Cách giảm đau khi mọc răng khôn cho bà bầu – Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết những người trưởng thành từ độ tuổi 18-25, do đó cũng có khá nhiều trường hợp phụ nữ bị mọc răng khôn trong giai đoạn mang thai.
Về cơ bản thì răng khôn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến cho cơ thể người mẹ suy yếu, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế đã có trường hợp phải đình chỉ thai sản chỉ vì hậu quả của răng khôn.
Bài viết sau sẽ hướng dẫn cụ thể những cách giảm đau khi mọc răng khôn cho bà bầu mà chị em phụ nữ có thể áp dụng khi rơi vào trường hợp này.
I. Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?
Mọc răng khôn trong giai đoạn mang thai tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Các triệu chứng sưng viêm, đau nhức dai dẳng do răng khôn sai lệch gây ra sẽ khiến cho mẹ bầu vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Điều này dẫn đến ăn uống khó khăn hơn, mẹ bầu dễ bị chán ăn, bỏ ăn.
Khi ăn uống kém sẽ khó đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hậu quả có thể khiến cho cơ thể mẹ bầu suy nhược trầm trọng, trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém,…
Nguy hiểm nhất đó chính là tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài rất dễ khiến cho cơ thể mẹ bầu sản sinh ra các chất có hại gây kích thích chuyển dạ sớm. Lúc này khả năng cao sẽ bị sinh non trẻ sinh ra nhẹ cân, thậm chí còn xảy ra rủi ro sảy thai, băng huyết.
II. Có nên thực hiện nhổ răng khôn khi mang thai không?
Phụ nữ đang mang thai là đối tượng được khuyến cáo không nên thực hiện nhổ răng. Bởi quá trình điều trị cần phải dùng thuốc gây tê, thuốc giảm đau sau đó, ăn uống kiêng khem nên sẽ gây các ảnh hưởng không tốt cho thai nhi trong bụng.
Chỉ những trường hợp bất khả kháng như răng khôn sưng viêm, có bệnh lý quá nghiêm trọng thì mới nên nhổ bỏ. Cũng lưu ý thêm đó là nếu phải nhổ răng thì chỉ thực hiện an toàn nhất trong tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ.
Việc nhổ răng lúc này cần phải thông qua thăm khám kỹ lưỡng giữa bác sĩ nha khoa và bác sĩ sản khoa để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ có phù hợp nhổ răng an toàn, hiệu quả hay không.
III. Cách giảm đau khi mọc răng khôn cho bà bầu
1. Nước muối ấm
Đây là vị cứu tinh đầu tiên được các mẹ áp dụng thành công. Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau tốt, tạm thời dứt cơn đau và mẹ bầu có thể dùng 2 lần sáng, tối trước khi đi ngủ. Và đừng quên ngậm nước muối ấm khoảng 5 phút sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhé!
2. Chườm nước đá
Đây là phương pháp được xem là gây tê tự nhiên và an toàn, mẹ bầu có thể dùng khăn bọc vài cục nước đá chườm ngay vùng má đang đau mẹ bầu sẽ thấy giảm đau tức thì. Cũng có thể dùng túi chườm nóng để thay thế vì có tác dụng tương tự.
3. Tỏi tươi
Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên có khả năng giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng vài tép tỏi giã nát cùng vài hạt muối trắng trộn đều, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút sẽ thấy tác dụng mà chúng mang lại.
4. Lá lốt
Lá và thân cây lá lốt có chứa Alcaloid và tinh dầu. Tinh dầu có thành phần chủ yếu là Beta-caryophylen, rể chứa Benzylacetat có tính kháng khuẩn rất là tốt. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có tác dụng hạ khí giảm đau. Lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liền 3-4 ngày cơn đau nhức do răng khôn sẽ giảm rõ rệt.
Ngoài các cách giảm đau khi mọc răng khôn cho bà bầu trên thì còn có một số cách khác cũng áp dụng nguyên liệu thiên nhiên khác giảm đau răng khôn hiệu quả. Tuy nhiên, riêng với bà bầu trước khi sử dụng một nguyên liệu nào đó cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin tránh những thực phẩm có hại cho mẹ và bé.
Ngoài việc áp dụng những cách giảm đau khi mọc răng khôn ở trên, mẹ bầu cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng ít nhất ngày 2-3 lần. Và để phòng tránh trình trạng bị mọc răng khôn khi mang bầu thì nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện những bệnh răng miệng tiềm ẩn hoặc có thể nhổ răng khôn mọc lệch trước khi có ý định mang thai.
IV. Bà bầu mọc răng khôn phải làm sao?
Răng khôn mọc sau cùng và mọc ở cuối hàm nên khi mọc thường không đủ chỗ xảy ra tình trạng chen lấn, gây đau nhức cho khổ chủ. Trường hợp mọc răng khôn khi mang thai thì mẹ bầu không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi.
Do đó, khi răng khôn gây đau nhức thì mẹ bầu nên đến nha khoa Đông Nam để được thăm khám, cho lời khuyên và không tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Mẹ bầu cũng không nên căng thẳng hay quá lo lắng, lúc này chỉ cần tập trung nghỉ ngơi, ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng hợp lý để em bé phát triển tốt.
Tuyệt đối không tự tiện mua thuốc giảm đau, kháng sinh về nhà uống mà chưa có sự hướng dẫn, đồng ý của bác sĩ khiến cho tình trạng đau nhức nặng thêm và có khả năng phải định chỉ thai nghén.
Nếu bạn muốn ngăn chặn khám răng định kỳ hoặc bất cứ vấn đề liên quan đến mọc răng khôn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
- Mọc răng khôn bị đau sốt mấy ngày không ăn uống được?
- Đau răng số 8 khi mang thai
- Trẻ mọc răng hàm trên trước
Xem thêm răng miệng bà bầu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?