nhân khác
Nhiệt miệng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như:
- Áp lực, căng thẳng, stress quá mức.
- Chức năng gan bị suy giảm.
- Vô tình cắn trúng má, lưỡi gây tổn thương, viêm loét.
- Dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh, mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường ruột,….
III. Hậu quả của nhiệt miệng kéo dài
Nhiệt miệng không gây biến chứng đáng nguy hại nào cho bệnh nhân khi chú ý chăm sóc răng miệng, sức khỏe đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày mà không thuyên giảm sẽ gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân như:
- Vết loét lan rộng gây đau rát, ngứa ngáy dữ dội khó có thể ăn uống và nói chuyện được thoải mái như bình thường.
- Những cơn đau rát cùng với việc ăn uống không ngon miệng dễ khiến tinh thần trở nên cáu gắt, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc hiệu quả.
- Những triệu chứng của nhiệt miệng kéo dài còn làm cho bệnh nhân không thể vệ sinh răng miệng được hiệu quả. Việc vệ sinh răng miệng qua loa, vội vàng có thể khiến cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều gây hôi miệng và phát sinh các bệnh lý.
- Khi viêm loét nghiêm trọng còn dẫn đến nhiễm trùng gây sốt cao, đau mỏi cơ, đau đầu, sưng hạch cổ khiến sức đề kháng kém, dễ mắc thêm nhiều bệnh vặt khác.
- Trường hợp nhiệt miệng do các vấn đề bệnh lý ở răng miệng khi không được khắc phục hiệu quả kịp thời sẽ rất nguy hại. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công mạnh khiến cấu trúc răng hư hỏng nặng nề, nguy cơ khiến răng lung lay và thậm chí mất răng.
IV. Cách điều trị bệnh nhiệt miệng
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, tình trạng nặng nhẹ của nhiệt miệng mà bệnh nhân có thể chọn áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả như:
1. Điều trị nhiệt miệng tại nhà
Khi nhiệt miệng không quá nghiêm trọng, chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày không điều độ,… Việc điều trị có thể thực hiện tại nhà bằng các cách như:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm mỗi ngày 2 – 3 lần để làm sạch vi khuẩn, mảng bám, giảm đau rát, viêm loét tại vùng niêm mạc bị tổn thương.
- Khi uống trà xong bạn không nên vội vứt đi phần túi lọc. Hãy giữ lại nó và dùng đắp lên vùng bị viêm loét sẽ hỗ trợ thuyên giảm cảm giác đau rát, chống viêm rất hữu hiệu.
- Dùng mật ong hoặc kết hợp mật ong với tinh bột nghệ đắp lên vùng bị viêm loét cũng giúp kháng khuẩn, chống viêm, ngừa nhiễm trùng lan rộng, chữa lành thương nhanh hơn.
- Sử dụng dầu dừa có thể giúp giảm sưng, giảm đau rát, giảm cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
- Ăn sữa chua mỗi ngày cũng rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra tốt.
- Để tăng cường đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn bạn cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn khoa học. Bổ sung các thực phẩm có tính thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho việc chữa nhiệt miệng như: axit folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…
- Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi chữa nhiệt miệng tại nhà có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Cần chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ xảy ra.
2. Điều trị nhiệt miệng tại nha khoa
Khi đã áp dụng các cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Điều này có thể do nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…
Lúc này bệnh nhân nên nhanh chóng đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.
Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch mảng bám vôi răng, vệ sinh khoảng miệng để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sau khi cạo vôi răng sẽ đem lại được hàm răng được sạch khỏe hơn, nướu răng cũng dần hồng hào, săn chắc như ban đầu.
Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ có thể dùng biện pháp trám răng Composite để khắc phục. Trường hợp sâu răng dẫn đến viêm tủy cần điều trị tủy sau đó bọc sứ để khôi phục lại thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả, duy trì thời gian sử dụng răng được bền lâu hơn.
V. Cách phòng tránh bị nhiệt miệng
Để hạn chế bị nhiệt miệng bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách bằng bàn chải mềm vào các buổi sáng, tối và sau khi ăn. Thao tác chải răng cần nhẹ nhàng vừa phải theo chuyển động tròn hoặc chải dọc.
- Không dùng các bàn chải có đầu lông quá cứng, không chải răng theo chiều ngang với lực quá mạnh. Thay bàn chải mới sau 2 – 3 tháng hoặc khi đầu lông bị xơ mòn để tránh việc vi khuẩn tích tụ nhiều gây hại cho răng miệng.
- Dùng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa để làm sạch sâu mảng bám, vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
- Hạn chế ăn các món cay, nóng, các món chiên rán nhiều dầu mỡ. Không uống nhiều bia rượu, cà phê, tránh hút thuốc vì rất dễ dẫn đến hình thành nhiệt miệng và làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc để cơ thể được cung cấp đủ nước, hạn chế khô miệng, nóng nhiệt trong người.
- Bên cạnh đó, có thể dùng thêm các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, ngừa nhiệt miệng khá tốt như: nước chanh, rau má, sắn dây,….
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, không để bản thân bị áp lực, căng thẳng quá mức.
- Vận động, luyện tập thể thao cũng sẽ rất tốt trong việc tăng cường đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn.
- Định kỳ mỗi 6 tháng/lần nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, tầm soát các vấn đề bệnh lý để sớm có giải pháp xử lý hiệu quả kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Hy vọng với những thông tin vừa cung cấp trên đây đã giúp mọi người biết được nguyên nhân vì sao hay bị nhiệt miệng và có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất.
Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số hotline 19007141 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể, nhanh chóng.
Xem thêm bệnh răng miệng:
Xem thêm nhiệt miệng:
- Bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân từ đâu
- Bé bị nhiệt miệng nên ăn gì?
- Phương pháp chữa nhiệt miệng cho phụ nữ cho con bú
- Trái cây phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả cho mùa hè
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?