Hỏi: “ Bác sĩ ơi, trẻ bị gãy răng thì phải làm sao ạ? Cháu nhà tôi bị ngã, gãy gần nửa răng cửa. Hiện tại, cháu đã 10 tuổi, tôi muốn bọc răng sứ cho cháu thì có nên hay không? Bác sĩ tư vấn giúp tôi với, tôi xin chân thành cảm ơn! ” – Ngọc Ánh, Bình Thạnh, Tp.HCM
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào bạn Ngọc Ánh!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã mẻ răng
Trong quá trình sinh hoạt, chơi đùa hằng ngày nếu chẳng may trẻ va răng vào vật cứng như nền nhà, cạnh bàn, góc tường. Lúc này khó tránh khỏi nguy cơ khiến răng của trẻ bị sứt mẻ, gãy vỡ, tổn thương, chảy máu vùng môi, má, lưỡi,…
Trường hợp va đập mạnh sẽ khiến trẻ vô cùng đau đớn, chảy nhiều máu, thậm chí có thể hành sốt nên cha mẹ cần hết sức lưu ý vấn đề này.
Bên cạnh đó, có thể khi chơi đùa cùng bạn bè quá nghịch ném các đồ vật cứng vào nhau. Các vật cứng này nếu va vào hàm răng cũng rất dễ gây gãy mẻ răng. Nguy hiểm hơn là gây những chấn thương nặng không mong muốn cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị vấp ngã ngoài đường không may hàm răng va đập lên nền gạch, đá, gỗ,… cũng đều làm răng của bé bị mẻ vỡ.
2. Trẻ bị gãy răng thì phải làm sao?
Theo thông tin mà bạn Ngọc Ánh cung cấp, bé nhà bạn bị gãy gần một nửa răng cửa. Điều này có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng và tâm lý của trẻ, cụ thể như sau:
✦ Về chức năng ăn nhai: Tình trạng mẻ, gãy có thể làm suy giảm chức năng ăn nhai của răng. Từ đó, khiến trẻ gặp khó khăn khi cắn thức ăn. Lâu dài có thể gây chán ăn.
✦ Về thẩm mỹ: Hầu như các vấn đề xảy ra với răng cửa đều có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cung hàm, khiến bé tự ti khi giao tiếp, dễ ảnh hưởng đến tâm lý của bé gây và dẫn đến trầm cảm.
✦ Về phát âm: Răng cửa bị gãy lớn có thể khiến trẻ phát âm không chuẩn một số âm, từ cần sự kết hợp giữa lưỡi và răng.
✦ Ê buốt răng: Khi bị mẻ, gãy lớn, ngà răng và tủy răng có thể bị lộ ra ngoài, gây đau nhức, đau buốt khi răng tiếp xúc với nhiệt độ và các kích thích khác.
✦ Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác có thể tấn công vào ngà và tủy răng, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
✦ Làm tổn thương môi, lưỡi: Vị trí răng bị gãy thường sắc nhọn, có có thể làm tổn thương lưỡi, môi của trẻ, gây chảy máu, viêm nhiễm.
Để tránh gặp phải các vấn đề trên, bố mẹ nên đưa cháu đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang để xác định mức độ tổn thương của các mô răng và có biện pháp phục hình phù hợp.
3. Các phương pháp phục hình răng gãy cho trẻ em
Việc xác định phương pháp phục hình răng bị mẻ phụ thuộc nhiều và tình trạng cụ thể của chiếc răng.
Hiện tại, bé nhà bạn được 10 tuổi. Ở độ tuổi này, bác sĩ thường không khuyến khích bọc răng sứ thẩm mỹ vì cấu trúc răng và xương hàm chưa ổn định. Giải pháp tốt nhất là trám răng.
Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám chuyên dụng lấp đầy khoảng trống bị thiếu khuyết, giúp răng trở về hình dạng ban đầu. Miếng trám sẽ bao phủ và bảo vệ cho các mô răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
Nếu tủy răng bị viêm nhiễm, các kỹ thuật chữa tủy sẽ được thực hiện. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, mất hoàn toàn khả năng phục hồi, có thể phải loại bỏ tủy răng.
Sau khi trám răng, bạn nên nhắc nhở bé nên nhai cắn với một lực vừa phải, không dùng lực quá mạnh để tránh làm cho miếng trám bị bung bật, di lệch ra khỏi vị trí.
4. Một số hướng dẫn phòng ngừa chấn thương răng cho bé
Để hạn chế tối đa xảy ra tình trạng chấn thương răng cho bé phụ huynh nên chú ý một số điều sau đây:
- Luôn theo sát mọi hoạt động của trẻ ngay từ lúc biết bò và chập chững tập đi. Thắt dây an toàn cho bé khi ngồi trên xe máy và ô tô.
- Cho trẻ đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn, vừa vặn khi tham gia giao thông. Thậm chí ngay khi trẻ tập đi cũng nên cho trẻ đeo mũ để tránh các va đập có thể xảy ra.
- Tuyệt đối không cho trẻ chơi đùa với những vật dụng sắc nhọn, không cho trẻ gặm cắn các đồ chơi hay đồ dùng quá cứng.
- Khi trẻ tham gia thể thao hay các hoạt động mạnh nên cho trẻ đeo dụng cụ bảo vệ miệng nhằm hạn chế các tổn thương ở vùng răng nướu.
Trên đây là một số thông tin gửi đến Ngọc Ánh. Để được tư vấn một cách cụ thể và chính xác nhất, bạn nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, phục hình răng.
Xem thêm gãy răng:
- Gãy răng hàm có sao không?
- Gãy răng hàm còn chân răng bọc sứ lại được không?
- Cách xử lý khi răng bị mẻ, bể lớn hoặc gãy
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?