Sâu răng là những tổn thương ở phần mô cứng của răng. Do quá trình hoạt động cũng như thời gian phát triển của vi khuẩn mà gây ra nhiều mức độ sâu răng khác nhau. Việc nhận biết được các mức độ sâu răng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị triệt để bệnh lý.
I. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng cực kỳ phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Đây là tình trạng mà phần mô cứng của răng bị tổn thương và hình thành lỗ trên bề mặt răng.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng là do quá trình hình thành, tích tụ mảng bám lâu ngày. Vi khuẩn mảng bám tiến hành chuyển hóa đường có trong thức ăn hằng ngày thành axit ăn mòn, phá hủy mô răng, hình thành những lỗ sâu nhỏ.
Nếu không được can thiệp điều trị sớm, sâu răng sẽ tiến triển nặng hơn gây viêm tủy, chết tủy, áp xe răng, mất răng, thậm chí là nhiễm trùng máu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hầu hết mọi người đều có khả năng mắc bệnh sâu răng và dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
– Chải răng không đúng cách, lười chải răng khiến vụn thức ăn thừa không được loại bỏ, mảng bám hình thành tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công vào răng.
– Thường xuyên ăn vặt, nhất là thực phẩm và đồ uống nhiều đường tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn chuyển hóa thành axit ăn mòn men răng.
– Ngoài ra, bệnh sâu răng còn phụ thuộc vào vị trí và kết cấu của răng. Nếu hàm răng không có khiếm khuyết, mọc đúng vị trí, men răng khỏe và mức khoáng hóa răng cao sẽ giúp chống lại các tác nhân gây bệnh sâu răng. Ngược lại, khi không có những yếu tố này, nguy cơ mắc bệnh sâu răng rất cao.
– Bên cạnh đó, vấn đề tuổi tác, chứng khô miệng, ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng.
II. Các mức độ sâu răng
Về cơ bản, diễn biến sâu răng được chia thành 3 mức độ. Mỗi mức độ sẽ có những biểu hiện, triệu chứng cụ thể.
1. Sâu răng độ 1
Còn gọi là thời điểm chớm sâu răng. Lúc này, bề mặt răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti màu trắng đục. Và ở giai đoạn chớm sâu, răng vẫn chưa xuất hiện những cơn đau nhức ngay cả khi ăn thực phẩm cay nóng.
Giai đoạn đầu, tình trạng sâu răng không có những biểu hiện cụ thể nên người bệnh rất khó phát hiện, chỉ khi bệnh tiến triển nặng hơn, xuất hiện những cơn đau khó chịu mới tiến hành thăm khám và điều trị.
2. Sâu răng độ 2
Giai đoạn răng chớm sâu nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy lớp men răng và tấn công vào ngà răng.
Lúc này lỗ sâu đã lớn hơn, khi ăn dễ gặp tình trạng dính giắt thức ăn. Thời điểm này, người bệnh bắt đầu cảm nhận được những cơn đau nhức, ê buốt. Và cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn thực phẩm nóng lạnh.
3. Sâu răng độ 3
Là giai đoạn mà vi khuẩn sâu răng tấn công vào tủy răng. Đây được xem là mức độ nghiêm trọng nhất. Tủy răng là một tổ chức phức tạp chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu, được bao bọc bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng có khả năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài vào thân răng.
Do đó mà khi sâu răng tấn công vào tủy, bạn sẽ có cảm giác đau nhức. Những cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên hơn và trở nên dữ dội lúc về đêm.
Sâu tủy răng nếu chậm trễ không điều trị sẽ gây nhiễm trùng xương hàm, tạo mủ áp xe chân răng, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.
III. Cách điều trị bệnh sâu răng theo từng mức độ
Tùy vào mức độ tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả tối ưu nhất cho người bệnh.
1. Tái khoáng cho răng
Trường hợp sâu răng mức độ nhẹ, giai đoạn mới chớm sâu, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tái khoáng cho răng bằng cách bổ sung fluor có nồng độ cao. Phương pháp này chỉ mất khoảng 10 – 15 phút, không gây đau nhức và tương đối an toàn.
Bên cạnh tái khoáng tại nha khoa, bạn cũng có thể thực hiện tái khoáng tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung những thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, cá biển, tôm, cua, các loại đậu, rau xanh đậm màu,…
Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những sản phẩm kem đánh răng có chứa khoáng chất như kali, kẽm,… giúp răng được chắc khỏe và ngăn ngừa ê buốt.
