Nên đánh răng khi nào là tốt nhất? Đánh răng trong bao lâu?

Một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh luôn bắt đầu bằng việc chải răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hằng ngày. Vậy nên đánh răng khi nào là tốt và mỗi lần chải trong bao lâu? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Nên đánh răng khi nào là tốt nhất? Đánh răng trong bao lâu?
Nên đánh răng khi nào là tốt nhất? Đánh răng trong bao lâu?

I. Nên đánh răng khi nào là tốt nhất?

Theo nghiên cứu, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy được xem là 2 thời điểm chăm sóc răng miệng quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn sở hữu hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho.

1. Đánh răng buổi sáng sau khi ngủ dậy

Giấc ngủ dài vào buổi tối khiến quá trình sản xuất nước bọt bị chậm lại làm vi khuẩn trong khoang miệng tăng đột ngột về số lượng. Đây là lý do vì sao buổi sáng sau khi thức dậy, hơi thở thường có mùi khó chịu. Không chỉ khiến hơi thở nặng mùi mà những vi khuẩn này còn có khả năng làm tổn thương đến men răng và nướu.

Do đó, việc đánh răng buổi sáng sau khi thức dậy là việc làm cần thiết nhằm loại bỏ vi khuẩn. Hơn hết, việc chải răng còn giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả. Nhờ đó mà ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng một cách tự nhiên.

2. Đánh răng trước khi đi ngủ

Đây được đánh giá là lần chải răng quan trọng thứ 2 trong ngày mà bạn không nên bỏ qua. Như đã phân tích ở trên, thời điểm đi ngủ, lưu lượng và tốc độ tiết nước bọt sẽ giảm. Nếu không chải răng, mảng bám và thức ăn còn tồn động, tích tụ trên răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng và các bệnh về nướu răng.

Buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ là thời điểm chải răng phù hợp
Buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ là thời điểm chải răng phù hợp

II. Một ngày đánh răng mấy lần?

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), mọi người nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn thức ăn nhiều đường, tinh bột, có độ bám dính cao, bạn có thể tăng cường thêm 1 lần chải răng khác vào trong ngày.

Lưu ý, việc chải răng cần thực hiện sau bữa ăn khoảng 30 phút. Đây là thời gian lý tưởng mà tuyến nước bọt đã trung hòa axit, cân bằng độ kiềm hợp lý trong khoang miệng.

Tuyệt đối không đánh răng ngay sau khi ăn vì những thực phẩm chứa nhiều axit có khả năng làm mềm men răng tạm thời. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn có thể sẽ làm hỏng men răng.

III. Nên đánh răng trong vòng bao lâu?

Đánh răng quá nhanh sẽ không thể loại bỏ được hết mảng bám tồn đọng trên răng và viền nướu. Ngược lại, nếu đánh răng quá lâu thì men răng bị bào mòn, ảnh hưởng đến mô mềm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Vậy đánh răng trong bao lâu là đủ?

Trên thực tế, nên đánh răng trong vòng bao lâu còn phụ thuộc vào độ tuổi. Thời gian chải răng ở người lớn sẽ khác so với trẻ em.

  • Đối với người lớn: mỗi lần chải răng chỉ nên kéo dài trong khoảng 2 – 3 phút. Thời gian này vừa đủ để làm sạch mảng bám mà không làm tổn thương đến men răng.
  • Đối với trẻ nhỏ: Thao tác của trẻ thường chậm hơn so với người lớn nên thời gian cho mỗi lần chải răng có thể rơi vào 3 – 4 phút.
  • Trẻ đang học chải răng: Vì còn đang trong thời điểm làm quen với việc chải răng nên thao tác của con sẽ vụng về, nhiều trường hợp còn cần sự hỗ trợ từ bố mẹ nên thời gian có thể kéo dài khoảng 5 phút hoặc lâu hơn 1 chút.
Thời gian chải răng sẽ có sự khác nhau ở người lớn và trẻ em
Thời gian chải răng sẽ có sự khác nhau ở người lớn và trẻ em

Lưu ý, bên cạnh tần suất, thời gian thì thao tác chải răng cũng quyết định đến việc bạn chải răng có sạch hay không. Dưới đây là các bước chải răng đúng cách mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Súc miệng bằng nước lọc khoảng 30 giây để loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại. Sau đó rửa sạch bàn chải dưới vòi nước và lấy 1 lượng kem đánh răng vừa đủ.
  • Bước 2: Đặt bàn chải nghiêng khoảng 45 độ so với phần viền nướu, đầu lông bàn chải tiếp xúc với cả răng và nướu. Chia răng thành từng cụm, chải nhẹ nhàng, lần lượt từ mặt ngoài đến mặt trong và mặt nhai của răng hàm trên và hàm dưới. Có thể chải cụm răng hàm trước rồi đến răng cửa hoặc ngược lại.
  • Bước 3: Sau khi chải sạch răng, đừng quên chải lưỡi từ trong ra ngoài. Vì đây cũng là nơi mảng bám thường xuyên tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Bước 4: Làm sạch khoang miệng bằng nước. Tiếp theo rửa sạch bàn chải và đặt ở nơi khô ráo, tránh để bàn chải ở trạng thái ẩm ướt.
Các bước chải răng đúng cách khoa học
Các bước chải răng đúng cách khoa học

IV. Điều gì xảy ra nếu không đánh răng?

Nếu thường xuyên bỏ qua việc đánh răng vào buổi tối hoặc buổi sáng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và nhiều biến chứng khác đối với sức khỏe toàn thân.

Theo đó, vấn đề phổ biến nhất khi không chải răng đó là sự tích tụ của mảng bám, cao răng. Lúc này, vi khuẩn mảng bám sẽ chuyển hóa đường (có trong thức ăn hằng ngày) thành axit phá hủy men răng và gây ra những lỗ sâu trên bề mặt răng.

Mặt khác, theo thời gian cao răng sẽ có sự tăng lên về diện tích đẩy nướu tụt xuống dưới dẫn đến tình trạng viêm nướu. Khi viêm nướu nặng hơn sẽ tiến triển thành viêm nha chu.

Vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu
Vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu

Lúc này, xương ổ răng có dấu hiệu tiêu đi và các mô nâng đỡ răng cũng bị tổn thương khiến răng lung lay, dễ gãy rụng.

Vệ sinh răng miệng kém còn làm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác đối với sức khỏe của bạn. Cụ thể:

  • Vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu gây xơ vữa động mạch, tắc nghẽn lưu lượng máu và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
  • Với phụ nữ mang thai, bệnh nướu răng còn làm tăng nguy cơ sinh non, con sinh thiếu tháng nhẹ cân và có khả năng di truyền các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Có thể thấy, việc vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng để đảm bảo một sức khỏe tốt. Do đó, cần chú ý hơn đến việc chăm sóc răng hằng ngày.

Bên cạnh chải răng, bạn cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để răng miệng được làm sạch tốt nhất, loại bỏ vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm tho.

Hạn chế những món ăn chứa nhiều đường, tinh bột, nước ngọt có ga. Thay vào đó bạn nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ và khoáng chất có trong rau củ, trái cây tươi, sữa, trứng, hải sản,…

Ngoài ra, việc cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ cũng cần được chú trọng nhằm kiểm soát tốt hơn các vấn đề về răng miệng.

Nên đánh răng khi nào và đánh trong bao lâu đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *