Niềng răng là một kỹ thuật nha khoa cho phép kéo chỉnh các răng về vị trí mong muốn trong cung hàm, giúp hàm răng được đều, đẹp hơn. “Bị mất răng hàm có niềng được không?” là một vấn đề được nhiều người quân tâm.
Mục Lục
1. Mất răng hàm có niềng được không?
Số răng hàm chuẩn của một người trưởng thành là 12 răng, chia đều cho hai hàm. Trong đó, có 8 răng hàm chính (răng hàm thứ nhất, thứ hai) và 4 răng khôn (răng hàm thứ ba).
Trên thực tế, vẫn có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc mất một răng, hai răng hàm như chấn thương, sâu răng, nhổ răng… Thế nhưng, bạn hoàn toàn không cần phải quá lo lắng, việc mất răng hàm không ảnh hưởng quá lớn đến việc niềng răng.
Tùy vào từng tình trạng răng miệng cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc gắn khí cụ định hình hàm để giữ cho các răng kế cận không di lệch sang khoảng trống mất răng. Giúp duy trì khoảng trống đầy đủ cho việc phục hình răng về sau.
Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn có thể tiến hành trồng lại chiếc răng mất bằng cầu răng sứ hoặc cấy ghép răng Implant để phục hồi lại cấu trúc răng hoàn thiện như ban đầu.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tận dụng khoảng trống mất răng để tạo không gian cho các răng dễ dàng dịch chuyển về vị trí mong muốn, thay vì phải nhổ thêm răng. Từ đó, giúp bảo tồn tối đa răng thật cho bệnh nhân.
Riêng với răng khôn, việc trồng lại gần như không cần thiết và rất ít được thực hiện vì chiếc răng này gần như không có chức năng ăn nhai.
2. Kỹ thuật niềng răng cho bệnh nhân mất răng hàm
Niềng răng là giải pháp khắc phục khuyết điểm răng mọc lệch, thưa, hô, móm, vẩu… giúp các răng được đều đặn, ngay hàng và thẩm mỹ hơn.
Quy trình niềng răng đúng chuẩn tại Nha khoa Đông Nam bao gồm các bước sau:
✦ Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân, cả răng nướu và lưỡi. Xem xét kỹ lưỡng vùng mất răng. Tiếp đó, chụp CT Scanner để kiểm tra tình trạng xương hàm của bệnh nhân.
Thông qua kết quả chụp CT và dữ liệu phân tích, bác sĩ sẽ tính toán hướng dịch chuyển của từng răng, thời gian dịch chuyển, lập phác đồ điều trị và tư vấn cho bệnh nhân.
✦ Bước 2: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm
Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân. Mục đích của việc này là để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra trong một môi trường vệ sinh, an toàn.
Sau đó, lấy dấu hàm để lưu lại thông số răng hàm của bệnh nhân, phục vụ cho việc theo dõi trong quá trình điều trị và làm cơ sở để đánh giá hiệu quả niềng răng.
✦ Bước 3: Gắn mắc cài và lên lịch tái khám
Dựa vào phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ chỉnh nha vào răng và bắt đầu quy trình niềng răng. Nếu cần thiết sẽ gắn khí cụ định hình hàm để duy trì khoảng trống đầy đủ cho việc phục hình răng về sau.
Sau mỗi tháng, bệnh nhân phải quay lại Nha khoa để bác sĩ kiểm tra độ dịch chuyển của răng và điều chỉnh mắc cài. Thời gian kết thúc niềng răng phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng bệnh nhân, thường là từ 12 – 36 tháng.
3. Trồng lại răng hàm sau khi niềng răng
Sau khi hàm răng đã được niềng chỉnh ổn định, bạn nên trồng lại chiếc răng hàm đã mất hoàn thiện cấu trúc răng và đảm bảo chức năng nhai, nghiền thức ăn của hàm.
Các phương pháp trồng răng sau khi niềng thường được áp dụng là cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant.
a) Cấy ghép răng Implant
Cấy ghép răng Implant là giải pháp có chức năng tương tự như răng thật mọc tự nhiên từ nướu, với đầy đủ chân và thân răng.
Chân răng Implant là các trụ nhỏ được làm từ Titanium, được đặt trực tiếp vào xương hàm của bệnh nhân bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Thân răng Implant là răng sứ, được vít cố định vào trụ Implant thông qua khớp nối Abutment.
Ưu điểm:
√ Khôi phục gần như 100% chức năng ăn nhai và cảm nhận thức ăn của răng.
√ Khắc khục tối đa hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng.
√ Giá trị thẩm mỹ cao, tương tự như răng thật.
√ Thời gian sử dụng lâu dài, có thể duy trì cả đời.
√ Vệ sinh đơn giản, dễ dàng như răng thật.
Hạn chế:
✦ Thời gian thực hiện tương đối dài, khoảng từ 2 – 3 tháng.
✦ Chi phi tương đối cao.
b) Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một dãy các mão răng và răng giả được chế tác liền kề. Chúng được gắn cố định lên các răng thật khỏe mạnh đã được mài chỉnh trước đó để lắp đầy vị trí thân răng bị khuyết trong cung hàm.
Ưu điểm:
√ Thời gian thực hiện nhanh chóng, khoảng từ 2 – 4 ngày.
√ Khôi phục khoảng từ 60% – 70% lực nhai của răng.
√ Chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
Hạn chế:
✦ Cần phải mài răng thật kế cận để làm trụ răng.
✦ Cần phải thay thế định kỳ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về vấn đề “mất răng hàm có niềng được không?“. Nếu cần thêm thông tin về vấn đề này, bạn vui lòng đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm niềng răng: