chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Trẻ mấy tuổi thay răng sữa? Quy trình thay răng ở trẻ

Thông thường, bộ răng sữa trong những năm đầu đời của con sẽ lung lay, rụng dần và thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Bộ răng vĩnh viễn là bộ răng cuối cùng, theo con đến suốt cuộc đời. Vậy trẻ mấy tuổi thay răng và quy trình thay răng như thế nào?

Trẻ mấy tuổi thay răng sữa? Quy trình thay răng ở trẻ
Trẻ mấy tuổi thay răng sữa? Quy trình thay răng ở trẻ

I. Trẻ mấy tuổi thay răng sữa?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc lên khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi và đến khi 3 tuổi sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Bộ răng sữa này giúp con ăn nhai và học nói tốt hơn.

Khi bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tuổi, những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay, rụng đi và thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Đây còn được gọi là giai đoạn thay răng. Tuy nhiên, thời gian thay răng này cũng có thể xảy ra muộn hơn, khoảng 7 – 8 tuổi phụ thuộc vào cơ địa mỗi bé. Thường thì bé gái sẽ có xu hướng thay răng sớm hơn so với bé trai.

Đúng như tên gọi, bộ răng vĩnh viễn là bộ răng cuối cùng của mỗi người, chúng sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Nếu vì một lý do nào đó mà gãy rụng thì không thể mọc trở lại.

Khoảng 5 – 6 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa
Khoảng 5 – 6 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa

II. Trẻ thay bao nhiêu cái răng sữa?

Trẻ nhỏ sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa bao gồm 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở hàm dưới. Đến tuổi thay răng 20 chiếc răng sữa này sẽ rụng hết và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Hệ răng vĩnh viễn tổng cộng có khoảng 32 chiếc răng (tính cả 4 răng khôn). Trong nhiều trường hợp có thể sẽ không đủ 32 răng vì răng khôn không mọc hoặc mọc ít hơn 4 chiếc.

Quá trình thay răng diễn ra khỏe mạnh, bình thường là khi trình tự răng vĩnh viễn mọc lên cũng tương tự như răng sữa, nghĩa là răng sữa nào mọc trước sẽ rụng trước và được thay thế bằng chiếc răng vĩnh viễn ngay sau đó.

20 chiếc răng sữa của trẻ được thay thế bằng răng vĩnh viễn
20 chiếc răng sữa của trẻ được thay thế bằng răng vĩnh viễn

Có nhiều trường hợp răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên gây tình trạng mọc chen chúc, khấp khểnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp cắn.

Do đó, trong quá trình thay răng, bố mẹ cần quan tâm, chú ý hơn đến những thay đổi của con để kịp thời có những can thiệp phù hợp, đảm bảo răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi và đúng vị trí trên cung hàm.

III. Quy trình thay răng ở trẻ

Theo đúng tiến trình thay răng ở trẻ thì chiếc răng sữa nào mọc lên trước sẽ rụng trước và chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên ngay sau đó. Vậy nên quá trình thay răng sữa ở trẻ sẽ diễn ra theo trình tự sau:

  • 6 – 7 tuổi: Thay 4 răng cửa giữa. Trong đó 2 răng cửa giữa hàm dưới sẽ thay trước 2 răng cửa giữa hàm trên.
  • 7 – 8 tuổi: Thay 4 răng cửa bên. Thông thường 2 răng cửa bên hàm trên sẽ thay sớm hơn 2 răng cửa bên hàm dưới.
  • 9 – 11 tuổi: 4 răng hàm sữa thứ nhất rụng đi được thay thế bằng 4 răng tiền cối thứ nhất (còn gọi là răng số 4 trong hệ răng vĩnh viễn). Và răng hàm trên sẽ được thay trước răng hàm dưới.
  • 9 – 12 tuổi: 4 răng nanh sữa cũng dần được thay thế bằng 4 răng nanh vĩnh viễn. Răng nanh hàm trên thay muộn hơn so với răng nanh hàm dưới.
  • 10 – 12 tuổi: 4 răng hàm sữa thứ 2 được thay bằng 4 răng tiền cối thứ 2 (còn gọi là răng số 5 trong hệ răng vĩnh viễn). Như vậy, đến đây 20 chiếc răng sữa đã được thay bằng 20 chiếc răng vĩnh viễn.
Quy trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn
Quy trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn

Và cũng trong quá trình thay răng này, 8 chiếc răng cối lớn trong hệ răng vĩnh viễn cũng bắt đầu trồi lên. Trong đó, chiếc răng cối lớn thứ nhất (còn gọi là răng số 6) là chiếc răng vĩnh viễn mọc lên đầu tiên (6 – 7 tuổi). Đây là chiếc răng giữ vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai và là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh của cung hàm.

Đến độ tuổi từ 17 – 21, răng khôn bắt đầu mọc lên. Theo lý thuyết mỗi người sẽ có 4 răng khôn nằm ở góc trong cùng của mỗi phần tư cung hàm nhưng có không ít trường hợp chỉ mọc 1 – 3 răng khôn hoặc thậm chí không có chiếc nào.

Không giống như những chiếc răng vĩnh viễn khác, răng khôn được đánh giá là không có ý nghĩa về mặt ăn nhai và thẩm mỹ, không ít trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Vì vậy mà trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn, bác sĩ đều chỉ định nhổ bỏ sớm để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn.

IV. Nhổ răng sữa đúng cách

Theo quá trình sinh lý tự nhiên, đến đúng thời điểm thay răng, những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu lung lay, rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn trồi lên. Lúc này, việc nhổ bỏ chiếc răng sữa tương đối dễ dàng, bố mẹ có thể thực hiện cho con ngay tại nhà.

Lưu ý, trường hợp trẻ nhổ bỏ răng sữa sớm, cách thời điểm thay răng còn khá xa sẽ khiến răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc lệch, khấp khểnh. Chính vì vậy, việc nhổ răng sữa cho bé tại nhà chỉ được thực hiện khi con đã đến độ tuổi thay răng, răng lung lay nhiều, không mắc các bệnh lý răng miệng đi kèm và tình trạng sức khỏe ổn định.

Các bước nhổ răng sữa đúng cách mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Bước 1: Bố mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô, sau đó cho con súc miệng bằng nước muối loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bước 2: Đặt miếng gạc sạch giữ thân răng, dùng lực tay tác động và thực hiện một cách dứt khoát nhổ chiếc răng sữa ra ngoài.
  • Bước 3: Khi chiếc răng đã được loại bỏ, lấy miếng gạc sạch đè lên vùng nướu ngay tại vị trí vừa nhổ răng để cầm máu. Khi nhổ chiếc răng sữa lung lay thường chảy máu rất ít nên chỉ cần cho bé cắn gạc trong khoảng vài phút là có thể lấy ra.
  • Bước 4: Để con súc miệng lại với nước ấm. Lưu ý cần súc miệng nhẹ nhàng, tránh tác động vào vị trí vết thương. Bố mẹ kiểm tra vị trí nhổ răng lần nữa để chắc chắn rằng không còn sót phần nào của răng.
Nhổ răng sữa tại nhà khi chiếc răng lung lay nhiều và đã đến tuổi thay răng
Nhổ răng sữa tại nhà khi chiếc răng lung lay nhiều và đã đến tuổi thay răng

Và giúp quá trình nhổ răng của con diễn ra an toàn, nhanh chóng, hạn chế đau đớn, phụ huynh cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Chiếc răng sữa lung lay càng nhiều thì cơn đau khi nhổ bỏ sẽ càng nhẹ. Vì thế mà hãy hướng dẫn con chủ động day lỏng răng bằng lưỡi bất kỳ lúc nào cho đến khi chúng đủ lỏng.
  • Làm tê nướu bằng cách chườm đá lạnh ngay tại vị trí nhổ răng. Với những bé nhạy cảm, có tâm lý sợ đau nhiều, bố mẹ có thể bôi thuốc mỡ gây tê nhưng cần được kê đơn từ bác sĩ.
  • Khi thực hiện, thao tác nhổ răng phải thật dứt khoát và nhanh chóng tránh kéo dài gây đau đớn cho con. Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng găng tay cao su giúp độ bám tốt hơn.

V. Khi nào cần đến nha sĩ?

Không phải chiếc răng sữa nào cũng có thể nhổ tại nhà, dưới đây là những trường hợp bố mẹ cần đưa con đến nha khoa nhổ răng để đảm bảo an toàn:

  • Răng vĩnh viễn đã bắt đầu nhú lên nhưng răng sữa lại không có dấu hiệu lung lay. Trường hợp này nếu tự ý nhổ tại nhà sẽ gây đau nghiêm trọng, từ đó khiến trẻ ám ảnh với việc nhổ răng.
  • Răng sữa bị lung lay do chấn thương, tai nạn. Hoặc trường hợp răng sữa mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy. Việc nhổ răng tại nhà sẽ không đảm bảo các yếu tố an toàn, tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng, áp xe.
Nhổ răng sữa tại phòng khám nha khoa nhanh chóng, an toàn và ít đau
Nhổ răng sữa tại phòng khám nha khoa nhanh chóng, an toàn và ít đau

Thực hiện nhổ răng tại nha khoa Đông Nam được phụ trách bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị chuyên dụng và hệ thống vô trùng đạt chuẩn giúp quy trình nhổ răng an toàn, chính xác và không gây đau đớn. Do đó, nếu con gặp những vấn đề trên trong quá trình thay răng, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ.

Lưu ý, không chỉ khi nào răng con gặp vấn đề mới đến nha khoa mà thay vào đó, bố mẹ nên hình thành cho bé thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc kiểm soát các vấn đề răng miệng, hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Đồng thời khắc phục nỗi sợ nha khoa của trẻ.

VI. Chăm sóc răng miệng khi trẻ thay răng

Thời điểm trẻ thay răng, bố mẹ cần chú ý có những biện pháp chăm sóc phù hợp để hỗ trợ răng vĩnh viễn mọc đúng thời điểm và vị trí, giúp con có được hàm răng đều đẹp khi trưởng thành.

1. Chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày

Việc vệ sinh răng miệng của con cần được thực hiện ngay từ khi trẻ còn chưa mọc bất kỳ chiếc răng nào. Thời điểm này mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau sạch vùng nướu và lưỡi của con. Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, hãy hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.

Thói quen chải răng này cần duy trì đến suốt cuộc đời. Và ngay tại thời điểm thay răng, nếu con khó chịu thì bố mẹ cũng cần kiên nhẫn khuyên con chải răng hằng ngày ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Sau khi làm sạch răng, đừng quên chải lưỡi vì mặt lưỡi cũng là nơi mà mảng bám và vi khuẩn tồn đọng rất nhiều. Có thể dùng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để làm sạch tốt hơn.

Hướng dẫn con cách sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

Kiên nhẫn dạy con chải răng hằng ngày
Kiên nhẫn dạy con chải răng hằng ngày

2. Hạn chế những thực phẩm không tốt cho răng

Bánh kẹo, nước ngọt có ga, đồ dai cứng, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy mà cần hạn chế tối đa những thực phẩm này.

Thay vào đó, bố mẹ nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất xơ và khoáng chất,… nâng cao sức đề kháng và kích thích mầm răng vĩnh viễn mọc lên nhanh hơn.

Khoảng 1 – 2 ngày đầu sau khi vừa nhổ răng, bố mẹ nên cho bé ăn những món mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, bún, sữa,…

3. Loại bỏ những thói quen xấu

Ngăn không cho trẻ dùng lưỡi chạm vào vị trí nhổ răng. Điều này không chỉ khiến vết thương lâu lành mà còn làm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch.

Nếu con có thói quen mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả, bặm môi,… bố mẹ nên hướng dẫn con thay đổi để tránh nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch, khấp khểnh.

Ngăn chặn thói quen mút tay ở trẻ
Ngăn chặn thói quen mút tay ở trẻ

4. Thăm khám nha khoa định kỳ

Định kỳ 6 tháng bố mẹ nên đưa con đến nha khoa thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, trong thời điểm trẻ thay răng, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường về răng miệng cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Thăm khám răng định kỳ có ý nghĩa quan trọng, giúp sớm nhận biết những sai lệch ở hàm răng của con, từ đó có phương pháp hỗ trợ phù hợp, giúp răng vĩnh viễn mọc lên thẳng hàng, đúng vị trí.

Như vậy, trẻ mấy tuổi thay răng sữa, quy trình thay răng như thế nào đã được chia sẻ chi tiết trên bài viết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp phụ huynh chủ động và tự tin đồng hành cùng con trong giai đoạn thay răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm răng miệng trẻ em:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn