Bị mẻ răng có sao không? Khắc phục bằng cách nào? Các bác sĩ cho biết, tình trạng mẻ răng không chỉ làm cho hàm răng mất đi tính thẩm mỹ. Mà nó còn tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây hại cho sức khỏe răng miệng. Thậm chí nhiều trường hợp mẻ răng nghiêm trọng phải nhổ bỏ răng rất nguy hiểm.
I. Mẻ răng là gì?
Bề mặt răng được bao bọc bởi lớp men răng rất cứng chắc. Tuy nhiên lớp men răng cũng rất dễ bị tổn thương khi có các ngoại lực bên ngoài tác động lên.
Tình trạng mẻ răng xảy ra khi men răng bị tổn thương hoặc bị mất đi một phần răng ở cạnh hoặc đỉnh múi khiến cho bề mặt răng trở nên lởm chởm, sắc nhọn,… Từ đó có thể khiến cho các mô mềm trong khoang miệng bị tổn thương.
Quá trình ăn uống và làm sạch răng cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Răng suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công gây nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
II. Nguyên nhân gây mẻ răng
Răng của chúng ta có thể bị mẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là do:
- Chấn thương, va đập bên ngoài sẽ khiến răng bị mẻ, đau nhức kèm theo các ê buốt khó chịu.
- Cắn vật cứng như nắp chai, bao bì thực phẩm, đá, kẹo cứng…
- Thiếu các khoáng chất: Răng bị thiếu hụt canxi, flour, khoáng chất sẽ dễ bị vỡ, mẻ hơn khi nhai.
- Bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị sứt mẻ gây nên ê buốt kéo dài.
- Thực phẩm: Tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt có hàm lượng đường cao, thực phẩm chứa nhiều axit như cam bưởi, cam, chanh, nước ngọt có gas, bia rượu,… có thể ảnh hưởng đến men răng, làm cho răng bị mài mòn, yếu dần từng ngày và dễ mẻ vỡ.
- Nghiến răng: Đây là hiện tượng hai hàm răng nghiến siết vào nhau, mạnh đến mức có thể phát ra âm thanh. Nghiến răng sẽ làm cho men răng bị mòn, khiến răng yếu hơn bình thường gây nên tình trạng mẻ răng.
III. Mẻ răng có ảnh hưởng gì không?
Mỗi một chiếc răng đều sẽ được cấu tạo từ 3 phần cốt lõi, bao gồm: men răng, ngà răng và tủy răng.
Trong đó, phía ngoài cùng chính là lớp men răng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc che chắn, bảo vệ cho ngà răng và tủy răng nhạy cảm ở các lớp bên trong.
Nếu một chiếc răng chẳng may bị mẻ, vỡ đều sẽ gây các tổn thương đến cấu trúc bảo vệ của toàn bộ răng. Khi đó có thể dẫn đến tình trạng lộ ngà răng, tủy răng ra bên ngoài. Lúc này khi có các kích thích từ nhiệt độ nóng, lạnh từ việc ăn uống hay môi trường không khí bệnh nhân sẽ cảm thấy ê buốt, khó chịu vô cùng.
Song song với đó, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sẽ dễ dàng tấn công vào các cấu trúc bên trong của răng, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm chóp răng, áp xe răng,… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mất răng khá cao.
Mặt khác, bề mặt các răng bị mẻ, vỡ có thể lỡm chởm và nhọn hơn bình thường. Điều này có thể làm cho lưỡi bị đau, cộm cấn.
Chính vì thế, ngay cả khi không cảm thấy đau nhức khi răng bị mẻ, vỡ, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và khôi phục lại hình dáng của chúng bằng các phương pháp phù hợp.
IV. Cách xử lý khi bị mẻ răng
Nếu phát hiện ra tình trạng răng bị mẻ, gãy vỡ ngay lúc đó. Điều bạn nên làm là cần:
- Nhanh chóng khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài, tránh để mảnh vỡ sắc nhọn trôi xuống cơ quan tiêu hóa.
- Mặt răng bị mẻ vỡ lúc này thường có độ sắc nhọn. Do đó bạn không nên dùng tay hay lưỡi để chạm vào, tránh tổn thương, chảy máu có thể xảy ra cho tay và lưỡi.
- Hãy súc miệng sạch với nước muối để loại bỏ các vụn răng mẻ, vi khuẩn cũng như mảng bám ở khoang miệng. Đồng thời chọn nha khoa uy tín và đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ để có hướng khắc phục hiệu quả nhất.
V. Một số phương pháp phục hình răng mẻ
Khi bị mẻ răng, bệnh nhân cần đến ngay nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Một số phương pháp phục hình răng mẻ phổ biến hiện nay gồm:
1. Mài hoặc trám răng
- Mài răng
Trong trường hợp răng chỉ bị mẻ rất ít có thể mài cạnh răng để răng phẳng lại. Chẳng hạn như 1 răng cửa bị mẻ thì chỉ cần mài răng kế bên ngắn lại và đều với nhau, đảm bảo được thẩm mỹ cho hàm răng.
- Trám răng
Áp dụng cho các trường hợp mẻ răng nhẹ, diện tích nhỏ, phần mô răng không bị ảnh hưởng nhiều.
Trám răng bị mẻ là quá trình bác sĩ loại bỏ các mô răng bị tổn thương. Sau đó, lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu chuyên dụng là Composite.
Đây cũng là loại vật liệu trám được ưa chuộng nhất hiện nay, với nhiều đặc điểm ưu việt như:
- Thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 25 phút cho mỗi vị trí trám.
- Giá trị thẩm mỹ cao, miếng trám có màu sắc tương tự răng thật.
- An toàn, lành tính, không gây kích ứng.
- Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật.
Thế nhưng, độ bền của các của các miếng trám lớn thường không cao và dễ nhiễm màu thực phẩm sau một thời gian sử dụng.
Chính vì vậy, trong những trường hợp răng bị mẻ vỡ lớn, mô răng thật bị mất nhiều bác sĩ thường khuyến cáo thực hiện bọc sứ để phục hình răng một cách tốt nhất, đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai bền chắc dài lâu.
2. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay. Để thực hiện, bác sĩ mài chỉnh răng thật theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó gắn cố định răng sứ lên trên.
Không chỉ giúp khôi phục lại hình dáng của chiếc răng bị mẻ vỡ, mão răng sứ còn bảo vệ chúng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh chóng trong vòng 2 – 4 ngày.
- Hình dáng, màu sắc của răng sứ gần như không có sự khác biệt với các răng khác trên cung hàm.
- Thời gian duy trì của loại răng sứ toàn sứ rất lâu có thể lên đến 20 hoặc hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
- Đối với các răng bị mẻ, vỡ, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, việc mài răng bọc sứ gần như không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của chúng. Hơn nữa, còn giúp bảo vệ các răng này khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
3. Trồng răng Implant nếu răng mẻ ở mức độ nghiêm trọng
Khi răng bị mẻ vỡ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, ăn nhai đau nhức. Các biện pháp điều trị bảo tồn răng thật như bọc sứ, trám răng không hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ chiếc răng đó và trồng răng Implant để phục hình lại răng.
Đây là giải pháp khắc phục hình răng toàn diện cả thân và chân răng qua việc tiến hành ghép 1 trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm. Sau đó, phục hình răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Trụ implant có thể thay thế chân răng thật giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm không thể diễn ra, không biến dạng khuôn mặt. Phương pháp này có tuổi thọ rất cao và có thể trọn đời nếu được chăm sóc tốt.
VI. Điều trị mẻ răng có lâu không?
Thời gian điều trị mẻ răng ở mỗi người nhanh hay chậm sẽ tùy vào từng tình trạng răng mẻ nhỏ hay lớn và cách điều trị mà bệnh nhân chọn lựa.
- Trong trường hợp điều trị bằng phương pháp bọc sứ chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày, bệnh nhân đến nha khoa ít nhất 2 lần là hoàn tất. Đối với trường hợp răng mẻ lớn ảnh hưởng đến tủy, lúc này cần chữa tủy trước mới bọc sứ nên thời gian có thể lâu hơn.
- Nếu điều trị bằng cách mài răng hoặc trám răng thì chỉ mất khoảng 15 – 20 phút là hoàn thành.
- Đối với những trường hợp phải nhổ răng để cấy ghép răng Implant thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Do phải đợi trụ Implant tích hợp tốt với xương hàm nên sẽ mất khoảng 1 – 3 tháng (với bệnh nhân không bị tiêu xương hàm), mất khoảng 4 – 6 tháng (với bệnh nhân tiêu xương hàm nhiều cần phải thực hiện cấy ghép xương).
VII. Cách chăm sóc và phòng ngừa răng bị mẻ
Để chăm sóc và phòng ngừa răng bị mẻ bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:
- Đánh răng đúng kỹ thuật: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với các thao tác đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia nha khoa.
- Dùng chỉ nha khoa: Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.
- Hạn chế ăn thực phẩm ngọt: Bạn nên cắt giảm tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, chocolate, nước ngọt có gas… trong các bữa ăn hằng ngày. Đánh răng ngay sau khi ăn.
- Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao: Bạn nên giữ những thực phẩm có tính axit cao như nước ngọt có gas, chanh, quất… trong nhóm hạn chế. Sau khi dùng những thực phẩm này, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên răng.
- Ăn nhiều rau xanh: Trong rau xanh có nhiều chất xơ, rất tốt trong việc làm sạch răng miệng.
- Uống đủ nước: Uống nước không chỉ giúp bạn rửa trôi các mảng bám và mảnh vụn thực phẩm còn sót lại sau khi ăn mà còn hỗ trợ cho hoạt động của tuyến nước bọt.
- Không dùng răng cắn vật cứng: Tuyệt đối không được dùng răng như một công cụ để làm các việc khác ngoài ăn nhai. Theo đó cần loại bỏ ngay nếu có thói quen: mở nắp chai, bao bì bằng răng, dùng răng giật mác quần áo nếu không muốn làm răng bị tổn thương nghiêm trọng.
- Đeo dụng cụ bảo vệ răng: Khi chơi thể thao nên đeo máng bảo vệ hàm và đeo máng chống nghiến khi ngủ nếu mắc bệnh nghiến răng.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu được các nguyên nhân gây mẻ răng, mẻ răng có sao không và có cách khắc phục cũng như phòng ngừa tình trạng này như thế nào tốt nhất.
Mọi vấn đề bạn còn băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được các chuyên gia giải đáp nhanh chóng. Hoặc bạn cũng có thể tìm đến trực tiếp các chi nhánh Nha Khoa Đông Nam gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí!
Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Bị bể răng số 6 trám lại hay bọc sứ?
- Răng cửa có vết nứt có sao không?
Xem thêm trồng răng implant:
- Trồng răng implant
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Bị mất 3 răng cửa liền kề trồng bằng phương pháp nào?
- Chi phí trồng răng sứ vĩnh viễn giá bao nhiêu?
- Trồng răng sứ giá rẻ nhất là bao nhiêu?
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?