Hỏi: “ Chào bác sĩ Nha khoa Đông Nam! Bác sĩ cho em hỏi là nhổ răng nhai có đau và nguy hiểm không ạ? Răng nhai số 6, số 7 của em bị sâu, hỏng gần hết thân răng, chỉ còn chân răng. Em muốn nhổ đi để trồng lại răng giả nhưng nghe bảo nhổ răng nhai rất đau nên em hơi sợ.” – Đài Trang, Tân Phú
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào bạn Đài Trang!
Đầu tiên, rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!
Theo thông tin mà bạn cung cấp, răng số 6, số 7 của bạn bị sâu, hỏng gần hết thân răng, chỉ còn chân răng. Thế nhưng, vì bạn không cung cấp hình ảnh thực tế nên chúng tôi chưa có đủ cơ sở xác định chiếc răng của bạn có cần phải nhổ bỏ hay không.
Bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xác định tình trạng răng và tư vấn cho bạn một cách chính xác nhất. Trong trường hợp có thể lưu giữ được răng, bác sĩ sẽ tái tạo lại hình dáng của chiếc răng này bằng cách bọc răng sứ.
Răng thật vẫn là những chiếc răng tốt nhất. Ngoài các chức năng cơ bản như ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm, chúng còn kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định. Sau khi mất răng, vùng xương hàm ở vị trí này sẽ bị thoái hóa và tiêu dần đi.
Do đó, nhổ răng được xem là phương án cuối cùng, chỉ được chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị phục hồi được nữa.
I. Trường hợp nào nên nhổ răng nhai
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chỉ nên nhổ răng khi thật sự cần thiết, một số trường hợp nhổ răng sẽ tốt hơn là giữ lại, cụ thể như sau:
+ Gãy răng nghiêm trọng
Trường hợp răng bị gãy, mẻ lớn không thể phục hồi bằng phương pháp hàn trám hay bọc răng sứ thì việc nhổ răng và phục hình bằng phương pháp trồng răng giả là việc cần thiết.
+ Viêm nha chu
Những trường hợp khách hàng bị viêm nha chu mức độ nghiêm trọng gây tụt nướu, tiêu xương nhiều làm cho chân răng không trụ vững cần phải nhổ bỏ răng để tránh lây nhiễm sang các răng khác.
+ Răng sâu
Ở những trường hợp răng sâu nghiêm trọng, gây tổn thương men răng kèm theo các cơn đau dai dẳng sẽ cần nhổ bỏ để tránh lây vi khuẩn sâu răng sang các răng khỏe mạnh.
+ Răng viêm tủy
Răng viêm tủy nếu không điều trị sớm dễ biến chứng áp xe răng, nhiễm trùng chân răng làn rộng viêm quanh cuốn. Điều này sẽ làm cho răng ngày càng yếu dần đi, thậm chí hoại tử tủy giai đoạn cuối không thể điều trị được. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng đi.
+ Niềng răng chỉnh nha
Việc nhổ răng hàm cũng sẽ được chỉ định trong những trường hợp chỉnh nha niềng răng để tạo khoảng trống giúp các răng dễ di chuyển. Trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 và răng số 8 để niềng răng.
+ Răng khôn mọc ngầm
Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch cũng được chỉ định nhổ bỏ sớm để không ảnh hưởng răng số 7 bên cạnh, cũng như gây biến chứng về sau.
II. Nhổ răng nhai có đau và nguy hiểm không?
1. Nhổ răng nhai có đau không?
Răng số 6, số 7 là một trong những răng có kích thước lớn nhất trong cung hàm. Chúng thường có từ 2 – 4 chân răng. Thế nhưng, ở một số trường hợp ngoại lệ, bệnh nhân có thể có nhiều hơn 1 – 2 chân răng so với bình thường.
Do đó, trước khi nhổ răng cho bạn, bác sĩ sẽ chụp X – Quang nha khoa để xác định số chân răng.
Quá trình nhổ răng nhai diễn ra khá nhanh chóng và không mất nhiều thời gian, thường chỉ khoảng 10 – 15 phút cho mỗi răng. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được gây tê vùng răng cần điều trị để không cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt ở vùng răng vừa nhổ. Cảm giác này thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 giờ hoặc lâu hơn, tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết nhổ. Bạn nên sử dụng thuốc và vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau, kháng viêm.
Trên thực tế, việc nhổ răng không hề đau đớn như mọi người vẫn nghĩ. Bác sĩ luôn có các biện pháp để giảm thiểu đến mức tối đa đau đớn cho bệnh nhân ở cả trong và sau khi thực hiện.
➦ Tham khảo: Bảng giá nhổ răng Nha khoa Đông Nam
2. Nhổ răng có nguy hiểm không?
Nhổ răng nhai chưa phải là một kỹ thuật nha khoa phức tạp. Thế nhưng, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc vấn đề chăm sóc, vệ sinh sau nhổ răng không đúng cách, bệnh nhân vẫn có khả năng gặp phải biến chứng như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, sót chân răng…
Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên nhổ răng ở các địa chỉ nha khoa uy tín và đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ trung thực, thẳng thắng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe tổng quát của bản thân, tiền sử bệnh lý mắc phải và các loại thuốc đang sử dụng cũng hết sức quan trọng.
Nếu bạn rơi vào nhóm đối tượng chống chỉ định nhổ răng tạm thời, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thời điểm nhổ răng an toàn, phù hợp.
Thông thường, sau khi nhổ răng nhai bệnh nhân chỉ cần cắn gạc khoảng 30 – 45 phút máu sẽ ngừng chảy. Trong vòng 24 giờ đầu, nếu vết nhổ chỉ bị rỉ máu thì không đáng ngại.
Thế nhưng, nếu máu chảy nhiều, cắn gạt vẫn không cầm được máu, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Một số bệnh nhân có thể bị sưng, đau sau khi nhổ răng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể xoa dịu các triệu chứng bằng cách chườm đá, uống thuốc theo toa của bác sĩ.
Nếu sau khoảng 3 – 5 ngày, hiện tượng sưng đau vẫn không thuyên giảm, thậm chí có chuyển biến xấu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
III. Bảng giá nhổ răng khôn
Chi phí nhổ răng khôn giá bao nhiêu còn tùy thuộc và từng tình trạng, vị trí răng miệng hiện tại của mỗi người. Thường mức giá nhổ răng khôn cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: tình trạng lệch lạc của răng, vị trí răng mọc.
Tại Nha khoa Đông Nam, đối với từng trường hợp chi phí nhổ răng sẽ có các mức giá sau:
(Bảng giá cập nhật 05/04/2022)
VỊ TRÍ | CHI PHÍ NHỔ | ĐƠN VỊ |
---|---|---|
Nhổ răng hàm | 500.000 – 1.000.000VNĐ | 1 Răng |
Nhổ răng sữa | MIỄN PHÍ | |
Nhổ răng khôn hàm trên | 1.500.000VNĐ | 1 Răng |
Nhổ răng khôn hàm dưới | 2.500.000VNĐ | 1 Răng |
- So với múc chi phí nhổ răng hàm thì giá nhổ răng khôn có phần chênh lệch khá cao. Bởi so với răng khôn mọc thẳng hay răng hàm thì răng khôn mọc lệch đòi hỏi nhiều kỹ thuật cũng như công nghệ nhổ răng hiện đại nên mức phí sẽ giao động từ 1.500.000 – 2.500.000VNĐ/răng.+ Mức giá nhổ răng khôn
- Mức giá nhổ răng hàm
Chi phí nhổ răng hàm được áp dụng ở các trường hợp nhổ răng một chân (răng số 1, 2, 3) hay các răng có nhiều chân ở các vị trí 4, 5, 6, 7 sẽ có mức giá cố định 500.000VNĐ/răng.
- Mức giá nhổ răng trẻ em
Nhổ răng sữa cho trẻ em tại Nha khoa Đông Nam là MIỄN PHÍ.
IV. Chăm sóc sau khi nhổ răng nhai
Sau khi nhổ răng cho bạn, bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc lên vết nhổ để cầm máu. Bạn nên cắn gạc trong khoảng từ 30 – 45 phút để máu ngừng chảy. Nếu sau thời gian này, máu vẫn còn chảy nhiều, ướt đẫm gạc, bạn nên thay miếng gạc mới và tiếp tục cắn gạc cho đến khi máu ngừng hẳn.
Song song với đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê toa, không tự ý sử dụng các loại thuốc khác, đặc biệt là Aspirin.
Bạn chỉ nên ăn uống khi thuốc tê đã hết tác dụng để tránh cắn trúng má lưỡi. Trong những ngày đầu, bạn nên ăn thức ăn mềm và tránh nhai bằng bên hàm có vết nhổ. Các thức ăn cứng, giòn, nóng, nên được xếp vào danh sách hạn chế cho đến khi vết nhổ ổn định.
Trong vòng 24 giờ đầu, bạn có thể vệ sinh răng miệng như bình thường, nhưng không nên đưa bàn chải đến gần vị trí vết nhổ.
Tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối tự pha. Việc súc miệng bằng dung dịch muối không đúng nồng độ có thể làm tổn thương các mô niêm mạc miệng, khiến vết thương lâu lành hơn.
Khi vết thương đã ổn định, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp trồng răng phù hợp, để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng của việc mất răng như tiêu xương hàm, xô lệch răng, tụt nướu…
Các phương pháp trồng răng giả thường được sử dụng hiện nay là: cầu răng sứ, răng giả tháo lắp và trồng răng Implant.
Trên đây là một số thông tin gửi đến bạn Đài Trang. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào an tâm hơn về vấn đề “Nhổ răng nhai có đau và nguy hiểm không?“. Nếu cần thêm thông tin, bạn nên đến Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?