Hỏi: ” Chào bác sĩ! Răng nứt dọc có thể bọc sứ không ạ? Răng em do chấn thương va quẹt xe nên răng có dấu hiệu nứt nhẹ. Nay em muốn cải thiện tình trạng này nhưng còn phân vân nhiều phương pháp. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ nhiều! ” – (Tuấn Khanh, 28 tuổi – Bình Thạnh, TP.HCM)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào Tuấn Khanh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình về cho Nha khoa Đông Nam. Thắc mắc của bạn cũng là câu hỏi của rất nhiều người. Để giải đáp cho tình trạng này, hãy cùng Nha khoa Đông Nam tìm hiểu các thông tin sau đây:
1. Nứt dọc thân răng là gì?
Nứt dọc thân răng là tình trạng răng xuất hiện vết nứt dọc theo đường thẳng đứng từ thân răng về phía chân răng hoặc ngược lại.
Tùy vào nguyên nhân gây chấn thương mà mức độ nghiêm trọng của vết nứt có thể nông sâu hoặc dài ngắn khác nhau.
Ở mức độ nhẹ, răng có thể xuất hiện những vết rạn trên bề mặt răng, tình trạng này tương đối phổ biến và chúng không gây ra bất kỳ cảm giác đau nhức hay khó chịu nào nhưng sẽ khiến thẩm mỹ nụ cười bị suy giảm nếu vết nứt xảy ra ở nhóm răng phía trước.
Mức độ nặng hơn, vết nứt sẽ lan đến ngà và tủy răng, gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng. Nhiều trường hợp vết nứt kéo dài từ thân răng đến phía chân răng, chia răng của bạn thành hai phần làm tăng nguy cơ mất răng.
2. Cách nhận biết khi răng bị nứt
Một chiếc răng bị nứt có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
- Thỉnh thoảng đau khi ăn nhai hoặc cơn đau xuất hiện thoáng qua mà không có bất kỳ tác động nào.
- Răng ê buốt, nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh hoặc khi ăn những món có vị chua ngọt.
- Vùng nướu ngay vị trí chiếc răng tổn thương có thể sưng tấy hoặc chảy máu chân răng.
- Ngoài ra, bạn có thể phát hiện vết nứt thông qua việc soi gương.
3. Nguyên nhân răng bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng bị nứt dọc, nứt ngang thân răng,… dưới đây là một vài nguyên nhân thường thấy:
– Răng nứt do chấn thương
Trường hợp này thường do chấn thương gây nên, khi té ngã, chơi thể thao, vô tình răng va đập vào vật cứng gỡ làm gôi hay tách thành 2 phần thân riêng biệt.
– Do tuổi tác
Khi tuổi tác càng lớn tuổi thì sức khỏe răng miệng cũng sẽ kém đi, khi ăn nhai rất dễ dãn tới tình trạng nứt răng.
– Thay đổi hormone giai đoạn thai nghén
Thường men răng cũng có thể tự nứt trong giai đoạn mang thai, men răng của thai phụ lúc này khá yếu, hoặc việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh, răng không được vệ sinh tốt gây tổn thương men răng.
– Thói quen xấu trong sinh hoạt
Những thói quen xấu thường ngày như nghiến răng, cắn các vật cứng, ăn xương gà,…thường sẽ làm răng yếu dần đi, có thể vỡ chân răng hoặc bị mất răng sớm.
– Răng giòn hơn sau khi điều trị bệnh lý
Nứt răng cũng có thể xảy ra ở những trường hợp răng đã điều trị tủy răng, mắc bệnh lý sâu răng… men răng cũng sẽ bị yếu, dễ vỡ nứt hơn so với các răng khỏe mạnh khác.
4. Răng bị nứt có tự phục hồi được không?
Mặc dù men răgn, ngà răng là phần khoáng chất cứng chắt trên cơ thể người, nhưng chúng không thể nào tự phục hồi nếu bị tổn thương.
Nếu không được can thiệp bằng các phương pháp nha khoa, vết nứt sẽ tiếp tục kéo dài sâu xuống hết răng cho đến khi chiếc răng ấy bị gãy hoặc nhiễm trùng gây đau nhức. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể tác động đến mạch máu và xương gây biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, để phòng ngừa các tình trạng này xảy ra, bạn nên chú ý đến những triệu chứng báo hiệu tình trạng răng bị nứt như sau:
- Răng nhạy cảm hơn khi ăn nhai các thực phẩm lạnh, nóng, đồ ngọt.
- Đau nhức khi cắn vật cứng, thực phẩm cứng.
- Các cơn đau xuất hiện liên tục, kéo dài trong nhiều ngày.
- Nướu xung quanh vị trí răng bị sưng đỏ, chảy máu chân răng.
- Răng lung lay hơn so với bình thường.
Ngoài ra, bạn nên chủ động thăm khám nha khoa để được bác sĩ chụp phim X- quang để xác định chính xác mức độ tổn thương men răng.
5. Vì sao nên phục hình răng bị nứt sớm?
Trên thực tế, răng là bộ phận cứng nhất trong cơ thể, nhưng trong quá trình sử dụng xảy ra nhiều lực tác động vẫn có thể làm cho răng bị nứt.
Lúc này răng sẽ xuất hiện các vết nứt dọc, ngang trên thân răng không chỉ mang đến các cơn đau nhức do kích thích từ bên ngoài đi vào các ống dẫn nhỏ li ti trên ngà răng.
Ngoài ra, răng nứt còn là nguyên nhân làm cho thức ăn giắt vào bên trong, khó làm sạch răng. Vi khuẩn dễ xâm nhập và hình thành gây nên các bệnh lý sâu răng, viêm tủy,… hậu quả là gây mất răng và phá hủy toàn bộ các răng kế cận.
Do đó, khi có hiện tượng răng nứt, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa thăm khám sớm để bác sĩ chỉ định những phương pháp điều trị dứt điểm trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
6. Răng nứt dọc có thể bọc sứ không?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị răng nứt dọc, tùy thuộc vào mức độ vỡ của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp khắc phục phù hợp.
Nếu răng nứt dọc ở mức độ nhẹ khi mà vết nứt thân răng không lớn chỉ một đường kẻ trên răng thì có thể tiến hành hàn trám răng để khôi phục răng..
Tuy nhiên, vật liệu trám răng thường không có độ bám dính cao, dễ bị bong tróc khi tác đông nhiều, với những trường hợp vết nứt sâu, lớn miếng trám sẽ không bền.
Cách điều trị răng nứt dọc tốt nhất mà các chuyên gia Đông Nam khuyến cáo bạn nên thực hiện chính là Bọc răng sứ thẩm mỹ. Đây là giải pháp hiệu quả nhất để giúp bảo tồn cho răng an toàn và tốt nhất để mang lại tính thẩm mỹ lâu dài.
Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một mão sứ được chế tạo theo hình dáng, kích thước của răng thật từ mặt nhai đến viền chân răng bọc chụp lên trên để mang lại tính thẩm mỹ cho răng cao nhức, ăn nhai chắc chắn hơn.
Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài nếu bạn chăm sóc răng đúng cách. Đây là phương pháp được các chuyên gia tin chọn để bảo tồn răng thật chắc chắn nhất.
Trường hợp xấu nhất khi các răng nứt bị vỡ mảng lớn gây hở tủy hay tổn thương nghiêm trọng không còn khả năng hồi phục. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và trồng răng mới.
Tuy nhiên, để ngăn ngừa những nguy hại lâu dài khi mất răng như tiêu xương hàm, trồi lệch răng đối diện bạn nên lựa chọn phương pháp trồng lại răng giả với cấy ghép răng Implant là lựa chọn tốt nhất.
Nếu chưa tìm được cho mình một địa chỉ nha khoa tin cậy, bạn có thể tham khảo Nha khoa Đông Nam. Tự hào là địa chỉ chuyên điều trị các bệnh lý răng miệng cho mọi người trong suốt 15 năm qua.
Với những nỗ lực không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển hệ thống cơ sở, trang thiết bị y khoa kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Nha khoa sẽ giúp bạn điều trị các vết nứt dọc trên răng hiệu quả.
Khi thực hiện bọc răng sứ tại nha khoa, bạn sẽ được áp dụng các công nghệ CAD/CAM chế tạo các mão răng sứ tiên tiến, chế tạo ra các mão sứ có hình dáng, kích thước giúp răng phục hình thẩm mỹ tốt hơn.
Mỗi bộ dụng cụ – tay khoan riêng đã được khử trùng theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế, giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh, tránh được tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra.
✅ Đã có rất nhiều khách hàng hài lòng và phản hồi tích cực về dịch vụ điều trị răng miệng tại Nha khoa Đông Nam:
7. Cách điều trị răng bị nứt
Khi phát hiện những dấu hiệu của tình trạng nứt răng, bạn cần sớm đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp.
a. Làm mặt dán sứ
Trong trường hợp răng chỉ xuất hiện những vết rạn nhẹ, không ảnh hưởng đến ăn nhai bạn có thể không cần điều trị nhưng phải chú ý hơn đến chế độ chăm sóc răng miệng hằng ngày và thăm khám nha sĩ thường xuyên để theo dõi vết nứt.
Tuy nhiên, nếu vết rạn xảy ra ở nhóm răng phía trước làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến bạn không tự tin có thể cân nhắc đến phương pháp làm mặt dán sứ.
Mặt dán sứ mỏng nhẹ được dán vào mặt trước của răng, che đi những vết nứt có thể nhìn thấy, khôi phục lại vẻ thẩm mỹ của hàm răng. Nếu được chăm sóc đúng cách, mặt dán sứ sẽ tồn tại lâu dài và mang đến cho bạn nụ cười xinh trong nhiều năm.
b. Trám răng
Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite để lấp đầy vết nứt, điều chỉnh chất trám sau đó hóa cứng bằng đèn quang trùng hợp. Phương pháp này giúp khôi phục vẻ ngoài và chức năng ăn nhai của răng. Thời gian trám răng diễn ra tương đối nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 – 20 phút.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là độ bền không cao và sau một thời gian sử dụng miếng trám còn bị đổi màu gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, trám răng chỉ phù hợp với những trường hợp răng nứt nhẹ.
c. Bọc răng sứ
Đây là phương pháp giúp khôi phục chiếc răng bị nứt gãy một cách hoàn hảo. Theo đó, bác sĩ sẽ mài chiếc răng bị tổn thương theo tỷ lệ hoàn hảo, sau đó bọc mão sứ lên trên.
Mão sứ được thiết kế với hình dạng và màu sắc tương đồng với răng thật mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Đặc biệt, khả năng chịu lực của mão răng rất tốt giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái ngon miệng. Tuổi thọ của mão răng trung bình khoảng 15 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
Trường hợp răng bị nứt ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước sau đó mới thực hiện bọc sứ, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng răng.
d. Nhổ răng
Khi chiếc răng đã bị nứt nghiêm trọng, chân răng lung lay và có hiện tượng nhiễm trùng, không thể điều trị phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Việc nhổ răng lúc này có ý nghĩa quan trọng, giúp bệnh nhân chấm dứt cơn đau và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các răng bên cạnh.
Lưu ý, để ngăn ngừa biến chứng mất răng bạn nên sớm trồng lại răng Implant. Đây là phương pháp phục hình răng giả tốt nhất, không chỉ khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai như răng thật mà còn ngăn chặn tình trạng tiêu xương.
8. Cách phòng tránh răng bị nứt dọc
Mặc dù bạn không thể ngăn ngừa triệt để mọi trường hợp nứt răng nhưng bạn có thể giảm nguy cơ nứt răng bằng một số phương pháp sau:
- Tránh ăn thực phẩm dai cứng hoặc nhai đá.
- Tuyệt đối không dùng răng cạy nắp chai, cắn móng tay, đầu bút,…
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa flour.
- Chế độ ăn uống hằng ngày nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, flour,…
- Đeo máng chống nghiến do nha khoa sản xuất nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ.
- Đeo dụng cụ bảo vệ hàm nếu thường xuyên chơi các môn thể thao mạo hiểm, tiếp xúc.
- Thăm khám nha sĩ định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp cho Tuấn Khanh hiểu rõ hơn về vấn đề răng nứt dọc có thể bọc sứ không và có sự lựa chọn tốt nhất cho tình trạng răng miệng của mình.
Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Đang cho con bú có làm răng sứ được không?
- Bọc răng sứ 2 răng cửa bao nhiêu tiền?
Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?