Rượu được xem là chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian bạn có thể dùng rượu để chữa đau nhức răng tại nhà khá tốt. Vậy thực hư ngậm rượu có giảm đau răng không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cụ thể ngay trong nội dung bài viết bên dưới đây.
I. Ngậm rượu có giảm đau răng không?
Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến răng miệng, sức khỏe. Thế nhưng, nếu như sử dụng rượu một cách khoa học được đánh giá có thể đem lại được hiệu quả tích cực để khắc phục một số vấn đề khó chịu ở răng miệng.
Trong đó, ngậm rượu để giảm các triệu chứng đau nhức, ê buốt ở răng là biện pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.
Điều này là do trong rượu có nồng độ cồn cao mang lại khả năng sát khuẩn mạnh, làm sạch khoang miệng khá tốt. Nhờ vậy mà có thể dùng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm cũng như sưng đau ở răng.
Không chỉ rượu trắng mới đem lại tác dụng mà nhiều người còn kết hợp ngâm rượu với các nguyên liệu như hạt cau, hạt gấc. Điều này sẽ giúp gia tăng được tính sát khuẩn, kháng viêm để thuyên giảm triệu chứng đau răng nhanh chóng hơn.
Bệnh nhân chỉ cần dùng rượu trắng hoặc rượu đã ngâm với hạt cau, hạt gấc để ngậm khoảng 10 – 15 phút rồi nhổ ra. Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần để cảm nhận được hiệu quả giảm đau răng đáng kể.
II. Lưu ý khi dùng rượu chữa đau răng
Khi sử dụng rượu chữa đau răng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt bệnh nhân cần phải đặc biệt chú ý một số vấn đề sau đây:
- Thời gian đầu khi ngậm rượu sẽ có thể thấy vị rất cay nồng chưa quen. Lúc này bạn nên pha loãng rượu cùng với nước ấm để ngậm thoải mái hơn.
- Sau khi ngậm rượu nên hạn chế ăn uống trong ít nhất 30 phút để cho các hoạt chất có trong rượu thẩm thấu đều trên răng và từ từ xoa dịu cơn đau nhức hiệu quả.
- Tuyệt đối không được lạm dụng ngậm rượu để phòng tránh các nguy cơ bị mài mòn men răng khiến cho tình trạng đau nhức trở nên nặng nề hơn.
- Việc ngậm rượu chỉ đem lại hiệu quả giảm đau tạm thời khi răng gặp vấn đề bệnh lý nhẹ. Nếu răng có bệnh lý ở những giai đoạn nặng sẽ không đem lại được hiệu quả giảm đau như mong muốn.
- Trong quá trình dùng rượu nếu có gặp phải bất kỳ dấu hiệu khó chịu hay kích ứng cần ngưng ngay lập tức. Sau đó cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý hiệu quả kịp thời.
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, hầu hết các biện pháp chữa đau răng tại nhà chỉ giúp giảm đau tạm thời. Bệnh nhân không thể áp dụng lâu dài bởi nó không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh lý ở răng.
Khi không sử dụng rượu cau các triệu chứng đau nhức, sưng viêm vẫn tái phát sau đó. Đồng thời bệnh lý vẫn tiếp tục phát triển nặng theo thời gian nếu không sớm có biện pháp điều trị chuyên khoa phù hợp.
III. Phương pháp chữa đau răng hiệu quả tại nha khoa
Thay vì băn khoăn ngậm rượu có giảm đau răng không. Trong mọi trường hợp bị đau răng dù nhẹ hay nặng bạn cũng cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ khám chữa hiệu quả nhất, hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Đau nhức răng có thể do các vấn đề bệnh lý ở răng miệng và bệnh lý ở cơ thể gây nên. Do đó, dựa theo từng nguyên nhân, mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị tối ưu.
Ở những trường hợp đau răng do bệnh lý cơ thể cần đến bệnh viện chuyên khoa để được chữa trị bằng các biện pháp hiệu quả nhất.
Đối với bệnh lý răng miệng việc lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín lâu năm sẽ giúp đảm bảo điều trị an toàn và đạt kết quả tối ưu. Tùy theo từng nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp khắc phục phù hợp.
- Trường hợp răng bị mòn men, sứt mẻ, răng sâu, viêm tủy tùy theo từng mức độ nhẹ hay nặng mà sẽ có các biện pháp điều trị như: trám răng Composite, chữa tủy và phục hình bằng bọc sứ để cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn.
- Điều trị viêm nướu, viêm nha chu sẽ kết hợp nhiều phương pháp như: cạo vôi răng, nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, ghép thêm vạt nướu để giúp răng nướu dần hồi phục khỏe mạnh như ban đầu.
- Nếu răng khôn mọc lệch lạc gây đau nhức, sưng viêm dai dẳng cần phải được nhổ bỏ sớm nhất có thể. Việc nhổ răng khôn không chỉ giúp loại bỏ triệu chứng đau nhức mà còn phòng ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Khi răng bị đau nhức dữ dội do các bệnh lý, chấn thương ở răng quá nghiêm trọng không thể điều trị hiệu quả cần phải nhổ răng để tránh viêm nhiễm lan rộng. Đồng thời tiến hành trồng răng giả mới bằng cấy ghép Implant để khôi phục chức năng răng một cách tốt nhất.
IV. Cách phòng ngừa đau răng
Phòng ngừa đau răng không hề khó khi bạn chú ý thực hiện tốt các hướng dẫn chăm sóc răng miệng khoa học sau đây:
- Đảm bảo răng miệng luôn được vệ sinh sạch sẽ vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Khi chải răng nên dùng bàn chải có lông mềm, kem đánh răng chứa flour. Lực chải răng vừa phải, chải theo chiều dọc trong thời gian tối thiểu 2 phút để loại bỏ sạch mảng bám trên răng hiệu quả.
- Không được chải răng quá mạnh, chải răng nhiều lần trong ngày, chải răng theo chiều ngang hay dùng tăm xỉa răng để tránh gây mòn răng, chảy máu nướu răng.
- Cần kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng giúp tăng cường khả năng làm sạch mảng bám, vi khuẩn còn sót lại ở khoang miệng, giữ hơi thở luôn thơm mát.
- Nếu không muốn các tổn thương không đáng có cho răng nướu bạn cần loại bỏ ngay các thói quen như: ăn uống các món quá nhiều đường, dùng răng mở đồ vật, ăn nhai quá dai cứng, nhai nước đá lạnh, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nước có ga,…
- Hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe răng lợi như: canxi, chất xơ, magie, photpho, vitamin C, D, K,…
- Uống đủ nước mỗi ngày cũng rất quan trọng giúp khoang miệng được duy trì độ ẩm cần thiết, tránh khô miệng sẽ khiến vi khuẩn dễ sản sinh gây hại cho răng nướu.
- Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần kết hợp cạo vôi răng là lời khuyên của tất cả bác sĩ trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng nhằm sớm phát hiện các bệnh lý để điều trị hiệu quả kịp thời.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn biết được ngậm rượu có giảm đau răng không. Nếu có nhu cầu chữa trị đau răng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Bị đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị
- Mức độ sâu răng
- Lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
- Cách giảm đau khi trẻ mọc răng
- Ăn gì để răng mọc nhanh
- Hôi miệng khi mọc răng khôn và cách khắc phục
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?