khuyến mãi 30/4 - 1/5

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột SẮN DÂY đơn giản

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột SẮN DÂY đơn giản nhưng cũng cực kỳ hiệu quả giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi đau rát, khó chịu vì những vết lở miệng đáng ghét.

cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây là một món ăn dân gian từ xa xưa có nhiều công dụng trong đông y, có khả năng chữa nhiệt miệng mà còn hỗ trợ giải độc gan làm mát cơ thể.

I. Cách chữa nhiệt miệng bằng bột SẮN DÂY đơn giản

Để có bột sắn dây, cần lấy củ sắn dây đem đi nghiền rồi lọc lấy tinh bột và phơi khô được kết của cuối cùng là bột sắn dây màu trắng đục. Sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng an toàn cho cả người lớn và trẻ em.

Theo Đông Y bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có chức năng thanh nhiệt giải độc làm dịu mát cơ thể. Bột sắn dây thường được sử dụng để chữa các loại bệnh cảm, sốt, nhức đầu, mụn nhọt, rôm sẩy khá hiệu nghiệm.

củ sắn
Củ sắn

Và nhờ công dụng giải độc làm mát mà bột sắn dây được ông bà ta dùng để chữa trị khi bị nhiệt miệng, làm giảm các vết loét lở trong khoang miệng cực nhanh chóng mà lại tiết kiệm chi phí.

Chuẩn bị: 10g – 15g bột sắn dây.

Hướng dẫn thực hiện: Pha loãng bột sắn dây với nước đun sôi để nguội (có thể pha nhiều hoặc ít nước theo sở thích), tốt nhất là không nên cho thêm đường.

bột sắn dây
Pha bột sắn dây với nước, không bỏ đường

Cách dùng: Uống nước sắn dây pha loãng mỗi ngày, ngày uống 2 lần. Sử dụng liên tục trong vài ngày các vết loét nhiệt miệng sẽ giảm.

Khi cho trẻ em uống bột sắn dây chữa nhiệt miệng thì bạn nên nấu chín bột mà không nên để sống.

chữa nhiệt miệng với bột sắn dây
Nấu chín bột sắn dây cho trẻ mà không nên pha với nước đun sôi để nguội

II. Lưu ý cực kỳ quan trọng khi sử dụng bột sắn dây:

Tuyệt đối không cho thêm đường dù dễ uống hơn vì chính đường sẽ khiến cho bột sắn dây giảm tác dụng, nhiệt miệng nặng hơn, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Vì thường được chế biến thủ công nên quá trình lọc tinh bột sắn dây có thể không lọc hết tạp chất, bột sắn dây dễ nhiễm khuẩn dễ gây ra đau bụng, tiêu chảy. Cho nên khi sử dụng cần phải nấu chín nhất là khi cho trẻ em uống.

Mỗi lần pha bột sắn dây nên dùng hết, nếu không thì cần bỏ đi phần còn thừa và làm lại phần khác để sử dụng. Không nên pha 1 lần mà dùng cả ngày.

Chỉ nên pha và uống theo lượng định mức, không nên lạm dụng quá nhiều.

Không nên dùng cho phụ nữ mang thai, nhất là khi cơ thể mệt mói, động thai vì bột sắn dây có tính lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu thêm mệt, tăng co bóp dạ con.

Không nên thay thế bột sắn hay chè bột sắn cho bữa chính trong ngày vì nó không có đủ năng lượng cho cơ thể.

Không dùng bột sắn dây cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

chữa nhiệt miệng
Không dùng bột sắn dây cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

III. Kinh nghiệm trị bệnh nhiệt miệng tận gốc

Dùng bột sắn dây có khá nhiều lưu ý nên các bạn có thể sử dụng nước lá bàng non, nấu nước khế, nước muối pha loãng để chữa nhiệt miệng. Đặc biệt, các bạn nên tham khảo kinh nghiệm trị bệnh nhiệt miệng sau đây, thực hiện theo đúng thì bệnh sẽ khỏi sau 5-7 ngày.

– Vệ sinh răng miệng:

Không bỏ qua chải răng 2-3 lần một ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, lưu ý chỉ chải răng trong 1-2 phút không được lâu hơn, vì sẽ làm bạn cảm thấy đau rát hơn.

Dùng nước muối súc miệng sẽ giúp làm dịu cơn đau và khả năng sát khuẩn của muối sẽ loại bỏ được lố vàng nhầy xung quanh vết loét ngăn cho vết loét lan rộng.

Dù có hơi đau nhức nhưng bạn không được bỏ qua dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn vi khuẩn nhé! Nếu không lượng vi khuẩn trong khoang miệng có thể gia tăng và nhiệt miệng kéo dài.

Ngoài ra, nên vệ sinh, cạo vôi răng định kỳ đều đặn tại nha khoa ít nhất 6 tháng/lần ngăn chặn vôi răng là môi trường vi khuẩn phát triển.

cạo vôi răng tại nha khoa đông nam
Cạo vôi răng ngăn chặn vi khuẩn phát triển

– Chế độ ăn uống hàng ngày:

Đầu tiên, cần uống nhiều nước mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít để cơ thể khỏe khoắn, không bị thiếu nước, không uống các loại nước nóng, lạnh, cấc loại thức uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê. Thay vào đó là uống nhiều nước chanh, nước dừa, nha đam,…

Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày, nhất là các loại có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, làm mát như rau má, rau dền, giá ngổ,…

Bổ sung trái cây giàu vitamin A, C như: cam, chanh, đu đủ, dâu tây,… tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các bạn cũng có thể uống viên sủi vitamin khi cơ thể mệt mỏi nhưng không nên lạm dụng.

bị nhiệt miệng nên ăn gì
Bổ sung vitamin C, A tăng sức đề kháng cho cơ thể

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản không hề khó thực hiện ngay tại nhà, bạn nên sử dụng thường xuyên để có hiệu quả chữa nhiệt miệng tốt nhất. Bên cạnh đó, cần chú ý khi sử dụng bột sắn dây đúng liều lượng và thời điểm tránh gây ra tác dụng ngược.

Nếu còn thắc mắc nào khác về chăm sóc và điều trị các bệnh lý răng miệng hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm nhiệt miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close