Nứt răng cửa có thể xảy ra bất cứ lúc nào do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Trong đó răng cửa thường có nguy cơ cao bị nứt mẻ khi bạn có những thói quen ăn nhai với một lực quá mạnh, dùng răng để cắn đồ cừng hay gặp chấn thương vùng răng miệng,… Không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng, tình trạng này còn có thể làm bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức, ăn nhai khó khăn. Vậy khi bị nứt răng cửa phải làm sao để khắc phục hiệu quả?
I. Nguyên nhân gây nứt răng cửa
Nứt răng cửa với các biểu hiện dễ dàng nhận thấy là những vết nứt ngang, nứt dọc trên thân răng. Đồng thời vùng nướu xung quanh chiếc răng bị nứt cũng có hiện tượng sưng phồng, tấy đỏ gây ê nhức, khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt.
Theo đó, các nguyên nhân gây nứt răng cửa được xác định là do nhiều yếu tố như:
- Thói quen nhai ăn các món quá dai, cứng, nhai nước đá lạnh. Dùng răng như công cụ để cắn xé bao bì, mở nắp chai, giật mác quần áo,…
- Ở những người có tật nghiến răng khi ngủ cũng khó tránh khỏi nguy cơ răng bị mài mòn, sứt mẻ, gãy vỡ nghiêm trọng, viêm khớp thái dương hàm,…
- Răng cửa cũng có thể bị nứt gãy do gặp phải các chấn thương, tai nạn ngoài ý muốn, va đập mạnh từ bên ngoài.
- Răng cửa bị sâu, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,… cũng khiến cho men răng dần suy yếu, răng sẽ dễ bị nứt mẻ, gãy vỡ nhiều hơn.
- Chế độ ăn uống thiếu hụt canxi, fluor và các khoáng chất thiết yếu, tiêu thụ quá nhiều đường, nhiều axit, dùng các món quá nóng, quá lạnh liên tục,… Tất cả đều gây ra các ảnh hưởng xấu đến cấu trúc men răng, khó tránh khỏi nguy cơ bị nứt mẻ.
II. Răng cửa có vết nứt có sao không?
- Ảnh hưởng thẩm mỹ
Do nằm ở vị trí phía trước của cung hàm nên răng cửa bị nứt mẻ sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nụ cười.
Thậm chí khe nứt dễ giắt thức ăn thừa khó làm sạch và sản sinh mùi hôi ở khoang miệng. Từ đó có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy e ngại, tự ti mỗi khi giao tiếp.
- Đau nhức khi ăn nhai
Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chúng ta nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt.
Khi răng cửa có vết nứt dọc hoặc ngang vì bất kỳ nguyên nhân nào, chức năng ăn nhai của răng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể làm bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Nhiều trường hợp còn có thể bị đau răng tự phát.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác ăn không ngon miệng hoặc chán ăn.
Lâu dài sẽ làm cho cơ thể không hấp thu, nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và ngăn cản sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây bệnh, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, mãn tính.
- Mất răng vì viêm tủy nặng
Về sức khỏe răng miệng, bên dưới men răng có một lớp cứng gọi là ngà răng, sâu hơn nữa là tủy răng. Tủy răng là một tập hợp các dây thần kinh và mạch máu. Khi răng cửa bị nứt, các mô này có thể bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công, gây viêm.
Nếu không được điều trị, tình trạng viêm nhiễm còn có thể lây lan sang các mô xung quanh răng, làm tổn thương nướu, dây chằng và xương ổ răng. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến răng dần lung lay và cuối cùng là rụng đi.
III. Phương pháp điều trị nứt răng cửa hiệu quả
Khi các vết nứt lớn và nằm ở mặt ngoài của răng sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra được tình trạng tổn thương hiện có ở răng. Tuy nhiên, nếu như vết nứt khá nhỏ và nằm ở vị trí bên dưới chân răng hay mặt trong của răng sẽ khó để nhận biết sớm.
Bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra khi răng có dấu hiệu đau nhức khi ăn nhai hoặc tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa theo từng tình trạng tổn thương cụ thể ở răng như thế nào để lên phác đồ điều trị một cách hiệu quả nhất. Trong đó có cách cách khắc phục nứt răng cửa phổ biến, bao gồm:
1. Điều trị răng cửa có vết nứt bằng trám răng
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ phủ vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là Composite để trám lên trên các răng cửa bị nứt gãy và tạo hình sao cho giống với men răng thật nhất. Sau đó, chiếu đèn đông để miếng trám kết dính vào răng thật.
Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ và bảo vệ các mô răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Cũng xin lưu ý rằng, sau một thời gian tồn tại trong khoang miệng, nước bọt và chất màu có trong thực phẩm có thể làm cho miếng trám răng bị ố vàng, xỉn màu, gây mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, khả năng chịu lực của miếng trám răng thường không cao, dễ bị bong tróc, bung bật ra khỏi vị trí trám…
Như vậy từ những mặt hạn chế trên có thể thấy trám răng chỉ là một cách khắc phục tạm thời cho một số trường hợp răng bị nứt nhẹ, tổn thương chưa lan rộng khiến vùng tủy răng bị viêm nhiễm.
Sau khi trám răng, bệnh nhân nên quay lại nha khoa để khám răng định kỳ và thay miếng trám mới khi chúng bị bong tróc hay không còn đảm bảo được thẩm mỹ.
2. Bọc sứ cho răng cửa có vết nứt
Về lâu dài, bọc răng sứ được đánh giá là phương pháp phục hình toàn diện và tối ưu trong mọi trường hợp nứt răng cửa.
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một mão răng sứ để chụp lên trên các răng thật đã được mài chỉnh theo tỷ lệ được tính toán từ trước.
Đối với trường hợp răng bị nứt gây tổn thương đến tủy sẽ phải trải qua quá trình điều trị tủy dứt điểm mới có thể bọc răng sứ được an toàn và hiệu quả nhất.
Mão răng sứ có tác dụng như một lớp áo, che phủ và bảo vệ cho răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Hình dáng, màu sắc của các răng đã được bọc sứ gần như không có sự khác biệt với các răng khác trong cung hàm. Chức năng ăn nhai và phát âm gần như không thay đổi.
Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn nhai và giao tiếp bình thường mà không sợ người khác phát hiện ra mình đang sử dụng răng giả.
Đối với răng cửa bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân lựa chọn phục hình bằng các dòng răng sứ toàn sứ cao cấp như: Emax, Zirconia, Hi-Zirconia.
Bởi đây là những loại răng sứ hoàn toàn không chứa kim loại hay bất cứ tạp chất nào. Đảm bảo được tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng, không gây hôi miệng.
Hơn thế nữa hình dáng, màu sắc răng được chế tác một cách tinh xảo, không có sự khác biệt gì so với răng thật. Đặc biệt dù sử dụng hơn hàng chục năm vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, không bị oxi hóa làm đen viền nướu, không bị đổi màu răng.
3. Nhổ và trồng lại răng giả mới khi răng bị nứt nghiêm trọng
Đối với những trường hợp răng cửa bị nứt gãy nghiêm trọng, có các dấu hiệu nhiễm trùng, đau nhức kéo dài. Mọi biện pháp điều trị bảo tồn đều không mang lại hiệu quả.
Khi đó cần phải nhổ răng để tránh các ảnh hưởng xấu đến những răng khỏe mạnh xung quanh.
Sau khi nhổ răng cần tiến hành trồng lại răng giả mới sớm nhất có thể bằng cấy ghép Implant.
Đây là phương pháp phục hình răng mất tối ưu nhất thông qua việc tiểu phẫu cấy ghép trụ Implant vào bên trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Tiếp đến phục hình mão sứ cố định bên trên thông qua khớp nối Abutment.
Nhờ có trụ Implant cố định bên trong xương hàm nên có thể khắc phục tối đa quá trình tiêu xương hàm gây tụt nướu, lão hóa sớm. Khi phục hình với kỹ thuật chuẩn xác và chăm sóc tốt có thể sử dụng răng được trọn đời mà không cần thay mới.
IV. Cách phòng ngừa nứt răng cửa
Để phòng tránh nguy cơ nứt răng cửa bạn nên chú ý thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
- Đánh răng đều đặn 2 – lần/ngày, dùng bàn chải mềm, kem đánh răng chứa flour. Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc trong thời gian tối thiểu 2 phút.
- Kết hợp dùng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng, máy xịt tăm nước để làm sạch sâu các mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng ở khoang miệng.
- Tránh ăn uống quá dai cứng, không dùng răng như công cụ để mở đồ vật, loại bỏ thói quen nhai đá lạnh.
- Đeo hàm bảo vệ răng khi tham gia các hoạt động thể thao mạnh. Hoặc nếu có tật nghiến răng bạn cũng nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và thiết kế máng chống nghiến phù hợp để sử dụng khi ngủ.
- Hạn chế việc ăn uống các món quá nóng, quá lạnh liên tục. Tránh tối đa các đồ ăn nhiều đường, nhiều axit, không nên hút thuốc lá quá thường xuyên.
- Thay vào đó hãy chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước mỗi ngày.
- Kiểm tra răng miệng, cạo vôi răng tại trung tâm nha khoa uy tín định kỳ mỗi 6 tháng/lần để theo dõi sát sao tình trạng răng miệng. Qua đó có thể sớm phát hiện và khắc phục nhanh các vấn đề bệnh lý bất thường (nếu có), tránh biến chứng xảy ra.
Với những thông tin trên đây hi vọng bạn đã biết Nứt răng cửa điều trị như thế nào? Nếu vẫn còn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy gọi ngay đến tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Bị bể răng số 6 trám lại hay bọc sứ?
- Mẻ răng
- Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng?
Xem thêm mặt dán sứ:
- Chi phí dán răng sứ hiện nay giá bao nhiêu?
- Tư vấn cách làm răng thỏ bằng nhiều phương pháp
- Mài răng cửa
- Phủ răng sứ nano có tốt như quảng cáo không?
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?