Chúng ta thường được nghe nói rất nhiều về răng khôn nhưng không phải ai cũng hiểu rõ răng khôn là răng gì và tại sao gọi là răng khôn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
I. Răng khôn là răng gì?
Răng khôn là chiếc răng xuất hiện khi chúng ta trưởng thành (17 – 25 tuổi). Vị trí của chúng là răng số 8, sau răng số 7, nằm sát vách hàm.
Một người trưởng thành thường có 4 chiếc răng khôn, phân đều ở hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, số lượng răng khôn có thể khác nhau ở mỗi người, một số người có thể chỉ có 2 chiếc răng khôn, thậm chí không có răng khôn nào.
Đặc điểm nhận dạng của răng khôn bao gồm: vị trí nằm sâu trong cung hàm, mặt nhai rộng, thân răng phình to, có từ 2 – 4 chân răng. Vì vị trí đặc biệt nên răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai.
II. Tại sao gọi là răng khôn?
Không giống như những chiếc răng khác xuất hiện trong độ tuổi thay răng, răng khôn mọc rất muộn, đa phần khi chúng ta bước vào độ tuổi 17 – 25 tuổi. Vậy tại sao gọi là răng khôn ?
Theo quan niệm dân gian, “khôn” ở đây mang ý nghĩa sự trưởng thành, thể hiện qua giai đoạn mọc răng – thời điểm con người đã phát triển đầy đủ về mặt thể chất và trí tuệ.
Nhưng sự xuất hiện của răng khôn không đồng nghĩa với việc chúng ta trở nên khôn ngoan hơn, trái lại chúng có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe răng miệng. Vì đa phần răng khôn đều mọc kẹt trong nướu hoặc mọc lệch lạc, mọc ngầm.
Thêm vào đó, vì vị trí đặc thù, khó tiếp cận nên rất khó vệ sinh, dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Khi răng khôn mọc, nếu có dấu hiệu bất thường như đau nhức dữ dội, sưng, viêm, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được tư vấn và loại bỏ kịp thời trước khi chúng gây biến chứng nặng hơn.
III. Có nên nhổ răng khôn hay không?
Để xác định răng khôn của bạn nên nhổ hay giữ lại, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim X – quang xác định hướng mọc của chúng và tình trạng của các mô xung quanh.
Tình huống răng khôn mọc thẳng, không dị dạng có thể giữ lại. Tuy nhiên, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và cạo vôi răng, thăm khám nha sĩ định kỳ.
Ngược lại, khi răng khôn có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc, việc nhổ răng sẽ được chỉ định nhằm ngăn ngừa biến chứng về sau. Như:
- Viêm nướu: Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể làm cho mô nướu bị kích thích, sưng đỏ, viêm nhiễm. Trường hợp nặng có thể phát triển thành viêm quanh răng gây ảnh hưởng trên diện rộng.
- Ảnh hưởng răng kế cận: Khi răng khôn mọc lệch, đâm vào răng kế cận, chúng có thể làm tiêu một phần thân và chân răng này. Trong các tình huống thông thường, thức ăn rất dễ giắt lại trong khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 làm tăng nguy cơ sâu răng.
- U nang xương hàm: Là hậu quả của nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng khôn và các mô xung quanh.
- Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Vì nằm sâu trong cung hàm nên răng khôn rất khó vệ sinh. Vi khuẩn, vụn thức ăn dễ đọng lại trên mặt nhai của chúng hoặc giắt lại trong kẽ răng, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu…
- Rối loạn cảm giác: Răng khôn hàm dưới mọc ngầm tạo áp lực lên dây thần kinh gây tê bì môi, da, niêm mạc,…
IV. Nhổ răng khôn được thực hiện như thế nào?
Nhổ răng khôn là kỹ thuật nha khoa mà bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng để tách răng ra khỏi các mô xung quanh. Trong một số trường hợp răng khôn mọc ngầm, lệch lạc, bác sĩ có thể phải mở nướu, cắt xương hàm mới có thể đưa chúng ra ngoài. Đây là thủ thuật không quá phức tạp nên bạn có thể thực hiện và về trong ngày.
Trước khi thực hiện nhổ răng khôn, bệnh nhân được bác sĩ tiêm tê nên sẽ không có bất kỳ cảm giác khó chịu nào.
Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình nhổ răng khôn được thực hiện bằng máy siêu âm piezotome.
Sóng siêu âm phát ra từ thiết bị này sẽ tác động lên dây chằng xung quanh răng khiến chúng đứt ra mà không làm ảnh hưởng đến các mô khác. Nhờ đó, quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, ít chảy máu, sang chấn, vết nhổ cũng nhanh lành hơn.
Thời gian để nhổ một chiếc răng khôn thường mất khoảng 10 – 15 phút. Với những ca phức tạp như răng khôn mọc ngầm trong xương hàm sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Và không giống như các răng khác, răng khôn không có ý nghĩa về mặt ăn nhai nên sau khi nhổ răng, bạn không cần thiết phải trồng lại.
Răng khôn là gì và tại sao gọi là răng khôn đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm giải phẫu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?