Chi phí trị áp xe răng bao nhiêu tiền thường có sự chênh lệch nhất định ở mỗi bệnh nhân tùy thuộc theo từng mức độ bệnh lý, vị trí răng bị tổn thương, dịch vụ tại nha khoa,… Điều quan trọng cần làm đó là đến nha khoa khám chữa sớm ngay từ những giai đoạn đầu của áp xe sẽ giúp điều trị nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tối ưu hơn.
I. Bệnh áp xe răng là gì?
Áp xe răng là tình trạng xuất hiện ổ mủ do nhiễm trùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Đây là hậu quả của viêm hốc răng không được chữa trị hoặc thủng, vỡ trong răng làm cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào bên trong răng.
Áp xe răng là hậu quả của quá trình vi khuẩn sinh sôi quá mức trong khoang miệng gây nhiễm trùng, dẫn đến mưng mủ. Bên cạnh đó, tình trạng áp xe còn xuất phát từ những chiếc răng bị sâu hỏng, nứt gãy, nhiễm trùng nặng dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội và khó chịu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết áp xe răng:
- Mưng mủ, sưng tấy, ửng đỏ.
- Hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.
- Khó khăn trong việc mở miệng, nhai và ăn uống.
- Chảy máu khi đánh răng.
- Bệnh nặng nhiều lúc có sốt, mặt sưng một bên, dưới hàm hoặc dưới cổ nổi hạch.
Khi không sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục áp xe dứt điểm kịp thời sẽ cực kỳ nguy hại. Ổ nhiễm trùng lan rộng có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng đến các răng khỏe mạnh xung quanh, vỡ ổ áp xe, biến dạng xương hàm, mất răng. Thậm chí viêm nhiễm lây lan ngược theo đường máu đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.
II. Chi phí trị áp xe răng bao nhiêu tiền?
Hiện nay để điều trị bệnh áp xe răng sẽ có nhiều biện pháp khác nhau như: dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chích rạch ổ mủ, nạo áp xe, cạo vôi răng, điều trị nha chu, nhổ răng trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng,…
Khi bạn phát hiện bản thân mắc chứng áp xe răng, đừng chủ quan, phó mặc hay không quan tâm. Hãy đến trung tâm nha khoa uy tín ngay lập tức để kịp thời thăm khám, tư vấn đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.
Can thiệp điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn ban đầu khả năng cao sẽ nhanh khỏi bệnh, ngăn ngừa tối đa biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy chi phí trị áp xe răng cũng không quá cao, nằm trong khả năng chi trả.
Đừng để đến khi bệnh nặng, nhiễm trùng lan rộng sẽ đòi hỏi thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu phức tạp nên chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Bạn có thể tham khảo bảng giá tại trung tâm Nha Khoa Đông Nam như sau:
ĐIỀU TRỊ | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Cạo vôi răng + Đánh bóng | 400.000 VNĐ | 2 Hàm |
Cạo vôi răng trẻ em | 100.000 VNĐ | 2 Hàm |
Điều trị nha chu 1R | 1.000.000 VNĐ | 1 Răng |
Điều trị nha chu 1 cụm | 2.000.000 VNĐ | 1 Cụm |
Điều trị nha chu 1 hàm | 6.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Điều trị nha chu 2 hàm | 10.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Rạch áp xe | 500.000 VNĐ | 1 Ca |
Nạo nang – Mổ khối u | 2.000.000 VNĐ | 1 Ca |
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trị áp xe răng
Trị áp xe răng bao nhiêu tiền còn được quyết định bởi các yếu tố như:
1. Cơ sở điều trị
Mỗi một cơ sở sẽ có mức giá điều trị áp xe răng niêm yết riêng biệt. Điều này phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ.
Thông thường, ở những nha khoa uy tín lâu năm, trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, bác sĩ tay nghề giỏi, dày dặn kinh nghiệm chuyên môn thì chi phí sẽ cao hơn. Nhưng bù lại bệnh nhân sẽ được khám chữa bệnh đảm bảo an toàn, nhanh chóng với kết quả tốt nhất.
Tuyệt đối không nên vì ham rẻ, muốn tiết kiệm chi phí mà lựa chọn cơ sở kém chất lượng để tránh các rủi ro có thể phát sinh khi điều trị. Không chỉ không chữa khỏi bệnh mà bệnh nhân còn có thể mất thêm nhiều thời gian và chi phí để khắc phục những di chứng để lại sau khi chữa trị ở những địa chỉ này.
2. Vị trí áp xe răng
Trên thực tế việc điều trị áp xe răng ở hàm dưới có mức độ phức tạp cao hơn so với hàm trên. Do hàm dưới tập trung khá nhiều dây thần kinh đòi hỏi sự thăm khám, tính toán kỹ lưỡng, tỉ mỉ trong từng thao tác để tránh các ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra.
Và dĩ nhiên quá trình chữa áp xe hàm dưới cũng mất nhiều thời gian nên chi phí chắc hẳn cũng cao hơn so với hàm trên.
3. Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố vừa nêu thì bệnh nhân cũng có thể giảm được một phần chi phí thông qua việc sử dụng bảo hiểm y tế nếu thuộc phạm vi được chi trả.
IV. Chăm sóc răng sau khi điều trị áp xe
Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi điều trị áp xe sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái lại.
Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia bạn có thể tham khảo để thực hiện một cách tốt nhất:
- Tuân thủ dùng thuốc giảm đau, kháng sinh theo đúng chỉ định, không tự ý dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
- Nên ăn uống những món chế biến mềm, loãng, dễ nhai nuốt. Tránh các món quá nóng, quá lạnh hay các đồ ăn cay nóng, món dai cứng sau khi mới trị áp xe răng.
- Hạn chế những đồ ăn, thức uống có hại cho răng miệng như bánh kẹo ngọt nhiều đường, bia rượu, nước có ga,…
- Thường xuyên uống nhiều nước lọc, có thể dùng thêm các loại sinh tố, nước ép rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất tốt cho răng nướu, sức khỏe.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái giúp vết thương nhanh hồi phục.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đều đặn vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn. Chú ý chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, chải sạch cả vùng lưỡi để tránh tích tụ vi khuẩn, mảng bám.
- Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch những vụn thức ăn thừa còn tồn đọng ở kẽ răng.
- Sau khi điều trị áp xe răng bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám răng miệng, cạo vôi răng định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe răng miệng. Đồng thời khắc phục kịp thời nếu có dấu hiệu bệnh lý bất thường phát sinh.
Nếu còn thắc mắc gì về chi phí trị áp xe răng bao nhiêu tiền hiện nay bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
- Bị đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị
- Lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt
- Bị áp xe răng kiêng ăn gì?
Xem thêm bảng giá:
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?