Răng Bị Lung Lay Là Do Đâu? Điều Trị Như Thế Nào?

Răng lung lay là hiện tượng cho thấy tình trạng răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến mất răng và nhiều biến chứng khác. Vậy răng lung lay nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Răng lung lay phải làm sao?
Răng lung lay phải làm sao?

I. Răng lung lay có đáng lo ngại không?

Những trường hợp trẻ có răng sữa bị lung lay sẽ không phải là mối lo ngại quá lớn. Bởi điều này là dấu hiệu cho thấy trẻ đang trong quá trình thay răng.

Tuy nhiên, ở người trưởng thành có răng vĩnh viễn bị lung lay sẽ vô cùng nguy hiểm và không thể chủ quan xem nhẹ được.

Một chiếc răng vĩnh viễn khi bị lung lay lâu ngày sẽ khiến cho phần xương và dây chằng nâng đỡ răng cố định chắc chắn dần tiêu đi. Từ đó răng có các dấu hiệu bị bong tách ra khỏi xương và nướu.

Tình trạng lung lay của răng sẽ ngày càng tiến triển nghiêm trọng khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, ăn nhai giảm sút đáng kể, ảnh hưởng nhiều đến việc hấp thụ dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Thậm chí, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể làm răng bị gãy rụng và dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hại phát sinh sau đó.

Răng vĩnh viễn bị lung lay vô cùng nguy hiểm
Răng vĩnh viễn bị lung lay vô cùng nguy hiểm

II. Nguyên nhân khiến răng lung lay

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng lung lay có rất nhiều. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng lung lay:

1. Bệnh viêm nha chu

Theo một thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 50% dân số từ 30 tuổi trở lên mắc bệnh về nướu răng, mà cụ thể là viêm nha chu.

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng viêm nha chu là do cao răng tích tụ lâu ngày không được làm sạch khiến nướu tụt xuống, vi khuẩn tấn công làm mô nha chu bị tổn thương, cấu trúc răng trở nên lỏng lẻo, lung lay và dễ gãy rụng.

Thường xuyên sử dụng những thực phẩm nhiều đường và axit nhưng quá trình vệ sinh răng miệng lại kém là lý do hình thành cao răng.

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân gây mất răng
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân gây mất răng

2. Tiêu xương

Trường hợp mất răng sớm nhưng bệnh nhân không thực hiện trồng lại răng giả. Sau một thời gian dài, xương hàm bị tiêu biến tại vị trí mất răng, nướu tụt xuống, chân răng kế cận lộ ra ngoài và gây lung lay.

3. Yếu tố bên ngoài tác động mạnh

Dùng răng cắn vật cứng hoặc va đập khi tai nạn khiến các tổ chức quanh răng bị tổn thương. Điển hình là phần xi măng và dây chằng, hai bộ phận làm nhiệm vụ cố định chân răng với nướu. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng răng bị lung lay.

Thường xuyên cắn nhai vật cứng cũng làm răng lung lay
Thường xuyên cắn nhai vật cứng cũng làm răng lung lay

4. Loãng xương

Người mắc bệnh loãng xương thường răng sẽ không chắc khỏe, có biểu hiện giòn xốp, dễ lung lay và gãy ngay khi gặp những va chạm nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

5. Đang mang thai

Khi mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone tăng cao ảnh hưởng đến mô nha chu và xương bao quanh nâng đỡ răng khiến cho răng lung lay nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi sinh con.

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng khiến răng bị lung lay
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng khiến răng bị lung lay

6. Do tuổi tác

Tuổi cao khiến các cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu lõa hóa và gặp nhiều vấn đề, kể cả xương ổ răng và xương hàm, điều này khiến dây chằng nha chu không thể làm tốt vai trò giữ răng của mình. Đó là lý do người cao tuổi thường gặp tình trạng răng lung lay, gãy rụng.

III. Điều trị răng lung lay ở người trưởng thành

Cách điều trị răng bị lung lay như thế nào thì phải tùy thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh mới có cách chữa trị chính xác và triệt để nhất.

Cạo vôi răng: Trường hợp răng bị lung lay do bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng để loại bỏ nguy cơ gây ra viêm nướu.

Cạo vôi răng để loại bỏ nguy cơ viêm nướu
Cạo vôi răng để loại bỏ nguy cơ viêm nướu

Cấy ghép xương: Viêm nha chu, viêm chóp răng nếu để lâu không điều trị sẽ gây ra hiện tượng tụt nướu, tức lúc này phần xương ổ răng có thể đang dần bị tiêu biến.

Nếu tiêu xương nặng thì phải thực hiện ghép xương sau khi điều trị tình trạng viêm nhiễm. Hoặc có trường hợp sẽ cần phải ghép vạt nướu để đảm bảo sự vững chắc cho răng.

Trồng Implant: Trường hợp khi răng bị gãy rụng, bạn nên sớm tiến hành phục hình răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant. Vì trong tất cả các phương pháp phục hình răng thẩm mỹ răng hiện nay thì chỉ có trồng Implant mới khôi phục đầy đủ thân và chân răng.

Đồng thời ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm có thể xảy ra. Từ đó không làm lộ chân răng và khiến các răng kế cận bị lung lay.

Cấy ghép Implant giúp ngăn tiêu xương hàm làm các răng kế cận lung lay
Cấy ghép Implant giúp ngăn tiêu xương hàm làm các răng kế cận lung lay

Dùng nẹp cố định: Đối với những trường hợp răng bị lung lay cho tai nạn, va chạm từ yếu tố ngoại lực thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp. Nếu nhẹ có thể dùng nẹp để cố định các răng lung lay. Sau một thời gian răng sẽ xu hướng liền lại.

IV. Cách ngăn ngừa răng lung lay nhờ chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị tại nha khoa, bạn cũng nên thay đổi thực đơn ăn uống hằng ngày. Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như:

Các loại hoa quả giàu vitamin C: Đây là thành phần quan trọng có tác dụng duy trì một nướu răng thật khỏe mạnh. Việc cơ thể thiếu vitamin C có thể gây ra nhiều bệnh lý như chảy máu chân răng, sưng nướu. Những loại hoa quả giàu vitamin C mà bạn có thể tham khảo như: chanh, bưởi, cam quýt,…

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C giúp răng nướu luôn khỏe mạnh
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C giúp răng nướu luôn khỏe mạnh

Bổ sung canxi: Canxi có tác dụng giúp răng được chắc khỏe, từ đó ngăn ngừa được tình trạng răng bị lung lay. Canxi có thể bổ sung qua các món ăn hàng ngày như thịt, cá, hải sản.

Hoặc sữa chua cũng là lựa chọn tốt. Vì các lợi khuẩn có trong sữa chua không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

Thảo dược giàu polyphenol: Hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể bổ sung qua trà đen.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường thêm những thực tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe răng miệng khác như nấm hương, các loại rau xanh giàu chất xơ, trứng, sữa,…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có chế độ vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Sử dụng nước súc miệng chứa Fluoride để răng được chắc khỏe.

Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng mỗi ngày 2-3 lần
Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng mỗi ngày 2-3 lần

Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.

Nếu bạn đang gặp tình trạng răng lung lay thì cách tốt nhất là đến trực tiếp tại nha khoa để được thăm khám. Tại Nha Khoa Đông Nam, người bệnh sẽ được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 để được giải thích chi tiết hơn.

Xem thêm lung lay răng:

Xem thêm kiến thức tổng hợp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *