Cấy ghép Implant có bị đào thải không? Trụ Implant bị đào thải thì cấy ghép lần 2 được không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Cấy ghép răng Implant là phương pháp hiện đại nhất trong ngành nha khoa. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân mà trụ Implant bị đào thải sau cấy ghép.
Mục Lục
- 1. Cấy ghép Implant là gì?
- 2. Cấu tạo của răng Implant
- 3. Implant bị đào thải như thế nào?
- 4. Những dấu hiệu Implant bị đào thải
- 5. Nguyên nhân trụ Implant bị đào thải sau phẫu thuật
- 6. Cần làm gì khi trụ Implant bị đào thải?
- 7. Cách ngăn chặn tình trạng đào thải Implant
- 8. Trụ Implant bị đào thải thì cấy ghép Implant lần 2 được không?
- 9. Địa chỉ cấy ghép Implant chất lượng uy tín
1. Cấy ghép Implant là gì?
Cấy ghép Implant là thủ thuật thay thế toàn bộ chiếc răng đã mất bằng cách đặt trụ Implant có hình dáng tương tự như chiếc vít vào bên trong xương hàm, đóng vai trò làm chân răng.
Sau đó, đợi một khoảng thời gian nhất định phục hình mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment, khôi phục chiếc răng hoàn chỉnh với đầy đủ thân và chân răng.
2. Cấu tạo của răng Implant
So với các kỹ thuật trồng răng khác, cấy ghép răng Implant là phương pháp được đánh giá cao hơn và có những ưu điểm vượt trội nhờ cấu tạo ưu việt của bản thân trụ Implant và kỹ thuật cấy ghép công nghệ cao được ứng dụng khi thực hiện. Răng Implant được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
- Trụ Implant: hình thành từ vật liệu Titanium nguyên chất đã được chứng minh có khả năng tích hợp nhanh chóng, hoàn toàn tương thích với răng miệng và an toàn với sức khỏe cơ thể sẽ được cấy ghép vào trong xương hàm ở vị trí mất răng, cố định vững ổn không cần thay thế.
- Khớp nối Abutment (bệ đỡ răng Implant): là cầu nối giữa trụ Implant và mão răng sứ cũng được tạo thành từ chất liệu Titanium.
- Mão răng sứ: chế tạo từ chất liệu sứ (có thể kết hợp thêm vật chất khác) nhưng cơ bản sẽ được tạo hình dựa trên mẫu dấu hàm riêng biệt ở mỗi người.
Kỹ thuật cấy ghép Implant là sự kết hợp giữa nhiều kỹ thuật nha khoa khó như: cấy ghép xương, cấy màng xương, nâng xoang, dời dây thần kinh,… chỉ được phép tiến hành với những bác sĩ có tay nghề cao được chứng nhận của các cơ quan, tổ chức uy tín.
3. Implant bị đào thải như thế nào?
Một chiếc răng Implant được đánh giá là đào thải khi nó và xương hàm mất đi khả năng tích hợp, không còn liên kết chặt chẽ với nhau, kém ổn định, không đảm bảo được chức năng ăn nhai. Implant bị đào thải còn được gọi là ca cấy ghép Implant thất bại.
Tình trạng Implant bị đào thải có thể diễn ra ở các giai đoạn sau:
- Giai đoạn chờ lành thương sau cấy ghép
- Giai đoạn chờ trụ Implant tích hợp với xương hàm
- Giai đoạn răng Implant đã hoàn tất và đang trong quá trình sử dụng
4. Những dấu hiệu Implant bị đào thải
Biến chứng Implant bị đào thải có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Bệnh nhân gặp tình trạng khó nhai, đau dữ dội khi ăn hoặc kể cả khi không làm gì.
- Nướu tại vị trí Implant sưng viêm, đổi màu.
- Chảy máu chân răng.
- Nướu tụt xuống, lộ chân răng Implant ra ngoài.
- Implant lung lay, ăn nhai không còn cảm giác ngon miệng.
5. Nguyên nhân trụ Implant bị đào thải sau phẫu thuật
Như các bạn đã biết, khi bị mất răng nên nhanh chóng cấy ghép răng Implant tái tạo lại răng mới có chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật, đảm bảo ngăn chặn những hậu quả xấu do mất răng gây ra.
Tuy nhiên, kỹ thuật thực hiện cấy ghép Implant cũng phức tạp và đòi hỏi những yêu cầu cao hơn, bởi bất kỳ một sai sót nào trong quy trình thực hiện cũng có thể gây nên những biến chứng sau khi cấy ghép, trong đó, sự đào thải trụ Implant là một ví dụ điển hình.
a) Nguyên nhân khách quan
- Vật liệu trồng răng Implant không đảm bảo chất lượng: sẽ ảnh hưởng đến việc tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm gây nên tình trạng tự đào thải. Nếu trụ Implant có xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận thì sẽ ngăn ngừa được những biến chứng không đáng có.
- Tay nghề bác sĩ phục hình không vững hoặc sai sót trong quá trình phục hình: Việc thực hiện không chính xác khi đặt trụ Implant (Đặt lệch, không đúng góc, đặt quá nông,…) bởi bác sĩ nha khoa kém chuyên nghiệp và chưa có kinh nghiệm sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến đào thải răng Implant.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Do trong thời gian chờ lành thương bệnh nhân không chăm sóc đúng cách hoặc bị va chạm mạnh do ngoại lực tác động.
- Do bản thân xương quá yếu, xương không đủ mật độ để lưu giữ lại được trụ Implant.
- Tình trạng viêm nướu, hư tủy răng nghiêm trọng của các răng kế cận cũng ảnh hưởng đến việc đào thải trụ Implant.
6. Cần làm gì khi trụ Implant bị đào thải?
Ngay khi phát hiện trụ Implant có những dấu hiệu bị đào thải, bạn có thể thực hiện theo các chỉ dẫn sau:
- Nếu xảy ra tình trạng chảy máu, hãy bình tĩnh ngậm bông gạc để cầm máu vết thương. Đặt gạc chính xác ngay tại vị trí cấy ghép và cắn nhẹ.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, điều này có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cơn đau nhức nghiêm trọng, bạn có thể chườm đá.
- Sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-Quang cẩn thận, xác định nguyên nhân khiến trụ Implant đào thải và có những chỉ định khắc phục phù hợp.
7. Cách ngăn chặn tình trạng đào thải Implant
Cách tốt nhất có thể ngăn chặn hiện trạng này chính là ngăn ngừa, khắc phục những nguyên nhân tiềm ẩn khiến trụ Implant bị đào thải.
Đầu tiên, cần chọn lựa nha khoa uy tín có các loại Implant chất lượng, đảm bảo, có đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn sâu về cấy ghép Implant Nha Khoa. Đặc biệt là trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ chuyên nghiệp với một quy trình khép kín an toàn.
Sau cấy ghép hoàn tất cần tuân thủ đúng chỉ dẫn bác sĩ, đúng hẹn tái khám để luôn có thể quan sát sự vận động của Implant trong xương hàm theo lộ trình.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng là một điều không thể bỏ qua, thường xuyên khám răng định kỳ, cạo vôi nha chu tại nha khoa tránh gây ra viêm nhiễm hay vôi răng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của răng Implant.
Chăm sóc răng Implant đúng cách
8. Trụ Implant bị đào thải thì cấy ghép Implant lần 2 được không?
Khi trụ Implant có dấu hiệu bị đào thải (răng lung lay, lộ trụ răng Implant,…) các bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra mức độ đào thải như thế nào, nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách giải quyết nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến các răng thật kế cận và có thể khiến vùng nướu răng viêm nhiễm nặng hơn.
Khoảng trống ngay vị trí răng Implant bị đào thải sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong ăn uống hàng ngày, về lâu dài bạn sẽ cảm thấy không tự tin trong khi giao tiếp và gặp gỡ bạn bè, đối tác.
Cần thực hiện lấy Implant ra khỏi xương hàm, điều trị vùng nướu răng và chờ sau thời gian lành thương sẽ tiến hành cấy ghép Implant lần 2. Nếu không thực hiện thay thế nhanh chóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu xương chân răng và việc phục hình răng sau này.
➦ Khi trụ implant bị đào thải thì hoàn toàn có thể tiến hành cấy ghép Implant lần 2.
Quy trình cấy ghép Implant được thực hiện sẽ có nhiều phức tạp và rắc rối hơn bởi vì ngoài cấy Implant và xương hàm còn cần phải thực hiện thêm một số thao tác kỹ thuật hỗ trợ nữa. Và tất nhiên, với lần cấy ghép Implant này bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy khó chịu hơn, đau hơn lần cấy Implant trước.
9. Địa chỉ cấy ghép Implant chất lượng uy tín
Cấy ghép Implant là kỹ thuật nha khoa phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn, tay nghề vững vàng. Đồng thời nha khoa phải đảm bảo máy móc hiện đại, hệ thống vô trùng đạt chuẩn. Nha khoa Đông Nam là một trong những nha khoa hàng đầu về cấy ghép Implant.
Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc cấy ghép.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại: Công nghệ định vị cấy ghép răng Implant Navident, máy chụp CT 3D, công nghệ CAD/CAM, công nghệ lấy dấu răng Scan 3Shape Trios,… hỗ trợ việc lên kế hoạch và điều trị chính xác, nhanh chóng.
Trụ Implant nhập khẩu chính hãng từ những thương hiệu hàng đầu thế giới, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
Chi phí được niêm yết công khai, minh bạch, đảm bảo không phát sinh trong quá trình điều trị. Chế độ bảo hành lâu dài, rõ ràng.
Tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều, khi đến với Nha Khoa Đông Nam bạn sẽ được bác sĩ dùng những biện pháp và kỹ thuật giúp giảm đau nhằm hạn chế được những khó chịu tới mức tối thiểu.
Nha Khoa Đông Nam với đội ngũ bác sĩ và ê kíp chuyên nghiệp đã thực hiện thành công hàng ngàn ca cấy ghép răng Implant, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện cấy ghép Implant lần 2.
Sau khi trụ Implant bị đào thải, chúng ta cần kiểm tra lại tình trạng răng hàm, nguyên nhân vì sao và tìm cách khắc phục. Sau đó phải tiến hành cấy ghép lại trụ Implant lần 2 để khôi phục lại chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ như mong muốn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 1900 7141 để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm trồng răng implant:
- Trồng răng nhai giá bao nhiêu tiền?
- Trồng răng số 7 bao nhiêu tiền?
- Sau khi cấy ghép implant cần phải làm gì?
Thẻ:IMPLANT