Sơ đồ răng vĩnh viễn và số thứ tự các răng sữa sẽ được thiết lập theo một tiêu chuẩn nhất định. Điều này giúp cho việc đọc, viết và nhận biết chính xác các răng khi điều trị tại nha khoa được nhanh chóng hơn. Hãy cùng Nha khoa Đông Nam tìm hiểu cách gọi tên cũng như số thứ tự các răng vĩnh viên và răng sữa trên cung hàm ngay sau đây để có thêm các kiến thức răng miệng hữu ích cho mình.

Mục Lục
I. Cách gọi tên và số thứ tự sơ đồ răng vĩnh viễn
1. Số thứ tự các răng
Qua nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy ở người trưởng thành sẽ có hàm răng hoàn thiện với tổng cộng là 32 chiếc răng (bao gồm cả răng khôn).
Thế nhưng vẫn có một số ít trường hợp mọc nhiều hoặc ít hơn 32 chiếc răng tùy theo từng cơ địa của mỗi người.
32 răng sẽ được chia đều ở cả 2 cung hàm bao gồm 16 chiếc răng ở hàm trên và 16 chiếc răng ở hàm dưới. Trong đó sẽ có: 8 răng cửa, 4 răng nhanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn.
Các răng trên cung hàm sẽ được chia đều thành 4 phần từ 1 – 4 tính theo chiều kim đồng hồ. Số thứ tự của các răng sẽ được ghi theo thứ tự lần lượt từ 1 – 8 tính từ vị trí răng cửa giữa ở mỗi hàm.
Các răng sẽ được đánh số từ giữa hàm đi vào trong:
- Răng số 1: răng cửa giữa
- Răng số 2: răng cửa bên
- Răng số 3: răng nanh
- Răng số 4: răng tiền hàm thứ I (răng cối nhỏ I)
- Răng số 5: răng tiền hàm thứ II (răng cối nhỏ II)
- Răng số 6: răng hàm thứ I (răng cối lớn thứ I)
- Răng số 7: răng hàm thứ II (răng cối lớn II)
- Răng số 8: răng khôn (răng cối lớn thứ III)
Cụ thể số thứ tự của các răng trên cung hàm sẽ được thể hiện chi tiết ngay hình ảnh sau đây để mọi người dễ dàng hình dung:
Tham khảo: Răng vĩnh viễn không mọc thì phải làm sao?
2. Cách gọi tên răng
Khi đã biết rõ được thứ tự của các răng thì việc đọc tên răng cũng khá dễ dàng.
Cách đọc tên răng sẽ dựa theo công thức:
R + cung hàm (1 – 4 ) + thứ tự răng (1 – 8)
Trong đó: R là viết tắt của Răng
Đối với cung hàm sẽ có 4 phần hàm: trên phải, trên trái, dưới trái và dưới phải. Ký hiệu số cho các phần hàm sẽ đi từ bên phải hàm trên qua trái hàm trên, xuống dưới trái và sau cùng là dưới phải. được đánh số theo chiều kim đồng hồ: 1 và 2; 4 và 3.
Thứ tự răng là cách đếm răng như vừa chia sẻ ở phần trên.
Ví dụ:
- Răng thứ 3 hàm trên bên trái có cách đọc là: R23
- Răng thứ 6 hàm dưới bên phải có cách đọc là: R46
- Răng thứ 5 hàm trên bên phải có cách đọc là: R15
- Răng thứ 2 hàm dưới bên trái có cách đọc là: R32.
Bạn có thể quan sát sơ đồ răng vĩnh viễn chi tiết bên dưới đây để hình dung rõ hơn về ký hiệu và vị trí của các răng. Trong sơ đồ này đã thể hiện rõ 4 góc của cung hàm theo chiều kim đồng hồ cũng như thứ tự của các răng trên cung hàm.
Xem thêm: Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn thế nào?
II. Số thứ tự các răng sữa
Đối với hệ răng sữa sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng chia đều ở cả 2 cung hàm. Trong đó sẽ gồm có: 4 răng cửa, 2 răng nanh, 4 răng hàm.
Cách đọc răng của hệ răng sữa cũng sẽ giống như đọc răng vĩnh viễn. Dựa theo công thức Cách đọc tên răng sẽ dựa theo công thức:
R + cung hàm + thứ tự răng (1 – 8)
Tuy nhiên, sẽ có chút khác biệt ở phần cung hàm 1, 2, 3, 4 sẽ được đổi thành 5, 6, 7, 8 và được hiểu như sau:
- Phần cung hàm 1 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 5.
- Phần cung hàm 2 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 6.
- Phần cung hàm 3 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 7.
- Phần cung hàm 4 của răng vĩnh viễn sẽ tương đương với số 8.
Xem thêm: Tại sao răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc?
III. Lịch mọc và thời gian mọc răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc lên để thay thế cho răng sữa khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Theo quy luật thì răng sữa nào mọc trước sẽ được thay thế trước. Do đó răng cửa vĩnh viễn ở hàm dưới sẽ mọc lên khi trẻ được 6 tuổi.
Tuy nhiên, thứ tự thay răng ở 2 hàm sẽ không giống nhau.
- Đối với răng hàm trên sẽ theo thứ tự: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn.
- Trong khi ở hàm dưới sẽ có thứ tự là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.
Nhưng thực tế chiếc răng vĩnh viễn mọc lên đầu tiên là răng hàm số 6 trong giai đoạn 6 – 7 tuổi. Chiếc răng này chỉ mọc lên duy nhất một lần và sẽ không được thay thế bằng răng nào khác sau đó.
Răng số 6 nắm giữ vai trò ăn nhai chính trên cung hàm. Do đó, cần phải chú ý chăm sóc cẩn thận để tránh các nguy cơ phát sinh bệnh lý nghiêm trọng gây mất răng.
Ngoài răng sữa, răng vĩnh viễn thì còn có 4 chiếc răng khôn mọc lên muộn nhất khi đã trưởng thành lúc 18 – 25 tuổi.
Tuy nhiên, do thời gian răng khôn mọc lên cung hàm đã phát triển ổn định và cứng chắc, chỗ trống còn lại ít. Nên chiếc răng này rất dễ mọc sai lệch và tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu cho răng kế cận cũng như sức khỏe răng miệng.
Răng khôn nằm ở góc cuối cùng của cung hàm hầu như không có các chức năng gì về thẩm mỹ hay ăn nhai. Vì vậy, phần lớn các trường hợp răng khôn mọc sai lệch đều sẽ được chỉ định nhổ bỏ sớm để phòng ngừa tối đa tác hại có thể phát sinh.
Bạn có thể tham khảo lịch thay răng vĩnh viễn của trẻ như sau:
- Từ 6 – 7 tuổi là thời gian trẻ thay 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới.
- 7 tuổi thay 2 răng cửa giữa hàm trên.
- Từ 7 – 8 tuổi thay 2 răng cửa bên hàm dưới (răng số 2).
- 8 tuổi thay 2 răng cửa bên hàm trên.
- 9 – 10 tuổi thay 2 răng hàm số 4 hàm dưới.
- 10 – 11 tuổi thay 2 răng nanh hàm dưới.
- 11 tuổi thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.
- 11 – 12 tuổi thay 2 răng hàm số 4 hàm trên và 2 răng nanh (răng số 3) hàm dưới.
- 12 tuổi thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.
Tham khảo thêm:
Trên đây là các thông tin về sơ đồ răng vĩnh viễn và số thứ tự các răng sữa. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thay thế răng sữa ở trẻ em hoặc vấn đề răng miệng ở người lớn hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình ngay lập tức.
Nha khoa Đông Nam tự hào với hơn 20 năm thành lập và phát triển đã tạo được niềm tin vũng chắc trong lòng khách hàng. Không chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực trồng răng Implant, bọc răng sứ thẩm mỹ mà chúng tôi còn có thể điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng khác. Giúp khách hàng sở hữu hàm răng khỏe mạnh và đảm bảo thẩm mỹ, mang đến sự tự tin trong cuộc sống.
Bài viết liên quan:
Vì sao răng sứ Cercon HT được ưa chuộng? Giá bao nhiêu?
Răng sứ Lava: Xuất xứ, ưu nhược điểm và giá thành
Cấy ghép Implant một vài răng giá bao nhiêu?
Cấy ghép răng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?
Cấy ghép 1 răng Implant giá bao nhiêu tiền?
Trụ Implant Neodent xuất xứ từ đâu? Có đặc điểm gì nổi bật?