Câu hỏi: “Chào bác sĩ, tôi năm nay 58 tuổi, răng yếu, không còn ăn nhai được nên tôi đã nhổ hết cả hàm răng được 3 hôm. Bác sĩ cho tôi hỏi nhổ răng bao lâu thì làm răng tháo lắp được để tôi chuẩn bị? Xin chân thành cảm ơn” – Văn Huy (quận 10, TPHCM).
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào chú Huy, rất cảm ơn vì chú đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nha khoa Đông Nam. Với thắc mắc của chú về thời gian làm răng tháo lắp sau khi nhổ răng, nha khoa xin được giải đáp như sau:
Hàm giả tháo lắp là giải pháp phục hình răng mất truyền thống, thường được chỉ định cho người cao tuổi trong trường hợp mất một răng, hai răng đến mất răng toàn hàm.
Về cấu tạo, hàm giả tháo lắp bao gồm các răng nhựa được ép trên nền hàm nướu giả. Chú dùng để gắn trực tiếp lên nướu răng, lắp đầy khoảng trống răng bị khuyết.
Hàm giả tháo lắp
Cũng chính cấu trúc và kĩ thuật thực hiện đơn giản nên khoảng 2-3 tuần sau khi nhổ răng, khi vết nhổ đã lành, mô nướu và xương ổ răng đã ổn định thì chú có thể làm hàm tháo lắp được.
Quy trình thực hiện như sau:
– Bước 1: Khám và tư vấn
Bác sĩ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, chụp phim kiểm tra trong trường hợp cần thiết. Nếu có dấu hiệu của bệnh lý răng miệng tại chỗ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm trước khi làm hàm giả tháo lắp.
Bác sĩ chụp phim kiểm tra cho bệnh nhân
Lúc này bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho chú loại hàm tháo lắp phù hợp, thời gian hoàn tất và mức chi phí cụ thể.
– Bước 2: Lấy dấu hàm
Bác sĩ lấy dấu hàm bằng mẫu thạch cao, đo lường khoảng cách giữa các răng, lựa chọn màu răng phù hợp với mong muốn của bệnh nhân. Sau đó, gửi thông tin về cho kỹ thuật viên Labo để chế tạo hàm giả tháo lắp.
Sau từ 1 – 2 ngày, bệnh nhân sẽ quay lại Nha khoa để ướm thử và lắp hàm giả.
– Bước 3: Vệ sinh khoang miệng và lắp hàm giả
Trước khi tiến hành lắp hàm giả tháo lắp lên cung hàm, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để tránh viêm nhiễm. Sau đó kiểm tra độ trùng khớp. Nếu hàm giả không có vấn đề và bệnh nhân hoàn toàn hài lòng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh hàm tháo lắp tại nhà. Quy trình làm hàm giả tháo lắp hoàn tất.
Kết quả phục hình răng tháo lắp tại Nha khoa Đông Nam
Phương pháp này có chi phí không cao, thời gian thực hiện nhanh chóng, mang lại hiệu quả tích cực trong việc phục hình lại thân răng. Tuy nhiên, vì không được gắn cố định nên lực nhai rất hạn chế, chỉ đạt mức khoảng từ 30-40% răng thật. Cảm giác vướng víu khi ăn nhai, khó có thể cảm nhận được ăn nhai ngon miệng.
Hơn nữa, làm răng tháo lắp không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Sau một thời gian nướu teo lại, hàm giả không trùng khớp với răng thật sẽ phải thay mới.
Tiêu xương hàm do đeo hàm tháo lắp khi mất răng
Chính vì vậy, nếu điều kiện kinh tế cho phép, chú nên cân nhắc việc cấy ghép Implant cho trường hợp mất răng toàn hàm của mình.
Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng cố định, khôi phục được răng đã mất với cấu tạo đầy đủ chân răng và thân răng, thực hiện chức năng ăn nhai như răng thật. Tính thẩm mỹ tự nhiên.
Kĩ thuật cấy ghép Implant toàn hàm
Rất nhiều khách hàng tại Nha khoa Đông Nam đã quyết định thực hiện cấy ghép Implant nguyên hàm thay thế cho hàm giả tháo lắp để ăn nhai thoải mái và thuận tiện hơn trong việc vệ sinh răng miệng.
Bệnh nhân cấy ghép Implant hai hàm tại Nha khoa Đông Nam
Chú Minh Thái (60 tuổi, quận 7) đã từng thay 3 hàm giả tháo lắp, cuối cùng vẫn quyết định trồng răng Implant: “Đeo hàm tháo lắp cảm giác cứ bị cộm cấn, vướng víu. Mà mỗi lần hàm bị lỏng là không thể ăn uống được gì nên chú thay cái mới, trong 5 năm chú đã thay 3 bộ hàm giả. Chú vẫn thấy bất tiện quá nên quyết định cấy lại nguyên hàm Implant. Bây giờ thì đánh răng thoải mái như răng thật, ăn nhai ngon lắm. Không còn khó chịu nữa.”
Hi vọng qua những thông tin nha khoa vừa chia sẻ, chú Huy sẽ lựa chọn được phương án trồng răng tối ưu nhất cho mình.
Nếu cần được tư vấn thêm, chú có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.
➣ Xem thêm: Các trường hợp nên cấy ghép Implant nha khoa
Xem thêm:
Thẻ:Hỏi Đáp, Răng Tháo Lắp, Trồng Răng