khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng Khôn rất “Ngu”

Răng khôn là chiếc răng hàm thứ ba hay răng số 8. Chúng được gọi là răng khôn do thường mọc ở độ tuổi trưởng thành (khoảng 17 – 25), khi bạn đã chính chắn và khôn ngoan hơn. Thế nhưng, nói một cách hài hước, thật sự răng khôn rất ngu.

răng khôn hay răng ngu

1. Vì sao nói răng khôn rất ngu?

Không giống như các răng vĩnh viễn khác, răng khôn không mọc ở độ tuổi thiếu nhi (6 – 16 tuổi). Chúng thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25, khi xương hàm của chúng ta đã cứng chắc và các răng vĩnh viễn khác đã mọc đủ, ổn định.

Nếu xương hàm của bạn còn đủ chỗ, răng khôn sẽ mọc lên bình thường như các răng khác. Trong một số ít trường hợp, chúng còn có thể hoạt động tương tự như các răng hàm khác, giúp chúng ta nhai và nghiền thức ăn.

Thật không may, hầu hết răng khôn đều mọc “dại”. Tình huống mọc răng khá đa dạng, ngầm, lệch lạc, ngang, kẹt dưới nướu… Thậm chí còn có thể đâm vào các răng xung quanh, xô đẩy các răng này.

các dạng mọc răng khôn
Một số tình huống mọc răng khôn

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của tình trạng răng khôn mọc “dại”:

✦ Sâu răng, viêm tủy: Mặt nhai của răng khôn thường rộng, có nhiều múi, hố rãnh. Chúng lại nằm sâu trong cung hàm nên rất khó vệ sinh. Do đó vi khuẩn, mảng bám, vụn thức ăn rất dễ giắt lại, gây sâu răng.

sâu răng khôn
Sâu răng khôn

✦ Viêm lợi: Đây là tình trạng viêm nhiễm do sự tích tụ vi khuẩn, vụn thức ăn ở răng khôn, khiến nướu bị sưng phồng, dễ chảy máu và nhiều triệu chứng khác, gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.

lợi trùm răng khôn
Răng khôn bị viêm lợi trùm

✦ Tổn thương răng bên cạnh: Răng khôn đâm ngang vào răng số 7, nó sẽ khiến răng này bị tổn thương, viêm tủy, gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng ở có thể sẽ lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ…. gây ảnh hưởng trên diện rộng.

răng khôn hay răng ngu
Răng khôn đâm vào răng bên cạnh

✦ U nang: Răng khôn mọc ngầm có thể hình thành một túi nang trong xương hàm và rất hiếm khi chúng lành tính. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể làm tổn thương xương hàm, dây thần kinh và các răng khác.

u nang răng
Răng khôn gây biến chứng u nang xương hàm

Ngay cả khi răng khôn mọc thẳng, ít nhiều đều gây đau đớn cho bệnh nhân. Các cơn đau do mọc răng khôn thường không liên tục, thường cách nhau 3 – 5 tháng và kéo dài trong nhiều năm.

Khi mọc răng khôn, bạn có thể gặp phải một trong các triệu chứng sau:

– Nướu sưng đỏ.

– Nướu nhạy cảm, dễ chảy máu.

– Đau hàm.

– Sưng quanh hàm.

– Hôi miệng.

– Khó mở miệng.

đau nhức răng
Sưng đau ở vị trí cuối cùng là dấu hiệu thường gặp của việc mọc răng khôn

Nói một cách hài hước, răng khôn là chiếc răng “rắc rối” nhất trên cung hàm. Tìm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng.

Chính vì thế, ngay từ khi có dấu hiệu đầu tiên của việc mọc răng khôn, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và loại bỏ kịp thời khi chúng có xu hướng mọc ngầm, lệch lạc.

2. Nhổ răng khôn

Nếu răng khôn ở vị trí không gây ra vấn đề và nguy cơ biến chứng thấp, bạn có thể giữ lại. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng chúng khi bạn đến khám răng miệng định kỳ. Nếu nguy cơ biến chứng tăng lên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ răng.

Ngược lại, khi răng khôn mọc ngầm, lệch lạc, phát triển không đầy đủ hoặc đâm ngang vào các răng khác gây đau nhức, khó chịu, thậm chí biến chứng viêm sưng, cần phải nhanh chóng loại bỏ.

Cận cảnh – Nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới:

Trường hợp răng khôn chưa mọc lên hoàn toàn, bác sĩ có thể phải bóc tách nướu mới có thể đưa chúng ra ngoài. Một số trường hợp răng mọc ngầm có thể phải tác động lên xương hàm. Khi răng khôn đã được lấy ra, bác sĩ sẽ đóng nướu bằng chỉ khâu nha khoa.

Kỹ thuật nhổ răng khôn đã trồi lên khỏi nướu gần như không có sự khác biệt với các răng vĩnh viễn khác. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng tách răng ra khỏi nướu, sau đó mang chúng ra ngoài.

Quá trình nhổ răng khôn thường diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút hoặc lâu hơn, phụ thuộc vào độ khó của ca nhổ.

nhổ răng khôn mọc lệch
Nhổ răng khôn tại Nha khoa Đông Nam

3. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Điều quan trọng là giữ cho các vị trí nhổ răng “càng sạch càng tốt” cho đến khi các mô lành hẳn và ổn định. Để làm được điều này, bạn cần phải lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng và ăn uống.

Sưng, đau là triệu chứng bình thường sau khi nhổ răng khôn. Điều này có thể gây ra một số khó khăn nhất định khi bạn vệ sinh răng miệng. Thế nhưng, bạn không nên vì điều này mà lơ là việc đánh răng.

Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể đánh răng như bình thường, nhưng cần tránh khu vực vết nhổ. Khi đánh răng, bạn không nên sử dụng động tác nhổ để loại bỏ kem ra khỏi khoang miệng để tránh tác động đến cục máu đông, tốt nhất là sử dụng nước.

Song song với đó, bạn nên tạm thời ngưng sử dụng các dung dịch súc miệng để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Nước muối tự pha cũng nằm trong danh sách chống chỉ định tạm thời, bởi chúng không đảm bảo được nồng độ và vệ sinh vô trùng.

nước muối
Tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối tự pha

Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn nên ăn thực phẩm mềm, ít sử dụng lực nhai như cháo, soup, sữa… Có thể sử dụng thêm nước trái cây để bổ sung thêm nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên tránh xa thực phẩm giòn, rượu, bia, thực phẩm có chứa Caffein.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề “ Vì sao răng khôn rất ngu? ”, nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm giải phẫu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close