2. Hàn trám răng
Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp sâu răng đã phá hủy men răng và làm tổn thương đến ngà răng. Bác sĩ sẽ xử lý phần mô răng đã hư tổn, sau đó trám bít bằng vật liệu amalgam, composite hoặc kim loại quý.
Trong đó, vật liệu composite phổ biến hơn cả nhờ màu sắc gần giống với màu răng tự nhiên, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
3. Bọc răng sứ
Khi chiếc răng đã bị tổn thương đến tủy nhưng chân răng còn chắc khỏe, bác sĩ tiến hành chữa tủy, loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị viêm nhiễm, sau đó tạo hình lại thân răng bằng phương pháp bọc sứ.
Để thực hiện kỹ thuật này, chiếc răng cần điều trị sẽ được mài chỉnh cho phù hợp rồi bọc mão sứ lên trên. Mão sứ có hình dáng và màu sắc giống với răng thật nên mang lại thẩm mỹ cao. Hơn hết, phương pháp này còn giúp người bệnh phục hồi chức năng ăn nhai và duy trì tuổi thọ của răng được lâu hơn trên cung hàm.
4. Nhổ răng
Nếu chiếc răng bị tổn thương nghiêm trọng, mô răng bị phá hủy nặng nề và chân răng yếu, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ chiếc răng này nhằm loại bỏ cơn đau nhức, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các răng bên cạnh.
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên trồng lại răng giả càng sớm càng tốt để đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai. Trong các phương pháp trồng răng giả hiện nay thì cấy ghép Implant được bác sĩ khuyến khích thực hiện nhờ cho khả năng ăn nhai không khác gì răng thật, thẩm mỹ hoàn hảo, tuổi thọ lâu dài và ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng gây ra.
IV. Biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và vệ sinh răng miệng đúng cách.
1. Chải răng sạch sẽ, đúng cách
Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Nên lựa chọn bàn chải lông mềm, chải theo chiều lên xuống của răng hoặc xoay tròn, không chải theo chiều ngang làm tụt lợi, mòn cổ chân răng.
Bên cạnh việc chải răng, bạn cũng cần kết hợp thêm các dụng cụ làm sạch chuyên dụng như chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
Sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng là cách để loại bỏ vi khuẩn, giữ hàm răng sạch sẽ và hơi thở thơm mát.
2. Ăn uống lành mạnh
Hạn chế ăn tinh bột. Thay vào đó, cần tăng khẩu phần rau xanh trong thực đơn hằng ngày, nhất là những loại rau củ quả giòn. Điều này giúp làm sạch mảng bám tự nhiên trên răng rất hiệu quả.
Đồ ăn vặt cũng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng nên cần được hạn chế tiêu thụ. Hoặc mỗi lần ăn xong bạn nên súc miệng lại với nước.
3. Khám răng định kỳ
Thông thường, giai đoạn mới chớm sâu là thời điểm vàng để điều trị, chúng giúp bảo tồn mô răng được tốt nhất. Tuy nhiên, giai đoạn này lại không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện.
Chỉ khi thăm khám tại nha khoa bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại mới nhận thấy vết sâu. Đây là lý do tại sao bạn cần phải khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
Bên cạnh đó, cao răng cũng cần được loại bỏ định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Khi môi trường sống không còn, vi khuẩn sẽ không thể tồn tại và phát triển, từ đó ngăn ngừa được tình trạng sâu răng.
Việc nhận biết được biểu hiện, triệu chứng của các mức độ sâu răng sẽ có biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Chi phí trồng răng sứ vĩnh viễn giá bao nhiêu?
- Phương pháp bấm huyệt chữa đau răn theo Đông Y
- Tư vấn cách làm răng thỏ bằng nhiều phương pháp
Xem thêm nhổ răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu tiền?
- Bảng giá nhổ răng không đau tại Nha Khoa Đông Nam
- Nhổ răng bao lâu thì trồng răng giả là hợp lý nhất
- Sâu răng ăn vào tủy có nguy hiểm không?
- Nhổ răng khôn xong bị hôi miệng
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trấm răng?
- Phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo đông y
- Đau răng có nên uống rượu để giảm đau không?
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?