Tình trạng răng mọc ngầm không phải là tình trạng hiếm thấy mà nó có thể xảy ra thường xuyên ở bất kỳ đối tượng nào, khiến cho hàm răng của chúng ta bị thiếu đi và thậm chí có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng khác nhau. Vậy với trường hợp răng mọc ngầm thì phải làm sao?
1. Răng mọc ngầm là gì?
Răng mọc ngầm là tình trạng những chiếc răng không thể vượt lên khỏi bề mặt nướu để phát triển đúng cách. Thay vào đó chúng bị mắc kẹt trong mô nướu hoặc xương hàm. Tình trạng này không thể phát hiện bằng mắt thường mà phải thông qua phương pháp chụp X-quang để xác định.
Răng mọc ngầm có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới. Nhưng hay gặp nhất là răng nanh hàm trên, sau đó là răng cửa giữa hàm trên (không tính các răng khôn).
2. Vì sao răng lại bị mọc ngầm?
Răng mọc ngầm được hiểu là răng mọc bên trong xương hàm, quan sát bằng mắt thường không thể thấy được, ngay bản thân người có răng ngầm đôi khi cũng không biết mình có răng ngầm nếu răng ngầm đó là răng thừa. Chỉ qua chụp phim mới biết được có nang răng bên trong xương hàm.
Răng mọc ngầm sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, như:
- Do yếu tố duy truyền trong gia đình.
- Do cơ địa phát triển chậm, khiến răng cũng bị phát triển chậm theo.
- Do nhổ răng sữa sớm làm cho các răng bên cạnh di sang làm mất khoảng, giảm kích thước gần xa của hố mũi, mầm răng lạc chỗ…
- Tình trạng răng khôn mọc ngầm do không đủ chỗ trên cung hàm để răng trồi lên đúng vị trí.
3. Dấu hiệu nhận biết răng mọc ngầm
Tình trạng răng mọc ngầm có thể xuất hiện một vài dấu hiệu nhận biết sau:
- Thời điểm thay răng vĩnh viễn nhưng răng sữa không rụng và cùng vị trí đó răng vĩnh viễn không mọc lên trong khi các răng vĩnh viễn khác đã mọc tương đối hoàn chỉnh.
- Khu vực dọc theo ổ xương răng vùng lợi trồi lên bất thường, sờ vào thấy cứng cứng.
- Đau nhức, ê buốt ở khu vực xung quanh chiếc răng mọc ngầm. Cơn đau có thể xuất hiện thỉnh thoảng khi ăn nhai hoặc xảy ra mọi thời điểm khiến cuộc sống, sinh hoạt bị ảnh hưởng.
- Trường hợp chiếc răng động còn làm nướu sưng đỏ, chảy máu, hôi miệng, đắng miệng, thậm chí là lên cơn sốt,…
- Bên cạnh đó, răng thưa lớn, khấp khểnh cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có chiếc răng mọc ngầm.
4. Răng mọc ngầm có nguy hiểm không?
Răng mọc ngầm phần lớn có thể gây ra những biến chứng sau đối với sức khỏe răng miệng:
- Nướu sưng viêm, tăng nguy cơ các bệnh về nướu, nhiễm trùng nướu.
- Có nang gây hỏng chân răng và làm tổn thương các răng xung quanh.
- Răng mọc ngầm có thể gây xô lệch cả hàm răng, sai lệch khớp cắn từ đó ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
- Các răng vĩnh viễn khác dễ bị tổn thương hơn do răng mọc ngầm hấp thụ chất khoáng từ xương và các răng xung quanh.
Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của răng mọc ngầm, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có những phương pháp điều trị phù hợp, tránh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
5. Răng mọc ngầm thì phải làm sao?
Răng mọc ngầm thường sẽ chia thành 2 trường hợp cụ thể là răng thường mọc ngầm và răng khôn mọc ngầm. Tùy vào vị trí răng mọc ngầm cụ thể cũng như những ảnh hưởng của răng mọc ngầm lên toàn hàm răng thì sẽ có cách xử lý cụ thể khác nhau như:
– Phương pháp nhổ răng mọc ngầm:
Nhổ răng là một phương pháp xử lý răng mọc ngầm khá phổ biến và thường được chỉ định do răng mọc ngầm có những đặc tính riêng mà nhổ răng là giải pháp khả dụng vừa nhanh chóng loại bỏ được răng ngầm lại không tốn kém và mất nhiều thời gian hỗ trợ điều trị.
Phương pháp nhổ răng mọc ngầm này được áp dụng trong trường hợp răng có thể mọc không ngay ngắn trong xương, nghiêng lệch sang bên và đâm vào các chân răng kế cận như răng không; răng mọc ngầm cũng có thể mọc ngay dưới các chân răng khác mà những hình thức khắc phục răng mọc ngầm khác không thể đem lại hiệu quả; răng mọc ngầm là răng thừa, hoặc là răng trưởng thành bị thiếu nhưng có hình thể khiếm khuyết không đúng với vị trí răng thiếu trên cung hàm…
– Phương pháp chỉnh nha kéo răng mọc ngầm:
Trong trường hợp răng mọc ngầm là do sự khuyết thiếu răng trên cung hàm, làm hàm răng không đủ số lượng hoặc răng chậm chạp mọc lên thì phương pháp chỉnh nha niềng răng để kéo răng mọc ngầm trồi lên là một phương pháp tốt nhất.
Với phương pháp này, bác sĩ cần phải thực hiện tiểu phẫu để làm lộ ra chiếc răng bị mọc ngầm bên trong, sau đó có thể áp dụng phương pháp niềng răng để kéo chiếc răng này ra khỏi xương hàm, về đúng vị trí răng bị thiếu đó.
Răng mọc ngầm thì phải làm sao? đã được chúng tôi chia sẻ cụ thể qua những thông tin trên. Để biết được tình trạng răng mọc ngầm như thế nào thì cần phải chụp phim X – Quang cụ thể, vì vậy các bạn cần có một chế độ kiểm soát răng phù hợp để có thể phát hiện kịp thời tình trạng răng mọc ngầm, cũng như nên lựa chọn một nha khoa xử lý răng mọc ngầm uy tín nhất để đảm bảo hàm răng luôn được khỏe mạnh nhất.
Tại Nha Khoa Đông Nam, với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm kết hợp với công nghệ kỹ thuật phòng khám nha khoa hiện đại, đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo mang lại cho bạn những kết quả làm răng tối ưu nhất. Hãy đến với chúng tôi để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.
Xem thêm mọc răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?