Bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp như sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, sún răng, viêm loét miệng,… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Chính vì thế các bậc phụ huynh nên có kiến thức về các bệnh lý răng miệng ở trẻ để chủ động phòng tránh cũng như sớm phát hiện và chữa trị kịp thời cho bé yêu của mình.
I. Những bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp
1. Sâu răng
Đây là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ. Nguyên nhân gây sâu răng là do trẻ chưa ý thức vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thói quen thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt hoặc thức ăn chứa axit làm cho men răng suy yếu.
Sâu răng thường khiến trẻ bị đau nhức, ê buốt, hơi thở hôi, trên răng có đốm đen li ti. Bệnh lý răng miệng này vừa gây khó chịu cho trẻ, vừa khiến cho hàm răng bé mất thẩm mỹ.
2. Viêm nướu
Viêm nướu răng chủ yếu là do vệ sinh răng kém, các thức ăn thừa, mảng bám còn tồn đọng ở kẽ răng. Khi không được làm sạch chúng sẽ lên men tạo axít làm cho vi khuẩn sinh sôi nhiều trong môi trường miệng, gây viêm loét nướu, miệng.
Khi bị viêm nướu trẻ sẽ có các dấu hiệu sưng đỏ ở vùng nướu, nướu dễ chảy máu, hôi miệng, hành sốt, nướu bở không săn chắc, dẫn tới viêm loét toàn bộ miệng.
3. Bệnh viêm tủy răng
Viêm tủy răng được biết đến là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tủy và các mô bao quanh chân răng. Nếu bệnh lý sâu răng không chữa trị hiệu quả sẽ khiến cho vi khuẩn dần dần ăn sâu vào tủy răng và gây ra viêm nhiễm.
Viêm tủy răng thường khiến cho trẻ chịu nhiều cơn ê buốt, đau nhức khi ăn uống, sâu răng nặng đã lan tới tủy răng, đau nhức răng từng cơn liên tục về đêm, phát sốt.
4. Răng lệch lạc, hô, móm
Răng hô, móm là tình trạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến khiến cho răng hàm dưới mọc chìa ra phía trước quá mức so với răng hàm trên (móm) hoặc ngược lại (hô).
Hàm răng lệch lạc khi những chiếc răng nằm trên 1 hay 2 cung hàm có quá ít vị trí để sắp xếp đều đặn theo khớp cắn chuẩn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của răng lệch lạc đó là có 1 hoặc nhiều răng mọc lệch ra ngoài, mọc nghiêng hoặc xoay vào trong hay có thể mọc ngầm trong xương hàm.
Nguyên nhân khiến cho răng mọc lệch lạc, hô, móm có thể là do răng sữa rụng sớm, yếu tố di truyền. Ngoài ra còn do một số thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng…
5. Viêm lưỡi bản đồ
Một số yếu tố như: thiếu chất, rối loạn quá trình trao đổi chất, tổn thương lưỡi,… cũng có thể khiến cho trẻ bị viêm lưỡi bản đồ.
Dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ đó là dùng mắt thường quan sát sẽ thấy tại vùng lưỡi của trẻ xuất hiện các mảng xám trắng, sưng, các các đốm hồng hoặc đốm đỏ bên trên lưỡi, các đốm này có thể lan rộng sang những vùng khác nhau của lưỡi.
6. Sún răng
Phần lớn các bé đều bị sún răng, đây là bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn nhiều đồ ngọt, chăm sóc răng miệng không đúng cách hoặc do thiếu hụt men răng.
Sún răng thường không gây đau nhức, chỗ sún rộng, có màu đen hoặc nâu, răng dần bị mủn và tiêu đi.
8. Nấm miệng
Nấm miệng là do tác động của những yếu tố bên ngoài hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, ví dụ như uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài; dùng Corticosteroid; viêm đường tiết niệu,…
Biểu hiện của trẻ bị nấm miệng là có những mảng màu trắng xuất hiện trên lưỡi và những vết loét đỏ trên môi, trên vòm miệng, niêm mạc miệng. Khi bị nấm miệng, trẻ có thể cảm thấy rát trong miệng hoặc cổ họng.
9. Viêm loét miệng
Là những tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng gây đau đớn, rất khó chịu khi trẻ ăn, nói hoặc cử động. Đặc biệt khi ăn uống những thực phẩm nóng, lạnh có chất kích thích thì bé càng bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh.
Thông thường, triệu chứng viêm loét miệng sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần, nhưng có thể tái phát.
10. Tưa lưỡi
Nguyên nhân tưa lưỡi chủ yếu là do sự bùng phát mạnh của một loại nấm cơ hội Candida albicans trong cơ thể có sức đề kháng yếu. Tưa lưỡi nếu để lâu không có biện pháp chữa trị hiệu quả có thể gây ra các căn bệnh về tiêu hóa. Thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ung thư vô cùng nguy hiểm.
Dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị tưa lưỡi đó là ở niêm mạc miệng nhất là bề mặt trên của lưỡi thường xuất hiện các màng giả mạc trắng. Những màng giả mạc này sẽ ngày càng lan rộng gây đau đớn, khó chịu và có thể bị chảy máu khi bóc.
II. Nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng ở trẻ
1. Do các mảng bám tích tụ lâu ngày
Khi trẻ còn nhỏ sẽ chưa thể tự mình vệ sinh cá nhân, đánh răng không đúng cách làm cho các mảng bám thức ăn thừa không được làm sạch, tích tụ lại. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh răng miệng cho bé.
2. Do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng
Vùng nướu thường trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn bình thường khi bé bắt đầu mọc răng. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm ở vùng răng, nướu của trẻ.
3. Do chế độ ăn chưa hợp lý
Việc phụ huynh cho trẻ ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường hay đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cũng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng của bé. Chính vì vậy, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển thành các mầm bệnh.
4. Do sang chấn
Các bé thường bị tổn thương lợi do các thói quen xấu như: cắn móng tay, ăn đồ ăn cứng,…
III. Giải pháp điều trị các bệnh răng miệng ở trẻ em
Khi trẻ có các vấn đề bệnh lý ở răng miệng, phụ huynh nên đưa bé đến ngay các nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.
1. Điều trị viêm nướu
Khi trẻ bị viêm nướu, các bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng làm sạch mảng bám, loại bỏ môi trường sinh trưởng của vi khuẩn gây hại cho răng.
2. Trám răng phòng ngừa và điều trị sâu răng
Với tình trạng răng sâu bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh, làm sạch vết sâu và tiến hành trám răng kết hợp bổ sung flour để ngăn ngừa sâu răng tái diễn.
3. Chữa tủy
Đối với những trẻ bị viêm tủy răng cần phải chữa tủy triệt để sau đó trám bít phục hình chiếc răng bị hư hỏng. Từ đó giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm một cách triệt để nhất.
4. Chỉnh nha-Niềng răng
Nếu răng bé bị lệch lạc, hô, móm thì sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp chỉnh nha niềng răng thẩm mỹ. Phương pháp này sẽ giúp xử lý sai lệch sớm, đem lại hàm răng đều đặn, cung hàm cân đối, dễ dàng ăn nhai, hỗ trợ phát âm và đảm bảo thẩm mỹ cho trẻ.
IV. Cách phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em
– Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ với bàn chải và kem đánh răng phù hợp.
– Hạn chế cho trẻ ăn uống các thực phẩm có hàm lượng đường và độ ngọt cao.
– Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, những thực phẩm, món ăn dễ tiêu hóa. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
– Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm tổn thương đến vùng niêm mạc miệng của trẻ.
– Cha mẹ nên chủ động vệ sinh cho trẻ. Đối với những bé chưa mọc răng hay đang trong giai đoạn mọc răng, cha mẹ hãy dùng gạc rơ miệng chuyên dụng có tẩm NaCl, NaHCO3 cho bé.
– Định kỳ 6 tháng/lần phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám răng. Thông qua thăm khám các bác sĩ sẽ sớm phát hiện và điều trị dứt điểm những bệnh lý về răng miệng ở trẻ nếu có để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Trên đây là thông tin liên quan đến những bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm bệnh răng miệng:
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?