Những cơn đau răng trong cùng thường gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Cơn đau răng có thể khiến cho ăn uống kém ngon miệng, ngủ không ngon giấc, thậm chí tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe răng miệng nếu do mắc phải bệnh lý. Vậy nguyên nhân nào gây đau răng trong cùng? Làm thế nào để điều trị hiệu quả tình trạng này.
I. Nguyên nhân gây đau răng trong cùng
Đau răng trong cùng có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó đáng chú ý nhất là do:
1. Mọc răng khôn
Hầu hết các trường hợp đau răng trong cùng đều liên quan đến việc mọc răng khôn và đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất.
Răng số 8 hay răng khôn, thường mọc ở vị trí sâu bên trong cung hàm khi con người trưởng thành, thường từ 18 đến 25 tuổi.
Việc mọc răng khôn ở độ tuổi trưởng thành, khi mà xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh và cứng cáp, thường dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc hoặc bị chôn vùi do thiếu hụt không gian cần thiết.
Quá trình răng khôn mọc lên sẽ khó tránh khỏi cảm giác sưng nướu, đau nhức dai dẳng ở vùng răng trong cùng. Thậm chí nếu răng khôn mọc đâm ngang sang răng số 7 cạnh bên thì chiếc răng này cũng bị đau nhức.
Thêm vào đó, do vị trí răng khôn nằm khuất sâu trong cùng nên rất khó vệ sinh sạch. Lâu ngày vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều gây viêm nhiễm và làm cho các cơn đau nhức răng trong cùng thêm nặng nề hơn.
2. Các vấn đề bệnh lý ở răng miệng
Sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng,… cũng có thể là nguyên nhân gây sưng đau vùng răng trong cùng với nhiều mức độ khác nhau.
Nếu bệnh lý răng miệng không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây đau nhức dữ dội, bệnh nhân khó có thể ăn uống, sinh hoạt được thoải mái như bình thường. Nguy hiểm hơn các vi khuẩn gây bệnh có thể sản sinh mạnh làm hư hỏng cấu trúc răng, nguy cơ làm răng lung lay và thậm chí gãy rụng mất răng vĩnh viễn.
3. Các thói quen không tốt hằng ngày
Hành động xỉa răng bằng tăm tre, chải răng quá mạnh với bàn chải lông cứng, nhai thức ăn dai cứng và nghiến răng đều tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương và đau nhức cho răng nướu.
4. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân vừa nêu trên thì đau nhức răng trong cùng còn có thể do:
- Sự thiếu hụt canxi, vitamin đặc biệt là vitamin C, B, E.
- Các chấn thương, tai nạn, va đập mạnh làm răng bị tổn thương, gãy mẻ.
- Thay đổi về nội tiết tố ở nữ giới trong giai đoạn mang thai và đến kỳ kinh nguyệt.
II. Đau răng trong cùng có nguy hiểm không?
Đau răng trong cùng do thói quen vệ sinh răng miệng hay thiếu hụt dinh dưỡng thường không đáng lo ngại. Điều chỉnh thói quen phù hợp, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tình trạng sưng đau ở răng thuyên giảm nhanh chóng.
Thế nhưng, bạn cần phải cẩn trọng khi đau nhức răng là do các bệnh lý răng miệng gây ra. Việc phát hiện bệnh chậm trễ hay trì hoãn điều trị đều có nguy cơ cao gây các biến chứng nghiêm trọng, mất răng và tốn nhiều thời gian, chi phí điều trị hơn.
Cơn đau ở răng làm cho khả năng ăn nhai giảm sút đáng kể. Bệnh nhân ăn uống không ngon miệng, không thể nhai nghiền thức ăn hiệu quả. Từ đó gián tiếp gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược.
Không chỉ vậy khi bị đau răng bệnh nhân cũng cảm thấy rất khó chịu mỗi khi vệ sinh răng miệng hằng ngày. Dễ có xu hướng chải răng vội vàng khiến vi khuẩn, mảng bám vẫn tồn đọng nhiều và gây mùi hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp.
Trường hợp mọc răng khôn gây đau răng trong cùng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do chiếc răng này thường có nguy cơ cao mọc lệch lạc gây nhiều tác hại như: sưng tấy, viêm nướu, lợi trùm giắt thức ăn khó vệ sinh gây sâu răng, viêm tủy, hư hỏng răng số 7 bên cạnh, xô lệch hàm,….
III. Điều trị đau nhức răng trong cùng bằng cách nào hiệu quả?
Khi gặp tình trạng đau nhức vùng răng trong cùng, việc chủ động thăm khám sớm tại nha khoa uy tín sẽ giúp điều trị đạt kết quả cao nhất, tránh hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
Để xác định chính xác nguyên nhân, mức độ hư tổn ở răng bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, chụp phim x-quang. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục đau răng trong cùng phù hợp và hiệu quả.
1. Đối với mọc răng khôn gây đau răng trong cùng
Răng khôn mọc sai lệch gây đau nhức răng trong cùng, tác động xấu đến răng số 7 bên cạnh thì việc nhổ răng khôn là giải pháp bắt buộc cho bệnh nhân.
Các bác sĩ cho biết răng khôn hầu như không đảm nhận vai trò ăn nhai trên cung hàm. Thậm chí với nhiều mối nguy hại tiềm ẩn từ chiếc răng này mang lại thì nhổ răng hoàn toàn không gây bất cứ ảnh hưởng nào.
Nhổ răng khôn sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu, hạn chế khả năng phát sinh biến chứng không mong muốn.
Bệnh nhân nên thực hiện nhổ răng khôn từ sớm độ tuổi tốt nhất là từ 18 – 25 tuổi sẽ giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi, hạn chế khó chịu và lành thương nhanh hơn so với nhổ răng lúc lớn tuổi.
2. Đối với các vấn đề bệnh lý răng miệng gây đau răng
Khi thăm khám nếu nhận thấy đau răng trong cùng là do những bệnh lý xuất phát từ răng gây ra như: Sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, hay răng gãy mẻ do tai nạn/chấn thương,…
Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tối ưu dựa theo từng tình trạng răng cụ thể. Một số phương pháp phổ biến bao gồm: trám răng Composite, bọc răng sứ thẩm mỹ, cạo vôi răng, nạo túi nha chu, ghép vạt nướu,…
Nếu như răng có bệnh lý, tổn thương nặng nề và không còn điều trị để bảo tồn được nữa thì cần nhổ răng. Sau đó nên tiến hành trồng răng giả bằng cấy ghép Implant nhằm phục hình thẩm mỹ, ăn nhai bền chắc dài lâu.
Đối với bệnh nhân bị nghiến răng bác sĩ sẽ thăm khám, lấy dấu mẫu hàm và chế tác máng chống nghiến. Dụng cụ này sẽ được đeo vào mỗi khi ngủ để tránh tối đa các ảnh hưởng xấu do nghiến răng gây ra đối với răng nướu.
IV. Chăm sóc răng miệng khi bị đau răng trong cùng
Sưng viêm, đau nhức răng trong cùng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải quan tâm hơn đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hơn mỗi ngày.
Theo đó, để giảm tối đa các triệu chứng khó chịu ở khoang miệng hãy thực hiện tốt những điều sau đây:
- Để có được hàm răng sạch khỏe thì cần đảm bảo chải răng đúng cách mỗi ngày vào các buổi sáng, tối và sau khi ăn ít nhất 30 phút.
- Chú ý chọn các sản phẩm làm sạch răng miệng phù hợp như: bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour, nước súc miệng không cồn.
- Chải răng cần nhẹ nhàng, chải theo chiều dọc trong thời gian tối thiểu 2 phút.
- Dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn thừa ở kẽ răng, súc miệng sạch sâu bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để hơi thở thơm mát hơn.
- Vì lợi ích cho sức khỏe cơ thể cũng như răng miệng bạn cần phải có một chế độ ăn uống khoa học. Chú ý bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi, chất xơ, vitamin C, E,… là nền tảng cho một hàm răng chắc khỏe hơn.
- Uống nhiều nước lọc, ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp răng nướu được làm sạch một cách tự nhiên, duy trì độ ẩm cần thiết, tránh khô miệng làm vi khuẩn có cơ hội sản sinh gây hại cho răng.
- Những đồ ăn quá dai cứng, món ngọt nhiều đường, đồ ăn có tính axit cao đều gây những ảnh hưởng không tốt cho răng nướu nên bạn cần tránh dùng quá nhiều.
- Từ bỏ hoặc hạn chế thói quen hút thuốc lá, không nên uống nhiều rượu bia hay sử dụng bất kỳ chất kích thích có hại nào để hạn chế các cơn đau răng trở nên trầm trọng thêm.
- Hãy duy trì thời gian khám nha và lấy cao răng mỗi nằm định kỳ từ 1 – 2 lần. Qua đó có thể tầm soát tốt bệnh lý xảy ra, kịp thời khắc phục ngay, tránh biến chứng và phát sinh nhiều chi phí điều trị.
Qua những thông tin mà Nha Khoa Đông Nam chia sẻ trên đây, chắc các bạn cũng đã biết được cách giải quyết tình trạng đau răng trong cùng phải làm sao rồi đúng không.
Nếu còn vấn đề thắc mắc nào khác thì đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Xem thêm sâu răng:
- Nguyên nhân bị sâu răng và phương pháp điều trị
- Mẹo trị đau nhức răng tại nhà vô cùng hiệu quả
- Nhét tỏi vào răng sâu có giúp giảm đau không?
- Top 10 cách chữa bệnh sâu răng an toàn nhanh chóng triệt để
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
- Mọc răng khôn nên và không nên ăn gì?
- Đau răng số 8 khi mang thai
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?