Răng móm là thuật ngữ nha khoa được dùng để mô tả sự sai lệch khớp cắn giữa răng ở hàm trên và hàm dưới khi ngậm miệng. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng này và phương pháp khắc phục.
I. Răng móm là gì?
Ở người móm, răng hàm trên có thể hơi cụp vào trong so với răng hàm dưới, khiến khớp cắn bị sai lệch. Có 3 trường hợp xảy ra:
– Móm do răng: Xương hàm của bệnh nhân phát triển bình thường, nhưng răng hàm trên quặp vào trong hoặc răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
– Móm do xương hàm: Các răng mọc đúng thế, vị trí nhưng xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc hàm trên quá ngắn, thụt vào trong.
– Móm do răng và xương hàm: Bệnh nhân gặp vấn đề ở cả răng và xương hàm.
Răng móm không chỉ làm mất đi sự hài hòa, cân đối của gương mặt mà còn làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm. Từ đó, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng và dạ dày.
Chính vì thế, nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và có biện pháp phục hình phù hợp.
II. Nguyên nhân gây ra răng móm
Thông qua các nghiên cứu thực tế cho thấy phần lớn các trường hợp răng móm đều có nguyên nhân chủ yếu là do di truyền.
Khi gia đình có ông bà, cha mẹ gặp phải các vấn đề sai lệch ở răng miệng như móm thì khả năng cao thế hệ con cháu cũng thừa hưởng các đặc điểm tương tự.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ có nhiều thói quen như: mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng, chống cằm, ngậm ti giả,… nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ khiến cho các răng dần mọc lệch lạc, sai khớp cắn.
Không chỉ vậy, răng móm còn có thể do bị thiếu răng cửa ở hàm trên hoặc răng cửa hàm trên mọc chậm hơn so với hàm dưới.
Ngoài ra, các chấn thương ở vùng răng hàm mặt nếu không sớm được điều trị hiệu quả kịp thời cũng là tác nhân gây ra các ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc hàm, cấu trúc răng và dẫn đến móm.
III. Cách phân biệt răng móm – hàm móm
Thường thì răng móm sẽ phân chia theo nhiều cấp độ: móm do xương, móm do răng, hay móm hỗn hợp kết hợp cả răng và xương hàm. Để nhận biết được người bị móm rất dễ, chỉ cần quan sát gương mặt ngoài là có thể nhận ra.
Tuy nhiên, để xác định được nhóm móm răng hay móm hàm lại rất khó và cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Nếu dựa vào những đặc điểm của răng móm, hàm móm bạn có thể áp dụng cách sau đây để chẩn đoán:
- Bước 1: Đứng trước gương, quan sát xem nhóm răng cửa dưới có vẩu ra so với hàm trên hay không. Nếu có thì tỉ lệ cao bạn móm do răng và ngược lại nếu không bị vẩu thì có thể là móm do hàm.
- Bước 2: Thử hơi mở miệng một chút, đo khoảng cách chiều ngang của răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên, nếu hàm dưới lớn hơn 5mm rất có thể là hàm móm.
– Móm do răng: Xương hàm của bệnh nhân phát triển bình thường, nhưng răng hàm trên quặp vào trong hoặc răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
– Móm do xương hàm: Các răng mọc đúng thế, vị trí nhưng xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc hàm trên quá ngắn, thụt vào trong.
– Móm do răng và xương hàm: Bệnh nhân gặp vấn đề ở cả răng và xương hàm.
Răng móm không chỉ làm mất đi sự hài hòa, cân đối của gương mặt mà còn làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm. Từ đó, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh răng miệng và dạ dày.
Chính vì thế, nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và có biện pháp phục hình phù hợp.
IV. Răng móm có thể khắc phục được không?
Hiện nay, gần như tất cả các trường hợp răng móm đều có thể được khắc phục bằng các kỹ thuật chuyên khoa.
1. Giải pháp khắc phục trường hợp móm do răng
Các phương pháp khắc phục răng móm thường được chỉ định trong trường hợp này là: bọc răng sứ, niềng răng.
a) Bọc răng sứ
Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng cần điều trị theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước nhằm ép chúng về đúng vị trí và cải thiện tình trạng khớp cắn. Sau đó, gắn cố định răng sứ có hình dáng, kích thước, màu sắc phù hợp lên trên.
Thời gian bọc răng sứ thẩm mỹ từ A – Z thường là 2 – 4 ngày. Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ có được một hàm răng đều, đẹp như mong đợi.
Ưu điểm:
✅ Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2 – 4 ngày
✅ Độ cứng chắc và khả năng chịu lực ăn nhai cao, vượt trội hơn cả răng thật
✅ Giá trị thẩm mỹ cao, tự nhiên như răng thật
✅ Thời gian sử dụng lâu dài, trung bình từ 8 – 15 năm hoặc hơn
✅ Chăm sóc, vệ sinh như răng thật
Nhược điểm: Cần mài chỉnh răng thật để tạo trụ
Không chỉ giúp điều chỉnh các sai lệch về khớp cắn, kỹ thuật bọc răng sứ còn giúp cải thiện các khiếm khuyết về hình dáng, màu sắc răng. Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ có được một hàm răng đều, đẹp như mong đợi.
b) Niềng răng móm
Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ, thường là hệ thống dây cung, mắc cài, để kéo các răng về đúng vị trí. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng từ 18 – 30 tháng, tùy vào cơ địa và tình trạng cụ thể của mỗi người.
Ưu điểm:
✅ Hiệu quả cao, ổn định, lâu dài
✅ Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật, không cần mài răng
Nhược điểm: Thời gian thực hiện tương đối dài
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự khóa, niềng răng mắc cài mặt lưỡi, niềng răng không mắc cài… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi người.
Xem thêm răng hô móm:
- Chỉnh nha răng móm hết bao nhiêu tiền?
- Răng hô nên niềng răng hay phục hình bọc răng sứ?
- Răng cửa bị hô bọc sứ được không?
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Tư vấn cách làm răng thỏ bằng nhiều phương pháp
- Răng hô nên niềng răng hay phục hình bọc răng sứ?
- Răng mọc lộn xộn nên niềng răng hay bọc sứ?
Xem thêm niềng răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?