Nhiệt miệng không nguy hiểm, tuy nhiên nó có thể khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên khi mắc phải. Vậy cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng ra sao, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn đầy đủ hơn về bệnh răng miệng phổ biến này nhé!
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra.
Các vết loét do aphthous thường có hình bầu dục màu trắng hay màu vàng, có biên giới viêm đỏ, rất đau đớn. Đặc biệt nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống rất vất vả.
Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên qua các nghiên cứu, thống kê thực tế cho thấy có nhiều yếu tố gia tăng nguy cơ dẫn đến hình thành nhiệt miệng mà mọi người nên lưu ý đó là:
1. Nóng nhiệt trong người, thường xuyên ăn đồ cay nóng, nhiều axit
Ở những người uống ít nước, thường xuyên ăn các món quá cay nóng rất dễ gây tình trạng nóng nhiệt, khô miệng, bỏng rát vùng miệng và hình thành viêm loét.
Không chỉ vậy, các thực phẩm có tính axit cao như bia rượu, nước ngọt có ga, cà phê, soda,… nếu tiêu thụ quá nhiều cũng tăng khả năng gây nhiệt miệng.
2. Ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng
Chế độ ăn uống khi không đảm bảo đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B12,…), sắt, kẽm, axit folic,… sẽ khiến cho nhiệt miệng dễ hình thành hơn so với bình thường.
3. Chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách
Thói quen chải răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng, chải răng theo chiều ngang có thể gây tổn thương, trầy xước mô mềm trong khoang miệng. Từ đó vi khuẩn sẽ có cơ hội để tấn công lên vùng niêm mạc bị tổn thương và gây tình trạng viêm loét.
Bên cạnh đó, việc dùng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa nhiều thành phần Sodium lauryl sulfate cũng có nguy cơ cao gây kích ứng, viêm nhiễm và hình thành vết lở loét ở miệng.
4. Rối loạn nội tiết tố
Sự rối loạn về nội tiết tố bên trong cơ thể cũng dễ gây tình trạng nhiệt miệng. Thường gặp nhất ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, đến kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh.
5. Do các vấn đề bệnh lý răng miệng
Một số bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… hay những ai đang trong quá trình niềng răng thì nhiệt miệng cũng dễ xuất hiện hơn so với bình thường.
6. Nguyên nhân khác
Ngoài các yếu tố kể trên thì nhiệt miệng còn có thể do:
- Căng thẳng, stress quá mức.
- Các tác động từ ngoại lực như nghiến răng, vô tình cắn trúng má, lưỡi gây trầy xước, viêm loét.
- Dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
- Suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường ruột.
Cách điều trị nhiệt miệng ngay tại nhà
Đối với nhiệt miệng không quá nghiêm trọng do các chế độ ăn uống, sinh hoạt, vết loét không gây nhiều triệu chứng khó chịu. Lúc này bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp giúp hỗ trợ giảm nhiệt miệng nhanh chóng như:
- Đều đặn 2 – 3 lần/ngày súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn tối ưu, xoa dịu cảm giác đau rát khá hữu hiệu.
- Dùng mật ong hoặc mật ong kết hợp với tinh bột nghệ thoa trực tiếp lên vùng niêm mạc bị viêm loét sẽ có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, thúc đẩy lành thương nhanh hơn.
- Khi uống chè hãy giữ lại phần túi lọc khi còn ướt để đắp lên vết loét sẽ có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm viêm đáng kể.
- Bệnh nhân bị nhiệt miệng cũng nên ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung các lợi khuẩn giúp giảm đau rát, chữa lành vết lở loét tốt hơn.
- Ăn uống nhiều thực phẩm có tính mát, giàu các vitamin và khoáng chất như: axit folic, vitamin B6, vitamin B12, vitamin, C, sắt, kẽm,… giúp tăng đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn, hỗ trợ chữa nhiệt miệng hiệu quả.
- Có thể tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngậm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên để chữa nhiệt miệng nhanh chóng. Việc dùng thuốc cần đảm bảo đúng theo chỉ định của bác sĩ để điều trị an toàn, hiệu quả, tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng
1. Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Chế độ vệ sinh răng miệng kém đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng, dẫn đến hình thành các tổn thương khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.
Do đó, một trong những cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng tốt nhất là bạn nên đánh răng một ngày hai lần sau khi ăn. Bàn chải đánh răng cũng cần được thay hai lần mỗi năm. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, việc đi khám tại nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng một lần cũng là điều cần thiết.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống khoa học chính là cách giúp chúng ta tăng cường miễn dịch. Theo đó, bên cạnh bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể từ thịt, cá, trứng, đậu nành, bạn ăn nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng sẽ giúp cơ thể thải và loại nhiều độc tố ra ngoài, giúp răng miệng bạn sạch sẽ, khỏe mạnh và không bị các loại vi khuẩn tấn công.
3. Tránh làm tổn thương miệng
Loét miệng cũng được hình thành từ những vết tổn thương trong khoang miệng. Do đó, bạn nên hạn chế dùng loại bàn chải có lông cứng vì nó có thể để lại vết xước sau mỗi lần đánh răng. Hoặc nói chuyện khi đang nhai sẽ khiến bạn có nguy cơ nhai phải chính lợi của mình và tạo ra tổn thương.
Ngoài ra, thức ăn quá nóng sẽ làm bỏng lớp da ở niêm mạc miệng, dẫn đến nhiễm trùng, do đó bạn cần tránh xa chúng.
4. Tránh những chất gây kích ứng cho vùng miệng
Một số loại kem đánh răng có chứa chất tẩy cao hay nước súc miệng quá đậm đặc cũng sẽ khiến “vùng miệng” lên tiếng vì lớp da mỏng manh bị tấn công bởi hóa chất. Thế nên, hãy cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này.
5. Hạn chế lạm dụng kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi, bởi bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nó còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn, do đó hệ vi sinh cơ thể bị mất cân bằng cơ hội cho vi khuẩn nhiệt miệng được dịp bùng phát.
Thế nên, tránh thói quen lạm dụng kháng sinh là điều cần thiết trong cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng loại thuốc này, hãy uống kèm men tiêu hóa mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.
6. Giữ tinh thần thư thái
Các nghiên cứu lâm sàng đã ghi nhận những người stress nặng và liên tục thì mức độ loét miệng cũng xảy ra nhiều hơn. Nguyên nhân được ghi nhận là sự căng thẳng, mệt mỏi sẽ khiến bạn chán ăn, dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm.
Do đó, để phòng tránh căn bệnh này, bạn hãy giữ tinh thần thư thái, tránh làm việc căng thẳng, quá sức. Đặc biệt, khi đã bị nhiệt miệng, nếu liên tục tạo áp lực cho bản thân, bệnh sẽ rất lâu khỏi.
Trên đây là một số cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này và bệnh tái phát liên tục trong thời gian dài thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị triệt để.
Xem thêm nhiệt miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?