chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Bệnh hôi miệng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vậy làm thế nào để phát hiện mình có bị hôi miệng không? Hãy cùng nha khoa chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu được nguyên nhân, cách điều trị bệnh hôi miệng cũng như những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này.

hôi miệng

I. Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là bệnh lý hơi thở phát ra từ miệng có mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói. Dễ gặp ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh.

Theo thống kê cho thấy, những người mắc bệnh hôi miệng kinh niên dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, tự ti với bản thân, cuộc sống vất vả bởi mùi hôi miệng. Ảnh hưởng nhiều đến các cuộc đối thoại, giao tiếp trong công việc.

Hôi miệng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay
Hôi miệng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

II. Nguyên nhân hôi miệng

Qua các thống kê cho thấy có đến hơn 90% tính trạng hôi miệng bắt nguồn từ những bệnh lý thường gặp ở răng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, chảy máu chân răng, viêm nha chu…

Nếu các bệnh lý răng miệng không có biện pháp khắc phục dứt điểm kịp thời sẽ rất nguy hại. Khi đó vi khuẩn sẽ sinh trưởng mạnh gây hư hỏng cấu trúc răng, nguy cơ gây viêm nhiễm vùng chân răng dẫn đến mùi hôi miệng thêm phần nặng nề hơn, thậm chí răng có thể bị lung lay, gãy rụng rất nguy hại.

1. Hôi miệng do vi khuẩn

Khi các hợp chất sulphur ở khoang miệng bị giải phóng do vi khuẩn kỵ khí Gram âm phân giải protein sẽ gây tình trạng hôi miệng. Loại vi khuẩn này có môi trường phát triển chủ yếu tại các vị trí dễ ứ đọng chẳng hạn như vùng kẽ răng, lưỡi, trong ổ sâu răng hoặc túi nha chu.

Nếu không được làm sạch hoàn toàn nó sẽ là tác nhân dẫn đến mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

2. Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Sử dụng những loại thực phẩm như hành, mắm, tỏi, các loại rau mùi hoặc thực phẩm có hàm lượng đường và protein cao có thể gây ảnh hưởng xấu cho hơi thở dẫn đến mùi khó chịu.

Sử dụng thực phẩm không phù hợp dễ gây mùi hôi ở miệng
Sử dụng thực phẩm không phù hợp dễ gây mùi hôi ở miệng

Dùng thuốc lá, các chất có cồn như rượu bia, nước ngọt có gas…trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho niêm mạc ở miệng bị khô và làm cho tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.

Mỗi buổi sáng có thể xảy ra hiện tượng giảm tiết nước bọt làm khoang miệng bị khô tạm thời và bạn cũng có thể cảm thấy hôi miệng vào khoảng thời gian này.

Dùng nhiều bia rượu, thuốc lá rất dễ bị hôi miệng
Dùng nhiều bia rượu, thuốc lá rất dễ bị hôi miệng

3. Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

Mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều gây viêm nhiễm dẫn đến hơi thở có mùi hôi.

Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, khô miệng, viêm lưỡi,… cũng có thể gây hôi miệng.

Bọc răng sứ, làm răng giả tháo lắp không đúng kỹ thuật, răng không sát khít với viền nướu. Dẫn đến thức ăn thừa tích tụ tồn đọng nhiều vi khuẩn. Lâu ngày không làm sạch sẽ gây hôi ở vùng chân răng.

Các bệnh lý răng miệng cũng có thể gây mùi hôi khó chịu ở miệng
Các bệnh lý răng miệng cũng có thể gây mùi hôi khó chịu ở miệng

4. Những nguyên nhân hôi miệng khác

Các bệnh lý toàn thân: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý gan thận, bệnh tiểu đường, trào ngược axit dạ dày thực quản,… đều có thể làm cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu.

Ở những phụ nữ mang thai, bị thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cũng gây nên mùi hôi miệng.

Sử dụng một số thuốc như hạ huyết áp, an thần, trầm cảm, thuốc lợi tiểu,…. cũng làm giảm nước bọt trong miệng và gây nên mùi hôi.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến hơi thở có mùi hôi
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến hơi thở có mùi hôi

III. Dấu hiệu nhận biết và hậu quả của việc hôi miệng

Để phát hiện bạn có bị hôi miệng hay không, hãy áp dụng ngay các cách sau để kiểm tra cụ thể.

Lưu ý: Tránh tiến hành các phương pháp này ngay sau khi bạn vừa chải răng, sử dụng nước súc miệng, hoặc ăn một thứ gì đó có vị bạc hà, vì khó có thể cung cấp cho bạn kết quả chính xác.

1. Dấu hiệu nhận biết hôi miệng

a. Ngửi mùi nước bọt

Liếm mặt trong của cổ tay và chờ trong 5 – 10 giây để nước bọt khô, sau đó ngửi mùi tại vị trí này.

Khi ngửi thấy mùi khó chịu chắc hẳn bạn cần phải chú ý hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày để thuyên giảm tình trạng này. Trường hợp không thấy mùi bất thường gì cho thấy hơi thở của bạn vẫn khá tốt nhưng nếu có thể hãy thực hiện thêm một số các kiểm tra khác để đảm bảo tính chính xác hơn.

Ngửi mùi nước bọt để biết có bị hôi miệng không
Ngửi mùi nước bọt để biết có bị hôi miệng không

b. Trực tiếp ngửi mùi hơi thở

Che miệng và mũi bằng cả hai tay sau đó thở từ từ, có thể thay thế bằng dùng một chiếc cốc hoặc một vật dụng bằng nhựa để thở vào tránh cho hơi thở thoát ra ngoài. Nhanh chóng hít vào bằng mũi, bạn sẽ có thể dễ dàng biết được hơi thở có mùi hôi hay không.

Tự kiểm chứng mùi hơi thở của mình
Tự kiểm chứng mùi hơi thở của mình

c. Nhờ người khác kiểm tra

Hãy hỏi qua ý kiến của những người mà bạn cảm thấy tin tưởng để họ nhận xét một cách khách quan xem bạn có thực sự bị hôi miệng không.

Bên cạnh đó tình trạng hôi miệng còn có thể kèm theo nhiều dấu hiệu khác như trong miệng có vị chua, khô miệng, chảy máu nướu răng, bề mặt lưỡi bám nhiều đốm trắng,…

Tham khảo ý kiến của người xung quanh xem có bị hôi miệng không
Tham khảo ý kiến của người xung quanh xem có bị hôi miệng không

2. Hậu quả khi bị hôi miệng

Hôi miệng khiến bệnh nhân cảm thấy xấu hổ, mặc cảm khi giao tiếp. Thậm chí nhiều người vì tự ti nên sống khép kín, không tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống lẫn công việc.

Hơi thở có mùi hôi sẽ không thể tạo được thiện cảm hay ấn tượng tốt với người đối diện mỗi khi trò chuyện. Thậm chí nếu mùi hôi quá nồng nặc họ còn có thể xảy ra phản ứng né tránh, xa lánh.

Hôi miệng ở một mức độ nào đó còn sẽ khiến cho vợ chồng ngại tiếp xúc, gần gũi với nhau. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc của đôi lứa.

Những người độc thân nếu bị hôi miệng cũng khó có cơ hội tìm được nửa kia do người khác ngại tiếp xúc và bản thân tự ti khi phải giao tiếp.

Trường hợp hôi miệng do các vấn đề bệnh lý ở răng miệng, bệnh lý cơ thể nếu để lâu sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ răng hư hỏng nặng, thậm chí mất răng, sức khỏe ngày càng giảm sút, cơ thể suy nhược.

Hôi miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc
Hôi miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc

IV. Cách chữa hôi miệng

Tùy vào từng nguyên nhân gây hôi miệng mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này như:

1. Nếu bạn bị sâu răng

Các vệt sâu còn nhỏ li ti, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy hết các ổ vi khuẩn. Tiếp theo đó, trám răng thẩm mỹ lại bằng vật liệu Composite chuyên dụng.

Trám răng sâu
Trám răng sâu

2. Nếu bạn bị viêm tủy

Bác sĩ sẽ chữa tủy bằng biện pháp nạo và làm sạch ống tủy bị viêm nhiễm bên trong. Thông thường, sau khi chữa tủy răng rất giòn và dễ gãy nên cần phục hình bằng bọc sứ để bảo vệ răng thật tốt nhất, duy trì tuổi thọ sử dụng răng được lâu dài hơn.

Điều trị bọc răng sứ cho răng bị viêm tủy
Điều trị bọc răng sứ cho răng bị viêm tủy

3. Trường hợp bị khô miệng

Hãy luôn giữ cho khoang miệng không bị khô, uống nhiều nước lọc, nước trái cây cũng là một cách đơn giản nhưng hữu hiệu để trị hôi miệng.

Nếu khô miệng nghiêm trọng, khó phục hồi bằng việc bổ sung nước thì các bác sĩ lúc đó mới bắt đầu dùng nước bọt nhân tạo và chỉ dùng tạm thời mà không nên lạm dụng.

4. Viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu nướu răng

Các trường hợp này chủ yếu do vệ sinh không sạch sẽ gây ra. Chính thế mà cần vệ sinh và làm sạch khoang miệng, cạo vôi răng tại nha khoa bằng các thiết bị chuyên dụng.

Khi viêm nha chu nặng cần kết hợp điều trị bằng nhiều biện pháp như: cạo vôi răng, nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, ghép thêm vạt lợi, dùng kháng sinh (nếu cần).

Cạo vôi răng giúp hàm răng sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng
Cạo vôi răng giúp hàm răng sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng

5. Nếu do mắc các bệnh lý toàn thân

Đối với tình trạng hôi miệng có nguyên nhân là do các bệnh lý như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý gan thận, bệnh tiểu đường,… Bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và chữa trị hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ bệnh biến chứng nặng hơn.

V. Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Khi hôi miệng kéo dài kèm theo các dấu hiệu sau đây thì cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời:

  • Hôi miệng dai dẳng dù đã đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ kỹ lưỡng đúng cách mỗi ngày.
  • Vùng nướu răng có tình trạng chảy máu, răng nướu nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh, răng đau buốt, tụt nướu, răng lỏng lẻo, ăn nhai kém,…
  • Hôi miệng kèm theo các triệu chứng ợ chua, khô miệng, nóng rát cổ họng, dễ nôn trớ, nóng sốt, khó nuốt, khó thở,…

VI. Làm gì để phòng tránh hôi miệng?

Để ngăn chặn tình trạng hôi miệng các bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để làm sạch mảng bám ở răng.
  • Kết hợp sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ như nước súc miệng, bàn chải lưỡi, chỉ nha khoa để quét đi hết các vụn thức ăn và vi khuẩn tạo mùi hôi miệng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hôi miệng: hành, tỏi, mắm tôm, cà phê, thuốc lá,… Thay vào đó nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây, uống nhiều nước lọc để mùi hôi ở miệng không còn cơ hội phát triển nữa.
  • đánh răng sạch sẽ nhưng những mảng bám, cao răng cũng có thể tạo thành, bám chặt cứng trên răng. Bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để giữ răng miệng luôn sạch khỏe, phòng ngừa hôi miệng tối ưu.
Thăm khám, kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa uy tín
Thăm khám, kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa uy tín

Trên đây là các thông tin liên quan đến Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Xem thêm hôi miệng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn