Mất 2 răng liền kề đã lâu trồng lại được không?

Hỏi:Chào bác sĩ! Tôi bị mất 2 răng liền kề đã lâu thì có trồng lại được không bác sĩ? Tôi sờ thử thì thấy nướu răng bị hõm, sau khi trồng nó có đầy lại không? Mong bác sĩ tư vấn giúp! Tôi cảm ơn! ” – (Công Thành, Quận 9, Tp.HCM)

Mất 2 răng liền kề đã lâu trồng lại được không?

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI

Chào Công Thành!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!

Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Nguyên nhân dẫn đến mất 2 răng liền kề

Nguyên nhân gây mất 2 răng liền kề rất có thể là do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan sau đây:

1. Vệ sinh răng miệng kém, mắc bệnh lý nguy hiểm ở răng

Khi không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày, không cạo vôi răng định kỳ. Theo thời gian vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều hình thành cao răng dày đặc và dẫn đến phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm ở răng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,…

Các bệnh lý ở răng nếu không sớm có giải pháp điều trị hiệu quả kịp thời sẽ phát triển ngày càng nghiêm trọng. Khi đó cấu trúc răng sẽ bị tổn thương nặng nề, răng yếu dần, dễ lung lay và cuối cùng là khó tránh khỏi tình trạng mất răng vĩnh viễn.

Bệnh răng miệng phát triển nặng dễ gây mất răng vĩnh viễn
Bệnh răng miệng phát triển nặng dễ gây mất răng vĩnh viễn

2. Chấn thương vùng răng miệng

Trong quá trình sinh hoạt, vận động, làm việc hằng ngày nếu chẳng may gặp phải các tai nạn, chấn thương, va đập mạnh ngoài ý muốn cũng làm tăng nguy cơ mất răng.

3. Thói quen sinh hoạt không tốt

Nghiến răng lâu ngày, thường xuyên ăn nhai quá dai cứng, dùng răng nhai nước đá lạnh, dùng răng mở đồ vật sẽ rất dễ gây mòn men, sứt mẻ, gãy rụng răng.

Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nướu, viêm nha chu và khiến răng dần suy yếu, gãy rụng.

4. Sức khỏe và tuổi tác

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu, xương khớp, huyết áp,… thường có tình trạng răng nướu khá yếu, dễ mắc bệnh lý nguy hiểm ở răng và mất răng nhiều hơn so với bình thường.

Khi tuổi càng lớn thì hầu hết các cơ quan trên cơ thể đều có tình trạng lão hóa kể cả răng. Đồng thời người cao tuổi cũng dễ mắc bệnh lý nền, cần dùng nhiều loại thuốc để chữa bệnh. Đây cũng là yếu tố tăng nguy cơ gây suy giảm sức khỏe răng miệng khiến răng yếu dần và gãy rụng bất cứ lúc nào.

Càng lớn tuổi thì khó tránh khỏi nguy cơ răng bị gãy rụng
Càng lớn tuổi thì khó tránh khỏi nguy cơ răng bị gãy rụng

5. Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp

Ăn uống thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng như: canxi, vitamin C, D, K,… cũng khiến răng không được chắc khỏe, dễ mẻ vỡ, gãy rụng.

Mặt khác, chế độ ăn tiêu thụ quá nhiều đường, nhiều axit và không chú ý làm sạch răng kỹ lưỡng cũng tạo cơ hội để vi khuẩn sản sinh mạnh gây bệnh lý nguy hiểm và tăng nguy cơ mất răng.

Hậu quả của việc mất 2 răng liền kề

Hậu quả dễ nhận thấy nhất của việc mất 2 răng liền kề đó là khiến cho khả năng ăn nhai trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, ăn uống không có cảm giác ngon miệng.

Khi thức ăn không đảm bảo được cắn xé, nhai nghiền đủ nhỏ, thường xuyên chán ăn, bỏ ăn sẽ gây hàng loạt vấn đề nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, sức đề kháng kém, tinh thần căng thẳng,…

Mất 2 răng liền kề nếu tại vị trí nhóm răng cửa phía ngoài sẽ khiến cho thẩm mỹ nụ cười giảm sút trầm trọng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất e ngại, xấu hổ mỗi khi nói cười, khó tạo được ấn tượng tốt với người đối diện với nụ cười khiếm khuyết.

Không chỉ vậy, mất răng cửa lâu ngày còn gián tiếp ảnh hưởng xấu đến khả năng phát âm, khó phát âm được rõ chữ như bình thường. Không chỉ cản trở giao tiếp mà cả việc học ngoại ngữ cũng khó đạt được hiệu quả tốt.

Nguy hiểm hơn hết đó chính là quá trình tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày gây ra sẽ khiến cho vùng da quanh miệng dần nhăn nheo, má hóp vào, da mặt chảy xệ khiến bệnh nhân trông già nua nhiều so với độ tuổi thật.

Đồng thời, các răng xung quanh cũng dần có xu hướng mọc đổ dồn về chỗ trống không có răng, răng đối diện mọc trồi dài làm cho cấu trúc hàm răng trở nên lệch lạc, sai khớp cắn khiến cho thẩm mỹ, ăn nhai chịu nhiều ảnh hưởng đáng kể.

Chỗ trống mất răng còn là nơi dễ giắt thức ăn thừa, mảng bám, vệ sinh khó khăn và gây nhiều bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu,…. Điều này cũng tăng khả năng hư hỏng, mất thêm nhiều răng khỏe khác rất đáng lo ngại.

Mất răng gây nhiều hậu quả khó lường
Mất răng gây nhiều hậu quả khó lường

Mất 2 răng liền kề đã lâu có trồng lại được không?

Mất 2 răng liền kề đã lâu vẫn có thể trồng lại bằng phương pháp cấy ghép Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.

✦ Cấy ghép Implant: Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đặt trụ Implant vào xương hàm của bệnh nhân để tạo chân răng giả. Sau đó, gắn cố định răng sứ lên trên. Kết thúc quy trình, bệnh nhân sẽ có một chiếc răng giả cố định với đầy đủ thân và chân răng.

mô phỏng cấy ghép implant
Mô phỏng kỹ thuật cấy ghép Implant

✦ Cầu răng sứ: Đây là một dạng khác của kỹ thuật bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ mài chỉnh ít nhất hai răng thật kế cận răng mất để tạo trụ răng. Sau đó, chụp cố định cầu răng sứ lên trên.

mô phỏng làm cầu răng sứ
Quy trình làm cầu răng sứ

✦ Răng giả tháo lắp: Trong phương pháp này, bác sĩ sử dụng cấu trúc phục hình thân răng – bao gồm một hoặc nhiều răng giả được ép trên nền hàm nhân tạo, thay thế cho các thân răng thật đã mất nhằm lấp đầy khoảng trống thiếu khuyết trong cung hàm.

phục hình răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp

Theo thông tin mà bạn Công Thành cung cấp, mô nướu ở khoảng mất răng của bạn đã bị hõm. Đây là một trong những biểu hiện thường gặp của hiện tượng tiêu xương hàm.

Sau khi mất răng, vùng xương hàm bên dưới không còn nhận được kích thích từ hoạt động ăn nhai nên sẽ bị thoái hóa và tiêu dần đi. Hiện tượng này diễn ra theo cả chiều rộng và chiều sâu.

hiện tượng tiêu xương hàm
Hiện tượng tiêu xương hàm

Trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi mất răng, khoảng 25% xương hàm sẽ bị tiêu đi. Tình trạng mất xương vẫn tiếp diễn, sau khoảng 1 năm, số lượng xương bị mất có thể lên đến 45% – 60%, tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người.

Cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là cấy ghép Implant. Bên ngoài trụ Implant được bao phủ bởi một lớp màng sinh học có khả năng tích hợp tốt với xương hàm. Nhờ đó, răng Implant có thể đứng vững và hoạt động như một chiếc răng thực thụ.

Ngoài các chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm, chúng còn dẫn truyền lực nhai xuống vùng xương hàm bên dưới, kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định.

cấy ghép răng implant
Răng Implant tồn tại trong xương hàm như một chiếc răng thực thụ

Ở các bệnh nhân mất răng lâu năm, xương hàm bị tiêu đi quá nghiêm trọng, không còn đủ dày để đặt trụ Implant, bác sĩ sẽ can thiệp tăng kích thước xương bằng cách kỹ thuật ghép xương, nâng xoang.

Sau khi thực hiện, tình trạng tiêu xương sẽ được cải thiện đáng kể, mô nướu cũng đầy đặn hơn trước, mức độ tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người.

trồng 2 răng implant phục hình răng hàm
Cấy 2 trụ Implant và gắn răng sứ

Trường hợp mô nướu của bệnh nhân bị hõm sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương án thẩm mỹ phù hợp như ghép vạt nướu, sử dụng cấu trúc phục hình có nướu nhân tạo…

Ngoài cấy ghép Implant, gần như không có giải pháp trồng răng giả nào khác có khả năng hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm.

Bảng giá trồng răng Implant khắc phục mất 2 răng liền kề tại Nha Khoa Đông Nam

Trồng răng Implant tại Nha Khoa Đông Nam sẽ có mức chi phí niêm yết phải chăng, công khai cụ thể với khách hàng trước khi thực hiện.

Giá trồng Implant tại đây thường được tính trọn gói, cam kết không phát sinh, bao gồm đầy đủ các dịch vụ liên quan như:

Trụ Implant + Khớp nối Abutment (miễn phí) + Răng sứ (1.000.000đ) trên Implant (tặng kèm)

Nếu như khách hàng có nhu cầu đổi sang dùng những dòng răng sứ khác thì sẽ được khấu trừ 1.000.000VNĐ và bù thêm khoản chênh lệch.

Không chỉ vậy, nha khoa còn hỗ trợ nhiều ưu đãi thiết thực giúp khách hàng giảm gánh nặng về mặt tài chính. Toàn bộ những dịch vụ như: thăm khám và tư vấn, chụp CT, ghép xương, làm răng tạm đều hoàn toàn miễn phí.

Chi phí trồng răng Implant cụ thể sẽ được thể trong bảng bên dưới đây:

LOẠI IMPLANT CHI PHÍ GHI CHÚ
Implant Hàn Quốc 16.500.000 VNĐ Trọn Gói 1 Răng
Implant Pháp/Ý 19.900.000 VNĐ Trọn Gói 1 Răng
Implant Mỹ 23.500.000 VNĐ Trọn Gói 1 Răng
Implant ETK Activenew răng sứ mới 28.200.000 VNĐ Trọn Gói 1 Răng
Implant NOBEL Active 32.900.000 VNĐ Trọn Gói 1 Răng
Implant ALL ON 4 cải tiến 120.000.000 VNĐ Trọn Gói 1 Hàm
Implant ALL ON 4 cố định 151.000.000 VNĐ Trọn Gói 1 Hàm
Implant ALL ON 5 cố định 170.900.000 VNĐ Trọn Gói 1 Hàm
Implant ALL ON 6 cố định 190.800.000 VNĐ Trọn Gói 1 Hàm
Implant ALL ON 8 cải tiến 230.600.000 VNĐ Trọn Gói 1 Hàm
– Miễn phí Khám & Tư Vấn.
– Miễn phí chụp phim 3D kiểm tra răng.
– Miễn phí Xét Nghiệm trước khi phẫu thuật (khi cần thiết).
– Miễn phí khớp nối Abutment.
– Miễn phí răng sứ trên Implant trị giá 1.000.000đ/răng.
– Miễn phí chi phí Ghép Xương.
– Miễn phí chi phí làm Răng Tạm.
– Miễn phí Chỗ Nghỉ trong ngày.

Trên đây là một số thông tin gửi đến bạn Công Thành. Việc xác định phương pháp phục hình răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Do đó, bạn nên thu xếp thời gian đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để dược bác sĩ thăm khám, tư vấn miễn phí.

Xem thêm mất răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *