Đau răng số 8 khi mang thai là một chủ đề điều trị nha khoa được nhiều người quan tâm. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đau răng số 8 trong giai đoạn thai kỳ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Mục Lục
1. Đau răng số 8 khi mang thai phải làm sao?
Răng số 8 còn được gọi là răng khôn, bởi chúng thường mọc trong độ tuổi trưởng thành, thường là khoảng 17 – 25 hoặc muộn hơn. Mỗi người trưởng thành thường có 4 răng số 8, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới.
Vì mọc ở vị trí sau cùng của hàm ở thời điểm xương hàm đã phát triển đầy đủ, cứng chắc nên răng số 8 thường không có đủ chỗ để phát triển, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, lệch lạc, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Các cơn đau do mọc răng số 8 thường không diễn ra liên tục. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng là chúng tự khỏi.
Thế nhưng, không phải như vậy, răng số 8 mọc theo từng đợt, từ khi bắt đầu đến kết thúc có thể kéo dài đến 4 – 5 năm. Trong suốt thời gian ấy, bạn có thể bị đau đi đau lại nhiều lần cho đến khi chúng mọc xong.
Dưới đây là một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải khi mọc răng số 8:
✦ Sưng và đau ở vị trí cuối cùng của hàm: Các cơn đau do mọc răng số 8 thường rất khó chịu, nhiều trường hợp còn có thể không mở được miệng.
✦ Viêm nướu: Hiện tượng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi răng số 8 tách nướu để trồi lên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong nướu qua các mô mở, gây viêm nhiễm. Hoặc một phần răng số 8 có thể bị kẹt lại bên dưới nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vụn thức ăn giắt vào bên trong các túi nướu gây viêm.
✦ Tổn thương răng bên cạnh: Răng số 8 mọc lệch lạc và đâm vào chân răng bên cạnh sẽ gây đau đớn dữ dội.
Không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho mẹ bầu, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nướu do răng số 8 có thể phát triển thành bệnh nha chu, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh nhẹ cân.
Mặt khác, đau răng số 8 cũng có thể khiến mẹ bầu chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Điều này có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác.
Chính vì thế, khi phát hiện các triệu chứng sưng đau do mọc răng số 8, các mẹ nên nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cụ thể.
2. Điều trị đau răng số 8 khi mang thai
Nhiều chuyên gia nha khoa đồng tình rằng thời điểm an toàn để điều trị bệnh lý răng miệng cho mẹ bầu rơi vào ba tháng giữa của thai kỳ. Lúc này, thai nhi đã ổn định và nguy cơ khó chịu khi mẹ phải nằm ngửa trong một thời gian dài là tương đối nhỏ.
Trong đa số các trường hợp đau răng số 8, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị hòa hoãn nhằm xoa dịu các triệu chứng. Đến khi bệnh nhân sinh xong và sức khỏe ổn định mới tiến hành nhổ răng.
Chụp X – Quang là một thao tác cần thiết khi khám, tư vấn nhổ răng số 8 để kiểm tra tình trạng của chiếc răng và các mô xung quanh.
Thế nhưng, bạn không nên quá lo lắng, bởi theo các chuyên gia, nguy cơ em bé bị ảnh hưởng bởi một lần chụp X – Quang là rất thấp. Song song với đó, trong quá trình thực hiện, kỹ thuật viên sẽ cho mẹ mặc áo bảo hộ để đảm bảo an toàn tối đa.
Cũng cần lưu ý rằng, trong tình huống điều trị khẩn cấp, bác sĩ vẫn có thể chỉ định nhổ răng. Trong trường hợp này, lượng thuốc gây tê luôn được giữ ở mức tối thiểu, vừa đủ để bạn thoải mái trong quá trình nhổ răng và an toàn cho sức khỏe của em bé.
Cận cảnh – Nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới:
Sau khi nhổ răng số 8, bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng thuốc giảm đau, nếu cần thiết. Lúc này, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng một loại thuốc khác mà không tham khảo ý kiến của họ.
3. Các giải pháp làm suy giảm các cơn đau do mọc răng số 8
Sau đây là giải pháp xoa dịu các cơn đau do mọc răng số 8 tại nhà mà mẹ bầu có thể áp dụng:
a) Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối tự pha khoảng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối, có thể giúp bạn giảm đau và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng.
Sau khi thực hiện, bạn nên súc miệng lại bằng nước lọc để giảm bớt lượng muối còn sót lại, tránh thừa muối cho cơ thể.
b) Chườm đá
Đây là phương pháp được xem là gây tê tự nhiên và an toàn, bạn có bọc đá trong khăn hoặc túi vải, chườm lên trên vùng má đang đau, cảm giác đau nhức sẽ suy giảm rõ rệt.
Lưu ý, bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da hoặc nướu răng để tránh làm tổn thương các mô.
c) Dùng tỏi tươi
Dùng tép tỏi tươi đã bóc vỏ, giã dập, cùng vài hạt muối trắng chà nhẹ hoặc đắp lên vùng răng số 8 bị đau. Thực hiện mỗi ngày, các cơn đau do mọc răng số 8 sẽ suy giảm rõ rệt.
d) Nước sắc lá lốt
Dùng lá và thân cây lá lốt sắc thành hỗn hợp dung dịch đặc để ngậm vài lần trong ngày sẽ giúp mẹ bầu xoa dịu các triệu chứng sưng đau do răng số 8.
e) Dùng hành tây
Nhai hành tây hoặc đắp một miếng hành tây đập dập vào chỗ mọc răng số 8, cảm giác sưng đau sẽ suy giảm đáng kể.
Mang thai là thời điểm quan trọng nên việc ăn uống và giữ gìn sức khỏe cần phải được lưu ý và cân nhắc kỹ càng. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng các dược liệu nhân gian để xoa dịu các triệu chứng sưng, đau do răng số 8, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề “Đau răng số 8 khi mang thai thì phải làm sao?”, nếu cần thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
- Mọi người mọc mấy cái răng khôn?
- Người già còn mọc răng được không?
- Răng mọc ngầm thì phải làm sao?
Xem thêm răng miệng bà bầu: