Dù niềng răng bằng bất cứ phương pháp nào thì bệnh nhân cũng đều sẽ phải đeo hàm duy trì sau khi đã tháo khí cụ chỉnh nha. Điều này nhằm giúp đảm bảo cho các răng được ổn định chắc chắn tại vị trí mới, hạn chế tối đa tình trạng mọc xô lệch lại làm ảnh hưởng đến kết quả. Cùng với đó bệnh nhân cũng cần biết cách vệ sinh hàm duy trì phù hợp để tránh nguy cơ vi khuẩn tích tụ nhiều hình thành mảng bám cao răng gây hại cho sức khỏe răng miệng. Vậy cách vệ sinh và chăm sóc hàm duy trì sau khi niềng răng chuẩn nhất là gì?
I. Có các loại hàm duy trì nào?
Hàm duy trì là một khí cụ thường được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân sau khi tháo niềng răng.
Bởi sau khi niềng răng chỉnh nha, các răng và xương hàm vẫn chưa thực sự ổn định và quen với vị trí mới nên rất dễ bị xô lệch về vị trí cũ.
Khi đó, việc đeo hàm duy trì đúng cách sẽ đem lại công dụng giữ cho các răng và xương hàm dần thích nghi với sự thay đổi và được cố định chắc chắn, không bị mọc lệch khỏi vị trí mới này.
Đồng thời giúp mô nướu và mô nha chu xung quanh răng có thêm một khoảng thời gian phù hợp để điều chỉnh lại cấu trúc một cách ổn định nhất.
Tùy vào từng khung hàm, tình trạng răng miệng cũng như nhu cầu về thẩm mỹ mà bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân sử dụng loại hàm duy trì thích hợp.
Hiện nay, có 2 loại hàm duy trì được sử dụng phố biến đó là:
1. Hàm duy trì cố định
Loại hàm duy trì này có thiết kế khá đơn giản với một dây kim loại dạng xoắn hoặc thẳng. Bác sĩ sẽ gắn cố định hàm vào mặt sau của các răng trước bằng chất liệu Composite. Bệnh nhân sẽ không thể tự tháo lắp hàm tại nhà.
Ưu điểm:
- Hàm duy trì cố định được đeo liên tục cả ngày nên đảm bảo tính ổn định nhanh chóng và tốt hơn.
- Đeo ở mặt trong của răng nên giữ được thẩm mỹ khá tốt.
- Hàm có độ bền khá cao và không dễ bị hư hỏng nếu chú ý chăm sóc kỹ lưỡng.
Nhược điểm:
- Thức ăn thừa, mảng bám dễ giắt lại ở trên dây thép, đòi hỏi phải chú ý rất nhiều trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa ở những vùng răng có đeo hàm duy trì cũng có phần phức tạp hơn bình thường.
- Khi ăn nhai đồ dai cứng quá nhiều, đánh răng quá mạnh có thể làm bung hàm duy trì và bạn phải đến nha khoa để điều chỉnh lại.
2. Hàm duy trì tháo lắp
2.1 Hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt
Thiết kế của hàm duy trì tháo lắp bằng nhựa trong suốt cũng tương tự như các khay niềng chỉnh nha trong suốt. Loại hàm duy trì này sẽ được thiết kế và chế tác dựa trên từng khuôn hàm của mỗi bệnh nhân để đảm bảo sự vừa vặn, thoải mái khi đeo.
Ưu điểm:
- Hàm duy trì được sản xuất riêng biệt cho từng người, khi đeo vào sẽ ôm sát khít với thân răng, đảm bảo giữ răng cố định chắc chắn.
- Hàm làm từ nhựa trong suốt đem lại được tính thẩm mỹ cao, không gây cảm giác cộm hay khó chịu gì trong suốt thời gian sử dụng.
- Bệnh nhân có thể tháo lắp để ăn uống và vệ sinh răng miệng thuận tiện, dễ dàng.
Nhược điểm:
- Cần phải đảm bảo đeo hàm đúng thời gian quy định mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Hàm duy trì có thể bị ngả màu, ố vàng nếu không được làm sạch kỹ lưỡng đúng cách mỗi ngày.
2.2. Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Được làm bằng chất liệu kim loại với thiết kế với dạng dây cung ôm sát các răng cửa.
Ưu điểm:
- Độ ổn định, chắc chắn cao.
- Hàm có độ bền khá tốt nên không phải thay mới nhiều lần.
- Tháo lắp dễ dàng để thuận tiện trong ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày.
Nhược điểm:
- Có thể gây cảm giác cộm, vướng víu khó chịu và cần có thời gian để quen dần.
- Chất liệu kim loại có thể gây kích ứng cho những ai nhạy cảm với chất liệu này.
- Không giữ thẩm mỹ tốt, dễ lộ ra khi nói cười nên không thích hợp đeo vào ban ngày. Thời gian ổn định răng cũng lâu hơn so với các loại hàm khác.
II. Cách vệ sinh hàm duy trì
Mỗi loại hàm duy trì cần được vệ sinh sạch sẽ đúng cách theo hướng dẫn sau đây:
1. Hàm duy trì cố định
Bạn cần chú ý vệ sinh răng sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải mềm, kem đánh răng có chứa flour.
Khi chải răng cần chú ý kỹ lưỡng tại vị trí có gắn hàm duy trì.
Dùng nước súc miệng để loại bỏ sạch sâu vi khuẩn, mảng bám còn sót lại giữ cho hơi thở thơm mát, ngừa bệnh lý tốt hơn.
Nếu không quen với việc dùng chỉ nha khoa, bạn có thể chọn dùng máy xịt tăm nước để làm sạch các vụn thức ăn còn tồn đọng một cách dễ dàng, hiệu quả nhất.
Đối với hàm duy trì cố định, bệnh nhân cần phải thường xuyên đến nha khoa để khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Qua việc thăm khám bác sĩ sẽ giúp làm sạch các mảng bám cao răng và điều chỉnh các tình trạng sai lệch phát sinh nếu có. Đảm bảo giữ cho răng luôn sạch khỏe, nhanh đạt kết quả ổn định như mong muốn.
2. Hàm duy trì tháo lắp
Hàm duy trì tháo lắp cần được tháo ra để vệ sinh sạch sẽ từ 2 – 3 lần/ngày.
Cách vệ sinh hàm duy trì tháo lắp khá đơn giản. Dùng nước ấm để làm sạch hàm sau khi tháo ra. Sau đó sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng để chải sạch sẽ mảng bám, vụn thức ăn bám dính trên hàm.
Dùng thêm bông tăm nhúng vào nước sạch để lấy đi các vụn thức ăn còn kẹt lại để đảm bảo hàm sạch sẽ nhất.
Có thể mua nước ngâm chuyên dụng để ngâm rửa hàm mỗi tuần từ 2 – 3 lần để loại bỏ vi khuẩn tối ưu.
Chú ý thao tác làm sạch cần nhẹ nhàng, kỹ lưỡng mọi bề mặt của hàm. Khi không đeo hàm cần phải bảo quản trong hộp đựng để tránh thất lạc hay rơi rớt làm hư hỏng.
Nếu như hàm duy trì có tình trạng ố vàng, xuất hiện nhiều đốm trắng không thể vệ sinh sạch sẽ được. Lúc này hãy đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và làm lại hàm mới để sử dụng hiệu quả và thẩm mỹ hơn.
III. Cách vệ sinh hộp đựng hàm duy trì
Hộp đựng hàm duy trì cũng là nơi dễ tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại nên cũng cần phải được làm sạch đúng cách.
Tuy nhiên, bạn không cần phải đầu tư quá nhiều thời gian và công sức cho việc vệ sinh hộp đựng hàm duy trì.
Cách vệ sinh hộp đựng duy trì vô cùng đơn giản, chỉ cần ngâm hộp đựng trong nước ấm hoặc xà phòng hay các dung dịch làm sạch chuyên dụng được bác sĩ hướng dẫn là được. Sau khi ngâm rửa sạch để hàm ráo nước là có thể bảo quản hàm duy trì sạch sẽ như bình thường.
IV. Những lưu ý khi sử dụng hàm duy trì
- Khi đeo hàm duy trì cố định tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh hay tìm cách tháo ra tại nhà để tránh làm hư hỏng khí cụ và gây các ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
- Trong trường hợp dùng hàm duy trì tháo lắp nếu có ăn uống, vệ sinh răng miệng, chơi thể thao hay vận động mạnh bạn nên tháo ra để thuận tiện hơn trong sinh hoạt.
- Đảm bảo thời gian đeo hàm duy trì theo đúng thời gian và chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.
- Khi không sử dụng, cần bảo quản hàm duy trì tháo lắp trong hộp đựng ở nơi thoáng mát tránh bụi bẩn, vi khuẩn có thể bám vào hoặc rơi rớt làm hư hỏng hàm.
- Không tẩy rửa, vệ sinh hàm duy trì quá mạnh, thao tác cần phải dùng lực nhẹ vừa phải để không gây biến dạng hàm.
- Hạn chế ăn các đồ ăn quá dai cứng, thức ăn ngọt nhiều đường, nhiều tinh bột, không dùng nhiều cà phê, rượu bia, nước có ga.
- Ăn uống nhẹ nhàng, các món ăn nên được chế biến mềm để dễ nhai nuốt, chia đều lực nhai ở khắp hàm để ngăn ngừa tình trạng lệch khớp cắn.
- Loại bỏ ngay các thói quen xấu có thể gây hại cho răng miệng và nguy cơ hư hỏng hàm duy trì như: dùng răng nhai nước đá, cắn xé bao bì, nghiến răng, dùng lưỡi đẩy răng, dùng tay chống cằm,…
- Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như sự ổn định của các răng. Kịp thời khắc phục hiệu quả các vấn đề sai lệch xảy ra nếu có.
V. Không vệ sinh hàm duy trì có sao không?
Cần phải trải qua một khoảng thời gian đeo hàm duy trì mới đảm bảo đạt được kết quả niềng răng chỉnh nha tốt nhất.
Hàm duy trì khi đeo vào sẽ tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với bề mặt của răng. Do đó sẽ khó tránh khỏi tình trạng bám dính vụn thức ăn thừa trong quá trình ăn uống hằng ngày.
Nếu như không vệ sinh răng miệng cũng như hàm duy trì được sạch sẽ có thể tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tích tụ nhiều và gây ra nhiều vấn đề bệnh lý phát sinh ở răng miệng.
Không một loại hàm duy trì nào có thể ngăn chặn được sự bám dính của thức ăn. Do đó, mỗi người cần phải chủ động và có ý thức tự giác hơn trong việc vệ sinh khí cụ này.
Vệ sinh hàm duy trì sạch sẽ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngừa các vấn đề hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Mà nó sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh các ảnh hưởng nguy hại có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định của các răng và xương hàm tại vị trí mới.
Không chỉ vậy, đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng tốt còn giúp bệnh nhân không phải mất thêm thời gian đến nha khoa để khắc phục các sự cố phát sinh.
Mọi vấn đề thắc mắc về cách vệ sinh hàm duy trì sau khi niềng răng chuẩn nhất hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm niềng răng:
- Niềng răng giá bao nhiêu tiền?
- Máng duy trì niềng răng bao nhiêu tiền?
- Giảm đau nhức sau khi niềng răng
- Bị viêm nha chu có niềng răng được không?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?