Số thứ tự của các răng trên hàm răng – Các răng được sắp xếp một cách cân đối ở trong miệng. Mỗi cung răng (một nửa của hàm răng) gồm có 8 loại răng khác nhau. Cùng nha khoa chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong nha khoa, mỗi chiếc răng sẽ có một ký hiệu riêng bằng số đễ viết ra đơn giản không mất nhiều thời giờ và khi đọc lên bác sĩ sẽ biết ngay đó là răng gì, nằm ở bên phải hay trái, hàm trên hay hàm dưới. Vậy số thứ tự các răng trên hàm trên của chúng ta như thế nào và được gọi bằng những con số gì.
Mục Lục
I. Quy luật gọi tên răng theo thứ tự các răng trên cung hàm
Các răng được sắp xếp một cách cân đối ở trong miệng. Mỗi cung răng (một nửa của hàm răng) gồm có 8 loại răng khác nhau được sắp xếp đối xứng với các răng ở cung đối diện.
– Ký hiệu cung răng: Cung răng được chia thành 4 phần, từ 1 đến 4 đối với người lớn theo chiều kim đồng hồ.
– Mã số răng: Bắt đầu từ răng ở cạnh đường giữa (L) đi sang 2 bên, tăng dần từ số 1 (răng cửa giữa) đến số 8 (răng hàm lớn thứ 3).
– Ký hiệu R: Là viết tắt của từ Răng
Để đọc răng chính xác, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:
R + cung hàm + thứ tự răng
II. Số thứ tự của các răng trên hàm răng
1. Răng cửa giữa hàm trên bên phải: Răng 11
– Thân răng có rìa cắn là phần cắt thức ăn, có 1 chân răng. Mặt trong có gót răng là phần nhô lên ở phía cổ răng.
– Chức năng của R11 là đảm bảo thẩm mỹ, cắn xé thức ăn và hỗ trợ phát âm rõ ràng, chính xác.
2. Răng cửa giữa hàm trên bên trái: Răng 21
– Đối xứng với R11 qua đường giữa (L) và có hình dạng tương tự.
– Chức năng của R21 cũng tương tự như R11 là giúp đảm bảo về mặt thẩm mỹ, ăn nhai và phát âm.
3. Răng cửa bên hàm trên bên phải: Răng 12
– Tương tự R11, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Và chức năng cũng không có điểm khác.
4. Răng cửa bên hàm trên bên trái: Răng 22
– Đối xứng qua đường giữa (L) và có hình dạng tương tự R12.
5. Răng nanh hàm trên bên phải: Răng 13
– Rìa cắn có đỉnh nhọn, có 1 chân răng, là răng dài nhất trong các răng vĩnh viễn hàm trên.
– Chức năng của R13 không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, xé thức ăn mà còn đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động mạnh, nâng đỡ cơ mặt và làm “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn.
6. Răng nanh hàm trên bên trái: Răng 23
– Đối xứng và có hình dạng cũng như chức năng tương tự với R13 qua đường giữa (L).
7. Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bên phải: Răng 14
– Có hình dạng tương tự và đối xứng với Răng 14 qua đường giữa (L).
– R14 giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.
8. Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên bên trái: Răng 24
– Có hình dạng tương tự và đối xứng với Răng 14 qua đường giữa (L).
9. Răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên bên phải: Răng 15
– Có hình dạng tương tự răng 14.
10. Răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên bên trái: Răng 25
– Có hình dạng tương tự và đối xứng với R15 qua đường giữa (L).
11. Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên phải: Răng 16
– Có hình dạng tương tự như răng hàm sữa thứ nhất hàm trên, nhưng lớn hơn, thân răng hình thang, có 3 múi: 2 múi ngoài và 1 múi trong. Có 3 chân răng tương ứng với 3 múi.
– R16 giữ vai trò ăn nhai chính, đảm bảo thức ăn được nghiền nhuyễn trước khi đưa vào dạ dày.
12. Răng hàm lớn thứ nhất hàm trên bên trái: Răng 26
– Có hình dạng tương tự, đối xứng với Răng 16 qua đường giữa (L).
13. Răng hàm lớn thứ hai hàm trên bên phải: Răng 17
– Có hình dạng và kích thước tương tự như Răng 16.
14. Răng hàm lớn thứ hai hàm trên bên trái: Răng 27
– Có hình dạng tương tự, đối xứng với R17 qua đường giữa (L).
Ngoài những răng được mô tả ở trên, còn có 4 răng hàm lớn thứ ba (còn có tên gọi là răng khôn hay răng số 8) tương ứng đó là: răng hàm lớn thứ ba hàm trên bên phải: Răng 18; Răng hàm lớn thứ ba hàm trên bên trái: Răng 28. Các răng này có thể có hình dáng tương tự Răng 17, 27 hoặc có hình dạng thay đổi, thân răng không cố định, chân răng có thể từ 1-3 chân răng hoặc nhiều hơn.
Đến đây thì chắc hẳn các bạn đã hiểu được số thứ tự các răng trên cung hàm và cách đánh số răng trong nha khoa rồi. Hi vọng bài viết cung cấp kiến thức thú vị để bạn đọc hiểu hơn về răng của mình.
Nếu có nhu cầu trồng răng hãy liên hệ với Nha khoa Đông Nam theo tổng đài 1900 7141 để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
Xem thêm giải phẫu răng:
Bs tư vấn cho con với : Năm ni con 15t bị sâu 2 cái răng ở hàm dưới . Răng thứ nhất ở cuối (bên phải) bị sâu rất nặng còn cái răng thứ hai bị sâu ở gần cuối (bên trái) lỗ to nhưng ko nặng bằng cái thứ nhất . Con rất sợ khám nha khoa do con ko nói chuyện này vs gia đình . Mà mai chị con lại dẫn con đi ktra tổng quát trong đó có răng nên con rất sợ . Liệu 2 răng sâu của con có đc cứu ko ? Con cảm ơn bs nhiều lắm ạ
Chào bạn Nguyên, răng sâu là tình trạng phổ biến của rất nhiều bệnh nhân khi đến điều trị tại Nha Khoa Đông Nam. Bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ tiến hành chụp phim và kiểm tra cho bạn nhé. Nếu trường hợp nhẹ thì có thể trám lại, nếu trường hợp nặng thì phải bọc sứ để giữ lại răng của bạn được tốt nhất nhé!
bác sĩ ơi cho con hỏi: năm nay con 20 tuổi, có cái răng giữa hàm dưới hồi nhỏ chưa thay mà h nó bị hư nên con nhổ vậy răng còn mọc lại k ạ? mà nếu có thì dấu hiệu nào để nhận biết ạ?
Chào bạn, trường hợp của bạn phải đến trực tiếp nha khoa để khám và chụp film X-Quang kiểm tra xem có mầm răng hay không thì mới có thể đánh giá được chính xác bạn nhé. Bạn cứ sắp xếp thời gian đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn ha.