Mẻ chân răng hàm là một trong các nguyên nhân chính gây viêm tủy, hoại tử tủy thậm chí còn có thể gây mất răng. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn có được cái nhìn tổng quan về tình trạng răng miệng này.
Nhóm răng hàm gồm các răng số 6, số 7 và số 8 (răng khôn). Thông thường, răng hàm ở hàm trên thường có 3 chân, hàm dưới có 2 chân. Ở một số trường hợp ngoại lệ, chúng có thể có đến 4 – 5 chân răng. Mỗi chân răng có một ống tủy.
Tình trạng mẻ chân răng hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do va chạm khi chơi thể thao, té ngã, tai nạn giao thông, nhai cắn các thức ăn cứng, phục hình răng không đúng kỹ thuật.
Mục Lục
1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mẻ, vỡ chân răng hàm
– Đau khi nhai, cắn thức ăn.
– Răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh.
– Vùng nướu xung quanh răng bị sưng đỏ.
– Răng bị đau bất chợt, các cơn đau thường không kéo dài.
Nếu không được khắc phục, điều trị sớm, tình trạng mẻ chân răng hàm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như phá hủy ngà răng, viêm tủy, thậm chí là nhiễm trùng xương và nướu.
Thật vậy, mẻ chân răng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng viêm tủy, hoạt tử tủy, bởi chân răng là khu vực gần với tủy nhất trong cấu trúc răng.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm ở tủy có thể lây lan xuống khu vực xương hàm và hệ thống dây thần kinh bên dưới gây áp – xe chân răng, nguy cơ liệt hàm mặt, biến dạng khuôn mặt…
Song song với đó, mẻ chân răng còn có thể làm tổn thương vùng mô nướu xung quanh răng, gây viêm nướu, viêm nha chu, làm cho nướu răng bị sưng đỏ, gây đau nhức.
2. Phương pháp điều trị mẻ chân răng hàm
Việc xác định phương pháp điều trị chỉ được xác định chính xác bởi bác sĩ nha khoa, phụ thuộc nhiều vào vị trí và mức độ tổn thương của chiếc răng bị mẻ, vỡ.
➣ Trường hợp chân răng hàm bị mẻ, vỡ nhỏ, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị mẻ ra khỏi mô nướu (nếu có) và áp dụng các biện pháp điều trị phục hồi để bảo tồn răng. Nếu ảnh hưởng đến tủy, tùy vào mức độ tổn thương, có thể loại bỏ tủy răng sau đó bọc răng sứ thẩm mỹ.
➣ Trường hợp răng bị mẻ, vỡ quá nặng không thể lưu giữ được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Sau khi nhổ răng hàm, bệnh nhân nên nhanh chóng thực hiện trồng răng Implant để phòng ngừa các hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng như suy giảm chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm, xô lệch răng…
Đối với răng hàm số 8, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng, do việc lưu giữ các răng này là không cần thiết, bởi vì chúng không có vai trò rõ ràng trong việc ăn nhai.
Tham khảo: BẢNG GIÁ TRỒNG RĂNG SỨ NHA KHOA ĐÔNG NAM
3. Phòng ngừa tình trạng mẻ, vỡ, chân răng
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mẻ, vỡ chân răng hàm đơn giản nhưng hiệu quả:
– Sử dụng máng chống nghiến nếu bạn bị nghiến răng trong lúc ngủ.
– Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao, để tránh bị chấn thương răng.
– Bổ sung thêm các thực phẩm chứa các khoáng chất cần thiết cho răng vào chế độ ăn hàng ngày để răng luôn chắc khỏe.
– Tránh ăn các thực phẩm quá cứng, không nhai, cắn nước đá.
– Không dùng răng cắn các vật cứng, mở nắp chai, bao bì thực phẩm.
– Điều trị các bệnh lý răng miệng.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về tình trạng mẻ, vỡ chân răng hàm, nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ: