Mọc răng khôn bị hôi miệng và cách khắc phục

Răng khôn đem lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh không chỉ bởi những cơn đau nhức kéo dài mà còn gây tình trạng hôi miệng rất khó chịu. Mọc răng khôn bị hôi miệng khiến cho việc giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều trở ngại, mất đi sự tự tin khi nói cười. Vậy nguyên nhân nào khiến mọc răng khôn bị hôi miệng? Có cách nào khắc phục dứt điểm tình trạng này hay không?

hôi miệng khi mọc răng khôn và cách khắc phục

I. Răng khôn là răng nào?

Răng khôn còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm.

Thông thường, răng khôn xuất hiện vào độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Đây được xem là điều bình thường trong quá trình phát triển răng miệng của mỗi người.

Trung bình một người sẽ có 4 chiếc răng khôn chia đều cho mỗi phần tư cung hàm. Nhưng vẫn có một số trường hợp ít hơn hoặc thậm chí không có chiếc răng khôn nào cả.

Thời điểm răng khôn mọc lên cũng là lúc các răng và xương hàm đã phát triển ổn định. Do đó, chiếc răng này thường khó có thể mọc lên được thuận lợi, thẳng hàng như các răng khác.

Thay vào đó răng khôn có xu hướng dễ mọc lệch, mọc đâm ngang sang răng kế cận, mọc ngầm bên trong xương hàm, mọc lợi trùm. Điều này thường gây ra nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Thậm chí tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng nằm sâu bên trong cung hàm
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng nằm sâu bên trong cung hàm

II. Mọc răng khôn bị hôi miệng nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều vấn đề xảy ra khi bạn mọc răng khôn. Nếu răng khôn mọc thuận lợi, bình thường như những chiếc răng khác thì bạn không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, phần lớn những chiếc răng khôn lại thường hay mọc lệch, gây sưng nướu, đau nhức khó chịu.

Khi mọc răng khôn, bạn rất dễ bị viêm lợi, chảy máu chân răng đồng thời thức ăn cũng rất dễ bị kẹt lại ở phần nướu, kẽ răng.

Cùng với vị trí đặc thù nằm khuất sâu bên trong cung hàm nên việc vệ sinh răng khôn cũng gặp nhiều trở ngại.

Khi không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ kỹ lưỡng đúng cách sẽ khiến mảng bám, vi khuẩn tích tụ nhiều và sản sinh mùi hôi khó chịu ở miệng, thậm chí phát sinh các bệnh lý nguy hiểm ở răng.

Ngoài ra, mọc răng khôn bị hôi miệng còn có thể do bệnh nhân dùng nhiều các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, mắm,… Hoặc dùng quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng có thể gặp phải mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

Mọc răng khôn bị hôi miệng do thức ăn thừa nhồi nhét khó làm sạch
Mọc răng khôn bị hôi miệng do thức ăn thừa nhồi nhét khó làm sạch

III. Cách khắc phục hôi miệng khi mọc răng khôn

Phương pháp khắc phục dứt điểm tình trạng mọc răng khôn bị hôi miệng đó là nhổ bỏ chiếc răng này sớm nhất có thể.

Để nhổ răng khôn được an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa biến chứng cần phải thông qua thăm khám, chỉ định từ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm.

Trước khi nhổ răng khôn bắt buộc phải thăm khám chụp phim x-quang xác định tình trạng sai lệch cụ thể của răng khôn, cấu trúc cũng như vị trí của các dây thần kinh. Qua đó mới có thể đánh giá và lên phác đồ nhổ răng được an toàn, phù hợp nhất.

Việc lựa chọn đúng trung tâm nha khoa uy tín lâu năm, với đầy đủ trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại, vô trùng đạt chuẩn sẽ giúp bạn an tâm nhổ răng khôn hiệu quả mà không cần lo vấn đề đau nhức hay biến chứng có thể xảy ra.

Nhổ răng khôn sớm giúp khắc phục mùi hôi miệng hiệu quả
Nhổ răng khôn sớm giúp khắc phục mùi hôi miệng hiệu quả

IV. Cách ngăn ngừa hôi miệng khi mọc răng khôn

Răng khôn được biết đến là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở một số người tuy nhiên vẫn có những giải pháp giúp ngăn ngừa tình trạng này:

1. Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách

Mỗi ngày cần đảm bảo chải răng sạch sẽ đều đặn vào các buổi sáng, tối và sau các bữa ăn khoảng 30 phút.

Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc bằng bàn chải lông mềm, chọn kem đánh răng có chứa flour. Mỗi lần chải răng nên duy trì khoảng 2 phút để đảm bảo tất cả bề mặt răng đều được làm sạch hiệu quả nhất.

Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn thừa và vi khuẩn. Có thể dùng thêm máy xịt tăm nước để giúp quá trình làm sạch răng nướu đạt kết quả tối ưu hơn.

Chải sạch cả vùng lưỡi để loại bỏ sạch sẽ các mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng.

Thêm một điều quan trọng bạn cần lưu ý là phải thay bàn chải đánh răng sau khoảng 3 tháng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho răng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngừa hôi miệng và bệnh lý
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ngừa hôi miệng và bệnh lý

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Nha sĩ luôn khuyên bạn không nên ăn thực phẩm có đường và đồ uống có ga vì chúng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào men răng và nướu.

Thay vào đó, bạn nên ưu tiên những thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất tốt cho răng như: trứng, thịt, cá, hải sản, phô mai, sữa chua, rau củ quả tươi,…

Mỗi ngày nên uống nhiều nước lọc thường xuyên để không bị khô miệng, tránh tạo môi trường để vi khuẩn sản sinh gây mùi hôi ở miệng cũng như các bệnh lý.

Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá hay dùng những thức uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Ngoài ra, các món ăn dễ gây mùi hôi ở miệng như hành, tỏi, mắm, … cũng cần tránh dùng.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

3. Cạo vôi răng định kỳ

Do răng khôn nằm ở vị trí mà bàn chải khó tiếp cận nên trung bình  6 tháng bạn cần đến nha khoa 1 lần để bác sĩ cạo vôi răng loại bỏ môi trường trú ẩn của vi khuẩn. Đồng thời phát hiện sớm những vấn đề có thể xảy ra với chiếc răng khôn để xử lý kịp thời.

Cạo vôi răng giúp ngăn ngừa viêm nướu, hôi miệng tối ưu
Cạo vôi răng giúp ngăn ngừa viêm nướu, hôi miệng tối ưu

Nguyên nhân mọc răng khôn bị hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả đã được giải đáp chi tiết trên bài viết.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm hôi miệng:

Xem thêm mọc răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *